Tôi chỉ trình bày ở đây một số tranh đường Hàng Trống (thành phố Hà Nội) và làng Đông Hồ (cách Hà Nội khoảng 40 km phía Đông bắc). Nếu các tranh vẽ các vị thần linh hay các nhân vật đạo Lão có khá nhiều, các tranh nói về Phật giáo tương đối hiếm vì không được dùng để cúng bái.
Bồ Tát Quan Âm được hình dung dưới ba dạng:
– Quan Âm trong thế giới thờ chư thần Đồng cốt
– Quan Âm được thờ cúng trong núi động Hương Tích
– Quan Âm theo tích Quan Âm Thị Kính
A. Quan Âm trong thế giới thờ chư thần Đồng cốt
Chúng ta thấy ở đường Hàng Trống và lân cận nhiều tranh vẽ các vị thần trong thế giới thờ chư thần Đồng cốt, trong đó có hình ảnh Quan Âm. Dù các tín ngưỡng này không có liên quan đến Phật giáo, việc thờ các thánh mẫu rất phổ biến trong các chùa Việt Nam, bên cạnh bàn thở Phật, các Bồ Tát, hay Quan Âm. Đây là một điểm đặc trưng của Việt Nam, cũng đáng để chúng ta bàn luận về lý do và lịch sử trong buổi hội thảo này.
Tranh 1. Quan Âm và các vị thần linh Tam phủ
Quan Âm hiện ở trên cao nhất, bên cạnh có Kim Đồng và Ngọc Nữ. Vị thế của Quan Âm là cai quản thế giới Tam Phủ, vậy các vị thần này gần như được nhập vào Phật giáo Việt Nam. Hàng dưới có mặt ba vị Thiên Vương đại diện ba thế giới, và dưới nữa có ba vị Thánh Mẫu cho ba thế giới:
– mặc áo đỏ là Thánh Mẫu Liễu Hạnh, ngự trị trên trời
– mặc áo trắng là Thánh Mẫu Thoải, ngự trị trên biển, sông, hồ và suối
– mặc áo xanh là Thánh Mẫu Thượng Ngàn, ngự trị trên núi rừng và các dân tộc miền núi
Tranh 2. Quan Âm và các vị thần linh Tứ Phủ
Hình ảnh này giống bức tranh trên. Chỉ thêm Tứ Phủ. Các vị thần linh mặc áo vàng tượng trưng cho thế giới trái đất.
Thế gian người sống được tương trưng ở phần dưới bởi hai cô lái đò trên sông. Ở giữa hai cô lái đò có một con rồng ba đầu chín đuôi, thường được Hoàng Tử thứ ba ưa cưỡi lên núi và rừng
Tranh 3. Quan Âm có Kim Đồng và Ngọc Nữ bên cạnh
Cũng trong loại tranh này, Phật Bà ngồi một mình trên đóa hoa sen, hai bên có hai vị thần phụ tá.
B. Quan Âm (Bà Chúa Ba) trong núi động Hương Tích
Nhiều tranh Đông Hồ vẽ Bà Chúa ngồi trong chùa núi Hương (Hương Sơn), trong động Hương Tích. Các tranh đều vẽ theo cùng một kiểu: một ngôi chùa/bàn thờ ở giữa (với Bà Chúa), có hai con vật bên cạnh biểu tượng cho các cầu mong được viết lại trên hai câu đối. Đây là những lời cầu nguyện cho một người hay một gia đình mà người ta cầu mong nhận được sự phù hộ của Bà Chúa.
Tranh 4. Bà Chúa Ba trong chùa Hương TíchTranh vẽ trong chùa nữ Bồ Tát Bà Chúa Ba (Công chúa thứ ba), tức là Quan Âm Diệu Thiện. Bà có hào quang trên đầu, ngồi trên hoa sen, ăn mặc kiểu truyền thống Việt Nam.
Quang cảnh được mô tả trong hai câu đối: “hươu thời dâng hoa” và “hạc thời tiến quả”. Hạc và đào là biểu hiệu của sự trường thọ và sự bất tử. Hươu là biểu hiệu của sự tài lộc, hoa nếu là hoa mẫu đơn, là sự cầu mong về tiền tài và danh vọng.
Bà Chúa Ba đúng là một hình dạng của Quan Âm như tỏ rõ trong tranh sau.
Tranh 5 . Quan Âm trong động núi Hương Tích
Tranh 5 . Quan Âm trong động núi Hương TíchQuang cảnh giống như trên, và xẩy ra tại Hương Tích như được ghi trên chính điện chùa. Quan Âm được nhận diện ra vì bên cạnh có hai vị thần phụ tá.
Truyện Quan Âm – dưới dạng Bà Chúa Ba – được lấy ra từ cổ tích Trung Hoa về Miaochan (vn. Diệu Thiện, được xem như một dạng của Guanyin, Quan Âm). Truyện này được kể lại trong hai tranh sau.
Tranh 6. Diệu Thiện ở chùa Bạch TướcVua Trang Vương (Miaozhuan) có ba cô con gái. Hai cô đầu đều lấy chồng khá giả, riêng cô út Diệu Thiện rất mộ đạo, chỉ muốn đi tu và không chịu lập gia đình. Sau nhiều lần tìm cách khuyên bảo, nhà vua đành chịu cho nàng đi tu ở chùa Bạch Tước, nhưng ra lệnh cho các ni cô phải hành hạ công chúa để làm thay đổi ý định của nàng. Như vậy nàng phải một mình lo việc nội trợ và làm bếp mỗi ngày. Nhưng Diệu Thiện vẫn chịu đựng không than thở gì và tiếp tục tiến triển trên con đường tu tập.
Trên hình vẽ, Diệu Thiện đang đứng quét sân chùa. Bên cạnh nàng có một con cọp và một con rồng, ngoài vai trò bảo vệ và che chở, chúng còn giúp nàng trong công việc nội trợ. Trên hai câu đối, bên trái có “Hầm thời bổ quỉ” (Cọp đánh quỉ dữ), bên phải “Rồng thời phun nước”.
Tức giận quá, nhà Vua đành quyết định cho giết con mình. Thổ địa (Tudi) báo tin cho Ngọc Hoàng Thượng Đế, Ngọc Hoàng liền ra lệnh phải bảo vệ cơ thể Diệu Thiện cho vẹn toàn. Như vậy lưỡi đao của đao phủ bị gãy đôi, cũng như cây thương không phạm được vào thân nàng. Cuối cùng nhà Vua cho thắt cổ nàng bằng một giải lụa. Linh hồn công chúa chưa kịp lìa thể xác thì thổ địa (Tudi) biến thành một con cọp trắng và mang xác nàng chạy trốn vào rừng. Linh hồn của Diệu Thiện lìa khỏi xác và xuống Âm phủ. Mười vị Vua/ Quan tòa đích thân ra đón nàng và xin nàng tiếp tục cầu nguyện. Nhưng vừa mới bắt đầu cầu nguyện, thì những kẻ bị đày đọa bỗng cảm thấy vui sướng, và Âm phủ biến thành Thiên đàng. Kinh hãi, mười vị Vua ra lệnh đuổi linh hồn Diệu Thiện trở về trần thế, tìm lại cơ thể đã được thổ địa giữ nguyên không bị hủy hoại. Ít lâu sau khi tỉnh lại, nàng được dẫn đến một hòn đảo, để tiếp tục cầu nguyện cho sự giải thoát của chúng sinh: chùa Hương Sơn (Xiangshan). Bà sống ở đây chín năm, tiếp tục tu tập, chăm sóc những người bệnh và cứu sống những kẻ bị đắm tàu.
Như vậy, dạng này cũng có liên quan đến Quan Âm Nam Hải, được các ngư dân hay dân sinh sống ở ven biển tôn thờ, để xin che chở chống lại các nguy cơ do biển hay bão tố thiên tai.
Có lẽ vì tên chùa Xiangshan gần gũi với tên Hương Sơn, nên người Việt mới thờ tại động Hương Tích Quan Âm Diệu Thiện, hay Bà Chúa Ba.
Tranh 7. Vua khỏi bệnhTranh vẽ này không giống các tranh chúc mừng. Tranh này kể một truyện nổi tiếng về cuộc đời của Quan Âm Diệu Thiện.
Truyện xẩy ra sau khi Diệu Thiện đã về chùa Hương Tích. Nhà vua, do bị phạt vì phạm lỗi lầm lớn, nên mắc phải một bệnh nặng không cách nào cứu chữa. Ông đành hứa sẽ truyền ngôi cho người nào có thể chữa ông khỏi bệnh. Trong khi thiền định, Diệu Thiện thấy bố mình nằm trên giường trong hoàng cung, tay chân bị tê liệt. Vẫn ở trong hang động, Bà dùng sức mạnh của thiền định, tự biến mình thành một cụ già lương y tiến vào trong cung. Được dẫn tới trước mặt nhà vua, vị lão y khuyên nhà vua xin một người đã “giác ngộ” hiến cho một cánh tay và một con mắt, để pha thành một thuốc xoa (hay thuốc uống) thì sẽ có thể khỏi bệnh. Nhà vua gửi hai người sứ giả đến gặp Diệu Thiện ở nơi ẩn tu của Bà. Bà ra lệnh cho họ chặt một bàn tay (hay một cánh tay, tùy câu truyện kể) và móc ra mắt trái của mình. Sau một lúc lưỡng lự, họ đành tuân lệnh. Bàn tay và con mắt được đưa về cung và sử dụng bởi vị lão y để chữa cho nhà vua khỏi bệnh.
Trên tranh vẽ, Diệu Thiện xuất hiện trước cửa động có nhiều hoa (chúng ta đang ở núi Hương), Bà đứng trên tòa sen toả hào quang, như thường gặp trên các tượng thờ. Bên tay trái có ghi hai chữ “Tiên Nhân”. Hai sứ giả của nhà vua đang chuẩn bị cắt tay và lấy mắt của Bà. Họ cũng được chỉ định bằng hai tên: Triệu Chấn tay cầm dao, và vị quan Lưu Khâm chắp tay kính ngưỡng trước sự xuất hiện này. Dưới tranh còn ghi: “Mắt tay làm thuốc làm thang / Để về cứu bệnh vua Trang tức thì”.
C- Một đoạn trong truyện Quan Âm Thị Kính
Tranh 8. Thị Kính tại chùa Bạch TướcTranh vẽ kể một đoạn của Quan Âm Thị Kính, một truyện gồm 786 câu thơ lục bát, tác giả vẫn còn tranh cãi. Một vị Bồ Tát sắp đạt chánh quả, nên để thử thách ngài, đức Phật hiện ra dưới dạng một người phụ nữ trẻ đẹp và ngỏ ý muốn kết hôn. Ngài từ chối, và trước sự đeo đuổi của người này, ngài đành trả lời chỉ có thể kết hôn được trong một cuộc sống sau. Đức Phật cho ngài tái sinh lại mười đời sau dưới dạng một cô gái, Thị Kính. Khi đến tuổi dậy thì, nàng cưới Thiện Sĩ và hai vợ chồng sống rất hòa hợp với nhau. Nhưng một buổi tối khi Thiện Sĩ đang ngủ, thì Thị Kính để ý thấy một sợi râu mọc ngược trên cằm chồng. Đúng lúc khi nàng sắp dùng dao cắt sợi râu, thì Thiện Sĩ tỉnh dậy và nghi ngờ nàng định giết mình. Không tự minh oan được, Thị Kính bị đuổi về nhà cha mẹ. Trong cơn tuyệt vọng, nàng toan tự tử, nhưng vì nghĩ đến gia đình, nàng tìm một nơi để xa lìa thế gian.
Nàng giả dạng làm trai đến chùa Bạch Tước và được Hoà thượng ở đây nhận làm chú tiểu, lấy tên là Kính Tâm. Dưới dạng giả trai, nàng làm cho nhiều người con gái trong vùng say đắm. Con gái của một quan chức trong làng, Thị Mầu, tỏ ý yêu nàng xin cưới, và ít ra đòi đi lại với nàng.
Tranh vẽ hình Quan Âm Thị Kính ăn mặc đàn ông, đang quét sân chùa Bạch Tước và bị Thị Mầu theo đuổi ráo riết. Hai câu đối ghi, bên trái: “Hầm thời bổ củi” (cọp bổ củi), bên phải: “Rồng thì phun nước”. Rồng, ở đây vươn ra khỏi đám mây, là một con vật tốt lành mang lại mưa móc (phun nước). Và là sự cầu mong một mùa gặt tốt đẹp và thịnh vượng. Cọp che chở người dân chống lại các quỷ thần dữ và ác.
Dĩ nhiên Kính Tâm từ chối sự tỏ tình của Thị Mầu. Vì hờn dỗi, Thị Mầu trao mình cho một người đàn ông trong nhà và chửa hoang với hắn. Để trả thù, Thị Mầu cáo buộc Kính Tâm là cha của đứa con. Kính Tâm nhất quyết chối cãi mặc dầu bị tra tấn. Nhờ Hòa thượng chùa chịu đóng tiền phạt, nên nàng được thả ra, nhưng phải sống xa chùa. Nàng nhận nuôi đứa bé bị Thị Mầu bỏ rơi, không để ý gì đến những lời đàm tiếu. Khi đứa bé được sáu tuổi thì Kính Tâm qua đời. Khi làm vệ sinh cho tang lễ thì người ta mới khám phá Kính Tâm thật ra là một phụ nữ, và những cáo buộc của Thị Mầu hoàn toàn là vu khống. Trong buổi lễ tưởng nhớ đến người đã khuất, đức Phật hiện ra trước dân làng và cho biết rằng Thị Kính là Bồ Tát Quan Âm, đã trở về trời, và từ đây sẽ cầm trong tay đứa bé.
Như vậy dạng này là Quan Âm tống tử (che chở cho các đứa bé), được các phụ nữ cầu nguyện để cầu xin có con.
(Xin xem các tranh trong bài tiếng Pháp, trang 33-36)
Jean-Pierre Pascal
Nguyên Giám đốc Nghiên cứu CNRS, chuyên về cấu trúc và đa dạng sinh học rừng nhiệt đới, nguyên Tùy viên Khoa học Sứ quán Pháp tại Saigon, chuyên nghiên cứu về tranh dân gian.
Song ngữ Việt – Pháp
Dịch từ tiếng Pháp bởi Vũ Hồng Nam
Les représentations de
Quan Âm dans les images populaires du Vietnam
Jean-Pierre Pascal
Nous ne considérerons ici que les images populaires produites autour de la rue Hàng Trống, à Hanoi, et dans le village de Đông Hồ (situé à une quarantaine de km au nord-est de Hanoi).
Si les estampes représentant des génies ou des divinités taoïstes sont assez nombreuses, celles se référant au bouddhisme sont plutôt rares, car il ne s’agit pas, pour l’essentiel, d’images de culte.
Elles concernent trois aspects de la Déesse :
– Quan Âm associée au panthéon du culte des Médiums ;
– Quan Âm telle qu’elle est vénérée dans la grotte de la montagne des Vestiges Parfumés (Hương tích) ;
– Quan Âm, en tant qu’héroïne du roman Quan Âm Thị Kính.
A – Quan Âm associée au panthéon du culte des Médiums
On trouve à Hàng Trống et dans les rues avoisinantes de nombreuses estampes reproduisant les divinités du panthéon du culte des Médiums auxquelles Quan Âm est associée. Bien que ces croyances ne soient pas, à l’origine, liées au bouddhisme, le culte des Saintes-Mères (Thánh Mẫu) est commun dans de nombreuses pagodes à côté de celui de Bouddha, des boddhisattva et de Quan Âm. Il s’agit là d’une spécificité vietnamienne dont les causes et l’historique mériteraient d’être discutés dans ce colloque.
Image 1. Quan Âm et les divinités principales des Trois Palais (Tam Phủ )
Quan Âm apparaît au sommet, entourée de l’Enfant d’Or (Kim Đồng) et de la Fille de Jade (Ngọc Nữ). Sa position indique clairement qu’elle préside aux Trois Palais et donc, en quelque sorte, que ceux-ci sont intégrés dans le bouddhisme vietnamien. En dessous figurent les 3 Grands Mandarins des 3 Régions, puis les 3 Saintes-Mères (Thánh Mẫu) de ces régions :
– en rouge, la Sainte-Mère Céleste, Thánh Mẫu Liễu Hạnh,
– en blanc, la Sainte-Mère des Eaux, Thánh Mẫu Thoải, qui règne sur les mers, les fleuves, les rivières, les lacs et les sources,
– en vert, la Sainte-Mère des Hautes Régions, Thánh Mẫu Thượng Ngàn, qui règne sur les régions boisées et des peuples des Montagnes.
Image 2. Quan Âm et les divinités principales des Quatre Palais (Tứ Phủ )
L’image est semblable. Le quatrième Palais a été ajouté. Les divinités, en jaune, correspondent au Monde terrestre.
Le monde des vivants est représenté au registre inférieur par deux batelières, symbolisant l’eau. Entre elles, on trouve le dragon à 3 têtes et 9 queues sur lequel le Troisième Prince Impérial aimait se rendre dans les montagnes et les forêts
Image 3. Quan Âm entourée de l’Enfant d’Or (Kim Đồng) et de la Fille de Jade (Ngọc Nữ)
Dans cette image, qui appartient à la même série, la Déesse est représentée seule, assise sur un lotus, entourée par ses deux assistants.
B – Quan Âm (Bà Chúa Ba) dans la grotte des Vestiges Parfumés (Hương tích)
Plusieurs estampes de Đông Hồ représentent la Déesse assise dans une pagode située aux Montagnes des Parfums (Hương Sơn), dans la grotte des Vestiges Parfumés (Hương tích). Elles sont toutes construites sur le même modèle : une pagode/autel au centre (avec la divinité) et un animal de chaque côté symbolisant des souhaits qui sont repris dans deux sentences parallèles. Elles correspondent à des vœux qu’on adresse à une personne ou une famille à qui on souhaite également la protection de la Déesse.
Image 4. Bà Chúa Ba dans la Pagode des Vestiges Parfumés
L’image représente dans une pagode le bodhisattva féminin Bà Chúa Ba (la Princesse Troisième) qui correspond à Quan Âm Diệu Thiện. Elle apparaît ici auréolée et assise sur un trône de lotus, en habits vietnamiens traditionnels.
La scène est décrite dans les deux sentences parallèles : à droite Hươu thời dâng hoa « le cerf offre une fleur » ; à gauche Hạc thời tiến quả « la grue offre un fruit ». La grue et les pêches sont des emblèmes de longévité et d’immortalité. Le cerf est un emblème de prospérité. La fleur, s’il s’agit d’une pivoine, correspond à un souhait de richesse et de prestige. La divinité correspond bien à une forme de Quan Âm comme le prouve l’image 5.
Image 5. Quan Âm dans la grotte de la montagne des Vestiges Parfumés (Hương tích)
La scène est identique et se passe à Hương tích comme il est inscrit sur le fronton de la pagode. L’identification à Quan Âm est confirmée par la présence de ses deux assistants.
L’histoire de Quan Âm, sous sa forme Bà Chúa Ba, est reprise de la légende chinoise de Miaochan (vn. Diệu Thiện, qui est considérée comme une forme de Guanyin (Quan Âm).
Cette histoire est reprise dans deux autres estampes.
Image 6. Diệu Thiện au monastère de l’Oiseau Blanc (Bạch tước)
Le roi Trang vương (ch. Miaozhuan) avait trois filles. Alors que les deux premières avaient fait de beaux mariages, la troisième, Diệu Thiện, très pieuse, voulait se consacrer à la vie religieuse et refusait de se marier. Après plusieurs tentatives pour la raisonner, le roi la laissa rejoindre le monastère de l’Oiseau Blanc (vn. Bạch tước), mais ordonna aux bonzesses de mener la vie dure à la princesse afin de la détourner de son choix. Il fut convenu qu’elle s’occuperait seule des tâches ménagères et de la cuisine. Mais Diệu Thiện supportait tout sans se plaindre et ne cessait de progresser dans la voie.
L’image montre Diệu Thiện en train de balayer la cour du temple. Elle est entourée d’un tigre et d’un dragon qui, outre leur rôle protecteur et bienfaisant, l’aident dans ses tâches ménagères. Sur les sentences parallèles, à gauche : Hầm thời bổ quỉ « Le tigre frappe le mauvais génie » ; à droite : Giồng thời phun nước « le dragon souffle de l’eau ».
Le roi finit par se résoudre à faire exécuter sa fille. Le Tudi (esprit de la localité) prévint l’Empereur de jade qui lui ordonna de veiller à l’intégrité du corps de Diệu Thiện. Ainsi, ni le sabre du bourreau (qui se brisa en deux), ni les lances ne purent entamer le corps. Finalement, le roi la fit étrangler avec une bande de soie. La vie avait à peine quitté le corps de la princesse que le Tudi, sous la forme d’un tigre blanc, bondit et s’en empara pour le cacher dans la forêt. L’âme de Diệu Thiện quitta son corps et descendit aux Enfers. Les dix Juges eux-mêmes vinrent à sa rencontre et lui demandèrent de prier en ces lieux. Mais à peine avait-elle commencé à prier, que les damnés furent gagnés par la joie et l’Enfer fut changé en Paradis. Les dix Rois, effrayés, renvoyèrent l’âme de Diệu Thiện sur terre afin qu’elle retrouve son corps conservé de la dégradation par le Tudi. Peu après son réveil, elle fut conduite sur une île où elle aurait tout loisir de prier pour le salut des êtres : la pagode du Xiangshan (Mont des Parfums). Elle y passa neuf ans à se perfectionner, à soigner les malades et sauver les naufragés.
Cette forme correspond donc aussi à Quan Âm Nam Hải (Quan Âm de la mer du Sud) que les marins et les populations côtières invoquent pour se protéger des dangers de la mer et des typhons meurtriers.
C’est, sans doute, l’analogie entre les noms Xiangshan et Hương Sơn (Mont des Parfums), qui explique que les vietnamiens aient consacré la grotte de Hương Tích à Quan Âm Diệu Thiện, alias Bà Chúa Ba (la Princesse Troisième).
Image 7. La guérison du roi
Cette estampe est différente des estampes de vœux. Elle illustre un épisode célèbre de la vie de Quan Âm Diệu Thiện.
L’histoire se passe alors que Diệu Thiện est déjà à la pagode du Mont des Parfums. Le roi, en punition de ses péchés, est atteint d’une maladie qu’aucune médecine ne parvient à soulager. Il finit par promettre son trône à celui qui pourra le guérir. Dans sa méditation, Diệu Thiện voit son père étendu sur un lit, dans son palais, les jambes et les bras paralysés. Sans quitter sa grotte, elle utilise ses pouvoirs de méditation pour se transformer en un vieux guérisseur et se rendre au palais. Introduit auprès du roi, le guérisseur lui conseille de demander à une personne « éveillée » de lui donner un bras et un œil pour préparer une pommade (ou une potion) qui pourrait le guérir. Il lui indique qu’il connaît un bodhisattva féminin qui vit au Mont des Parfiums qui les lui donnera certainement. Le roi envoie donc deux émissaires qui rencontrent Diệu Thiện dans sa retraite. Elle leur ordonne de lui couper la main (ou le bras, selon les versions) et de lui enlever l’œil gauche. Après quelques hésitations, ils finissent par s’exécuter. La main et l’œil ramenés au palais sont utilisés par le vieux guérisseur pour guérir le roi.
Sur l’estampe, Diệu Thiện apparaît à l’entrée de la grotte dans un cadre fleuri (nous sommes au Mont des Parfums), debout sur un trône de lotus et auréolée, dans une attitude proche de celle des statues de culte. Deux caractères à sa gauche la désignent comme Tiên nhân « Immortelle ». Les deux envoyés du roi s’apprêtent à lui couper l’œil et la main. Il sont identifiés eux aussi par deux caractères : Triệu Chấn, qui tient le couteau et le ministre Lưu Khâm derrière lui, les mains jointes en signe d’adoration devant cette apparition. En légende : Mắt tay làm thuốc làm thang / Để về cứu bệnh Vua Trang tức thì « L’œil et la main serviront à faire une médecine / qui, à votre retour, guérira instantanément le roi Trang ».
C – Episode du roman Quan Âm Thị Kính
Image 8. Thị Kính au monastère de l’Oiseau blanc (Bạch tước)
L’estampe illustre un épisode du Quan Âm Thị Kính, roman long de 786 vers, en distiques de 6 et 8 pieds, dont la paternité est toujours controversée. Le Bodhisattva allait parvenir à la béatitude lorsque Bouddha, voulant l’éprouver, pris l’apparence d’une belle jeune femme et lui demanda de l’épouser. Le Bodhisattva refusa, et devant l’insistance de la femme finit par répondre qu’il ne pourrait l’épouser que dans une autre existence.
Bouddha le fait donc renaître pour sa dixième existence sous les traits d’une fille, Thị Kính. À l’âge de la puberté, elle épouse Thiện Sĩ et les deux époux mènent une vie de parfaite entente. Cependant, un soir, alors que Thiện Sĩ est assoupi, Thị Kính remarque un poil qui poussait de travers au menton de son mari. Au moment où elle va le couper avec un petit couteau, Thiện Sĩ se réveille et croit qu’elle tente de l’assassiner. Ne parvenant pas à se justifier, Thị Kính est renvoyée chez ses parents. Désespérée, elle songe à se suicider, mais, par égard pour sa famille, elle cherche un lieu où se retirer du monde. Déguisée en garçon, elle arrive au monastère de l’Oiseau blanc où le supérieur l’accepte comme novice, sous le nom de Kính Tâm. Sous son déguisement, elle inspire aux jeunes filles de l’endroit des sentiments très vifs. La fille d’un notable du village, Thị Mầu, en tombe amoureuse et lui demande de l’épouser, ou au moins d’avoir des relations amoureuses avec elle.
L’image montre Quan Âm Thị Kính, en habit masculin, en train de balayer devant une pagode du monastère de l’Oiseau blanc (Bạch tước) et poursuivie de ses assiduités par Thị Mầu. Les sentences parallèles signifient : à gauche, Hầm thời bổ củi « Le tigre fend le bois» ; à droite : Rồng thì phun nước « le dragon souffle de l’eau ». Le dragon, que l’on voit ici émerger des nuages, est un animal bénéfique censé apporter la pluie (souffle de l’eau). C’est donc un souhait de bonnes récoltes et donc de prospérité. Le tigre protège les humains en combattant les esprits malfaisants.
Bien entendu, Kính Tâm refuse les avances de Thị Mầu. De dépit, celle-ci se donne à un homme de sa maison et tombe enceinte. Elle accuse par vengeance Kính Tâm d’être le père de l’enfant. Il nie énergiquement, malgré les tortures qui lui sont infligées. Le bonze supérieur ayant payé l’amende, il est relâché, mais doit vivre désormais à l’écart de la pagode. Il recueille l’enfant que Thị Mầu avait abandonné et l’élève sans se soucier des railleries. Lorsque l’enfant atteint six ans, Kính Tâm meurt. La toilette mortuaire révèle qu’il est en réalité une fille et que toutes les accusations de Thị Mầu et son père étaient calomnieuses. Lors de la cérémonie organisée à la mémoire de la disparue, Bouddha apparaît au peuple du village et annonce que Thị Kính est le Bodhisattva Quan Âm, qu’elle est retournée au Ciel, elle tiendra dorénavant l’enfant dans sa main.
Cette forme correspond donc à Quan Âm tống tử (Quan Âm protectrice des enfants), que les femmes prient pour avoir un enfant.
Jean-Pierre Pascal
Ancien Directeur de Recherche au CNRS, spécialisé dans l’étude de la structure et de la biodiversité des forêts tropicales, ancien Attaché scientifique près l’Ambassade de France à Saigon, spécialisé dans l’étude de l’imagerie populaire viêtnamienne
MỤC LỤC
Colloque sur “Bouddhisme et culture”
HỘI THẢO VỀ “ĐẠO PHẬT VÀ VĂN HÓA” 5/6/2016
Institut Bouddhique Truc Lâm – Trúc Lâm Thiền viện
9, rue de Neuchatel – 91140 Villebon s/Yvette
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)