Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội tuyển sinh thạc sĩ Phật học

Hình Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội tuyển sinh thạc sĩ Phật học
- Tác giả: admin

– Căn cứ công văn số 1340/TGCP – PG ngày 15/11/2017 của Ban Tôn giáo Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ về việc chấp thuận Giáo hội Phật giáo Việt Nam đào tạo Thạc sĩ Phật học và thí điểm Tiến sĩ Phật học;

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội tuyển sinh thạc sĩ Phật học image-1731945011228

– Căn cứ công văn số 556/TGCP – PG ngày 06/6/2018 của Ban Tôn giáo Chính phủ về việc chấp thuận quy chế đào tạo và tuyển sinh Thạc sĩ Phật học của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội;

– Căn cứ Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam sửa đổi lần thứ 7;

– Căn cứ Nội quy Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

– Căn cứ Nghị quyết phiên họp quý II năm 2018 của Học viện Phật giáo Việt Nam – tại Hà Nội;

– Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam – tại Hà Nội;

Học viện Phật giáo Việt Nam – tại Hà Nội thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ Thạc sĩ Phật học năm 2018 như sau:

I. THỜI GIAN ĐÀO TẠO

Thời gian đào tạo trình độ Thạc sĩ là từ 2 năm đến 3 năm.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ THI

1. Đối tượng dự thi:

– Đối tượng dự thi là công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ưu tiên Tăng, Ni, Phật tử.

– Học viên đã tốt nghiệp tại các học viện Phật giáo Việt Nam (Hà Nội, Huế, Tp Hồ Chí Minh, Cần Thơ) đương nhiên được dự thi.

2. Điều kiện dự thi: Thí sinh dự thi cần đáp ứng các điều kiện sau:

2.1 Về văn bằng:

– Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành Phật học (Học viện Phật giáo);

– Có bằng tốt nghiệp đại học đối với ngành gần với chuyên ngành Phật học (khối ngành khoa học xã hội và nhân văn) phải học bổ sung kiến thức và có Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức 16 tín chỉ do Học viện Phật giáo Việt Nam – tại Hà Nội quy định.

– Có bằng tốt nghiệp đại học ngành xa với chuyên ngành Phật học (khối ngành thuộc khoa học tự nhiên) phải học bổ sung kiến thức và có Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức 30 tín chỉ do Học viện Phật giáo Việt Nam – tại Hà Nội quy định.

2.2. Lý lịch bản thân rõ ràng, không vi phạm pháp luật, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận.

2.3. Có đủ sức khoẻ để học tập.

2.4. Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của Học viện.

III. CÁC MÔN DỰ THI

Thí sinh phải dự thi 03 môn (thi viết):

1. Môn ngoại ngữ: Tiếng Anh hoặc Tiếng Trung (trình độ B)

– Thời gian thi: 90 phút

– Thí sinh thuộc một trong các trường hợp sau được miễn thi môn ngoại ngữ:

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài;

b) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngoại ngữ;

c) Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ theo quy định của Nhà nước.

2. Môn Cơ bản:

– Phật học đại cương

– Thời gian thi: 180 phút

3. Môn Cơ sở:

– Lịch sử Phật giáo Việt Nam

– Thời gian thi: 180 phút

IV. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ THI

Hồ sơ tuyển sinh do Học viện Phật giáo Việt Nam – tại Hà Nội phát hành, bao gồm:

1. Phiếu đăng ký dự thi (theo mẫu của Học viện), trong đó cần ghi rõ đối tượng dự thi, nghề nghiệp và nơi làm việc (nếu có), cam kết thực hiện Quy chế sau khi trúng tuyển.

2. Bản sao có công chứng các văn bằng và chứng chỉ sau:

– Bằng tốt nghiệp đại học, bảng điểm đại học (nếu văn bằng không ghi loại tốt nghiệp).

– Công nhận hoàn thành việc bổ sung kiến thức (BSKT) do HVPGVN – tại HN quy định (nếu thuộc diện phải bổ sung kiến thức).

3. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Giáo hội Phật giáo cấp tỉnh/thành; chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú; hoặc cơ quan công tác.

4. Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ học tập do bệnh viện đa khoa tuyến huyện, thành phố trở lên cấp không quá sáu tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

5. Ba phong bì có dán tem và ghi địa chỉ người nhận.

6. Bốn ảnh màu mới chụp (cỡ 3×4) ghi rõ họ tên, pháp danh (nếu có) phía sau ảnh.

Tất cả các giấy tờ trên được đựng trong túi hồ sơ có đề rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ ở phía ngoài.

Lệ phí hồ sơ, bổ sung kiến thức và thi theo quy định của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.

V. HỌC PHÍ VÀ KINH PHÍ ĐÀO TẠO

Sau khi trúng tuyển, học viên thực hiện nghĩa vụ đóng học phí 15 triệu/người/năm.

Học viện có Kí túc xá nội trú riêng (miễn phí) và sẽ hỗ trợ một phần học phí cho học viên từ nguồn xã hội hóa.

VI. HỌC BỔ SUNG KIẾN THỨC, ÔN TẬP

  1. Bổ sung kiến thức:

– Thí sinh phải hoàn thiện chương trình bổ sung kiến thức trước khi dự thi theo quy định tại mục II.

– Thời gian học bổ sung kiến thức: từ ngày 01/8/2018 đến ngày 10/9/2018 đối với thí sinh thuộc diện bổ sung kiến thức. Lịch học cụ thể từng môn được thông báo tại Phòng Đào tạo Sau Đại học hoặc trên website: hvpgvn.edu.vn

– Học viên tốt nghiệp các Học viện Phật giáo thì không phải bổ sung kiến thức.

– Địa điểm: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.

  1. Ôn tập kiến thức:

– Thí sinh ôn tập ba môn dự thi.

– Thời gian ôn tập: từ ngày 01/8/2018 đến ngày 10/9/2018 (trong thời gian học bổ sung kiến thức đối với diện phải học bổ sung kiến thức).

– Địa điểm: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.

VII. THỜI GIAN NHẬN HỒ SƠ, THI TUYỂN VÀ NHẬP HỌC

1. Nhận hồ sơ:

– Từ ngày ra Thông báo tuyển sinh đến hết ngày 29/07/2018 (dành cho thí sinh thuộc diện cần bổ sung kiến thức).

– Từ ngày ra Thông báo tuyển sinh đến hết ngày 01/9/2018 (dành cho thí sinh không thuộc diện cần bổ sung kiến thức).

2. Thời gian thi: ngày 15 – 16/9/2018

3. Địa điểm thi: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội).

4. Nhập học: ngày 25/9/2018

5. Địa chỉ liên hệ và nộp hồ sơ: Văn phòng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội chỉ nhận hồ sơ đã đầy đủ theo các mục theo quy định. Hồ sơ đã nộp, Học viện không trả lại.

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội trân trọng thông báo để những người có đủ điều kiện dự thi biết, đăng ký và nộp hồ sơ đúng thời hạn.

Liên hệ:

– Phòng Đào tạo sau Đại học:

Cư sĩ Quảng Tuệ Lương Gia Tĩnh – Số điện thoại: 01662821235.

Đại đức Thích Vạn Lợi – Số điện thoại: 0982120025.

– Phòng Đào tạo Học viện:

Ni sư Thích Diệu Bản – Số điện thoại: 0961155072.

– Văn phòng Học viện (phát hành hồ sơ):

Sư cô Thích Tịnh Đức: 0963193663.

Email: [email protected]

Website: http://hvpgvn.edu.vn/

Fanpage Facebook: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội; Phật Sự Học Viện         

Nơi nhận:

– Hội đồng Điều hành (để biết).

– Các phòng ban (để thực hiện).

– Lưu VP

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả những bài học về

Đại lão Hòa thượng Giác Giới tán thán tinh thần tu học chư tôn đức Giáo đoàn VI

4g sáng nay, ngày 5/1/2025 nhằm 6/12/Giáp Thìn, chư tôn đức Tăng – Ni các miền tịnh xá trực thuộc Giáo đoàn VI, Hệ phái Khất sĩ vân tập về chánh điện chùa Phước Huệ, khu phố Long An, phường Long Phú, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang thiền tọa và sau đó thiền

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này ngày càng thu hút

Gập ghềnh con đường đến trường

Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức khỏe bà ngày càng

Sống tích cực là con đường tới thành công

Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác mệt mỏi về khó

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam bảo. Anh còn tham

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa Trên đường đi, hai

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều tò mò cho người