Hiểu đúng về thiền Vipassanā – HT Thích Viên Minh

Hình Hiểu đúng về thiền Vipassanā – HT Thích Viên Minh
- Tác giả: admin

1. Kính thưa Thầy, khi hành Thiền Vipassanā làm sao để biết mình đang trong Định, cận Định hay sát na Định. Khi con trình Pháp với Thiền Sư trong khóa tu học, con hiểu là con đã trải nghiệm trạng thái Định một số lần. Kính xin Thầy giải thích con trạng thái cận Định và sát na Định là như thế nào ạ?

Hiểu đúng về thiền Vipassanā - HT Thích Viên Minh image-1731937333657

– Phần lớn hành giả tưởng mình hành Thiền Vipassanā nhưng trên thực tế họ đang hành thiền Định. Trong Vipassanā định hòa quyện với giới và tuệ. Giới định tuệ là ba trong một (ví như cà phê 3/1) không thể tách rời nhau. Đừng cố ý tách Định và Tuệ ra riêng biệt, hoặc tách Định Tuệ ra khỏi Giới.

Giới Định Tuệ tuy là 3 yếu tố khác nhau nhưng trong thiền Minh Sát không tách rời được vì đã hòa vào nhau thành một. Trong đó rất cần sát-na Định mà sát-na Định rất khó hiểu, nếu có thể hiểu được qua lý trí thì liền mất thiền Vipassanā ngay.

Khi trọn vẹn với thực tại không còn một khái niệm nào nữa thì lúc đó chính là sát-na Định, bởi vì quá khứ qua rồi tương lai chưa đến chỉ còn hiện tại luôn luôn trôi chảy không dừng lại, luôn luôn là hiện tại không có quá khứ hay vị lai, nhưng khoảng giữa quá khứ và vị lai ấy thì biến chuyển từng sát-na. Do đó khi thật sự trọn vẹn với Pháp, lúc đó chỉ trọn vẹn một sát-na thôi. Nhưng trọn vẹn một sát-na có nghĩa là quên hết khái niệm thời gian (không quá khứ không tương lai) mà “chỉ có pháp hiện tại, tuệ quán chính là đây”.

Vì hiện tại chỉ tồn tại từng sát-na, sát-na này là một sự kiện sinh diệt cực nhanh nên chỉ người chứng ngộ mới thấy ra. Hãy quên đi đừng nghĩ đến sát-na, chỉ trọn vẹn như thực tại đang là, thì lúc đó mới chính là sát-na Định. Nếu khởi lên Tâm muốn biết sát-na Định, cận Định v.v… là gì thì liền mất Giới Định Tuệ và rơi vào khái niệm hoặc ảo tưởng. Từ trọn vẹn rất khó hiểu, nếu ai vào được thì liền thông suốt Thiền. Ngay khi trở về trọn vẹn tỉnh thức với thực tại đang là, thì không còn nói “tích cực, miên mật, tìm kiếm, theo dõi, ghi nhận” gì cả vì ngay đây chính là Tuệ quán rồi.

Và đã trọn vẹn tỉnh thức trong hiện tại tức lúc đó là “không sinh, không hữu, không tác, không thành”, hay “không, vô tướng, vô tác, vô cầu” thì còn ai tích cực miên mật, tìm kiếm, theo dõi điều gì nữa? Sự trọn vẹn đó chính là sát-na Định vi diệu trong thiền Vipassanā, nên tốt nhất là chỉ trọn vẹn thôi đừng cần tìm hiểu nó làm gì. Vì không thấy ra điều này nên tuy nói hành Vipassanā nhưng ít ai thực sự vào được thiền này, chỉ khi nào buông hoàn toàn mọi ý đồ trở thành, chỉ còn trọn vẹn tỉnh thức trong hiện tại thì đó mới là sát-na Định trong thiền Vipassanā.

2. Con cảm ơn Thầy, con đã hiểu trạng thái khi hành Thiền Vipassanā, nhưng không hiểu sao con đang đi hành Thiền Vipassanā mà lại có Định ạ, cảm giác đi như bay và sau đó trạng thái đó không bao giờ hiện trở lại?

– Trở lại để làm gì, trải qua thì chỉ trọn vẹn thấy thôi. Bởi vì cảm giác đó thực ra cũng chỉ từ ảo tưởng mà ra, nên đã qua rồi còn tiếc gì nữa. Sở dĩ con cứ vào Định là do nhầm lẫn Chánh Niệm Tỉnh Giác với Tầm Tứ nên mới như thế. Nhiều hành giả không hiểu đúng Chánh niệm Tỉnh Giác trong thiền Minh Sát nên đã hành theo Tầm Tứ trong thiền Định. Vì hành theo Tầm Tứ nên mới phải tích cực, miên mật, tìm kiếm, theo dõi và ghi nhận đối tượng theo hướng Định. Hành theo hướng thiền Vipassanā là buông hết mọi nổ lực tạo tác trở thành hay sở đắc.

Trong Thiền Tông nói rằng “bách xích can đầu tấn nhất bộ” tức trên đầu sào trăm trượng còn phải nhảy thêm một bước thì buông hết trơn rồi, không có chỗ nào để trụ. Buông hết, không có trụ vào đâu cả thì mới trọn vẹn với thực tại đang là. Tập trung vào đối tượng nào đó chính là hành thiền Định, là trụ mất rồi. Trong Thiền Định (hữu vi hữu ngã) có mâu thuẫn là vừa muốn trụ lại vừa mong đạt tới cái gì đó ở tương lai. Thành ra, vừa trụ mà lại trụ để trở thành, nên cả hai đều đánh hỏng toàn bộ Vipassanā.

Khởi tâm nỗ lực tích cực miên mật với ý đồ nắm bắt hay đạt được gì đó là đã đánh hỏng Vipassanā ngay từ đầu. Hoàn toàn phản lại lời Phật dạy trong kinh Tứ Niệm Xứ là khi soi sáng trọn vẹn thân thọ tâm pháp thì tuyệt không tham ưu, không bám trụ bất cứ điều gì. Nếu tiếp tục hành kiểu bám trụ như vậy thì đến cùng cũng vẫn vậy thôi. Chỉ khi nào đầu sào trăm trượng nhảy một bước nữa – buông ra hoàn toàn chỉ có tại đây và bây giờ như pháp đang là, không thêm bớt gì cả – thì lúc đó mới vào Vipassanā. Thiền Vipassanā không phải là hành mà là ngộ. Chữ Vipassanā có nghĩa là thấy ra, thấy ra ngay tại đây và bây giờ, chẳng có gì để hành cả. Trong thời Đức Phật, khi Ngài khai thị cho người nào mà người ấy thấy ra thì liền chứng ngộ.

3. Thưa Thầy, con đọc trong kinh Ngài Mahasi giảng Vipassanā là khi thở mình phải ghi nhận hơi thở của mình và thấy phồng xẹp ở bụng, đó có phải Tầm Tứ trong Thiền Định không thưa Thầy?

– Đó chính là Tầm Tứ, nhưng do người dịch sai chứ không phải Ngài sai. Ngài nói là nhận ra sự thở vô thở ra bằng chánh niệm tỉnh giác nơi sự chuyển động của thân (phồng xẹp) mà người ta lại dịch là ghi nhận hơi thở, do đó hành giả lại hành theo Tầm Tứ nơi hơi thở. Thí dụ, Thầy đưa Tay lên thì liền nhận ra động tác đưa lên, đưa tay xuống thì nhận ra diễn biến đưa xuống chứ không ghi nhận lại gì cả. Nhận ra và ghi nhận hoàn toàn khác nhau!

Trong Thiền Tông có câu :

“Nhạn quá trường không
Ảnh trầm hàn thủy
Nhạn vô di tích chi ý
Thủy vô lưu ảnh chi tâm.”

Khi con nhạn bay qua hồ nước, ảnh nó hiện xuống mặt hồ, khi con nhạn bay qua rồi, nhạn không có ý để lại dấu tích làm gì, và nước cũng không có ý lưu giữ bóng hình con nhạn làm gì. Tâm Vipassanā cũng như vậy “Sự lai nhi Tâm thỉ hiện. Sự khứ nhi tâm tùy không” Việc đến thì Tâm ứng tiếp, thấy nó như thật. Việc qua rồi thì thôi, trở về Tâm rỗng lặng. Pháp là vô ngã mà sao phải ôm đồm chi cho mệt, vipassanā chỉ là thấy ra thôi. Nhạn bay qua thì cái hồ thấy ra, nhạn đi rồi hồ chẳng giữ lại. Chẳng cần tích cực nỗ lực miên mật để ghi nhận gì cả, việc gì đến thì làm, làm xong thì thôi.

“Phong lai sơ trúc, phong khứ nhi trúc bất lưu thanh” gió thổi qua thì tiếng trúc lao xao, gió qua rồi trúc liền lặng lẽ. Tích cực tìm kiếm ghi nhận gió lại để làm gì.

Trong thiền Vipassanā, cái gì đến thì thấy đi rồi thì thôi, đừng định danh hay kết luận nó là gì cả. Chính vì hành Vipassanā sai, nên sinh ra Tầm Tứ, mà Tầm Tứ thuộc về Thiền Định. Khi trọn vẹn với thực tại thì không còn thời gian, nên Đức Phật dạy rằng, trở lại mà thấy (Ehipassiko) là thấy ngay (sandiṭṭhiko) nơi thực tại hiện tiền (opanayiko) không trải qua thời gian (akāliko) thì người trí liền tự chứng (paccattaṃ veditabbo viññūhī).

Nếu lập trình trở thành thì làm sao thấy ra ngay được. Tiến trình trở thành thuộc về Tục Đế, cũng như việc nấu cơm từ vo gạo rồi bắt nồi lên bếp đến cơm chín. Tạo tác để trở thành thuộc về Tục Đế, Thiền Định hay bất cứ loại Thiền tạo tác nào cũng đều thuộc về Tục Đế. Trừ phi đó là Chánh Định trong Giới Định Tuệ trọn vẹn trong Tâm từng sát-na. Giới Định Tuệ này không rơi vào tạo tác để trở thành.
Vipassanā là thấy ra Chân Đế không phải để đạt được Tục Đế. Nếu không hiểu đúng Thiền Vipassanā dù hành cả đời cũng không thể nào giác ngộ.

Thầy Viên Minh
Trích ghi theo Trà Đạo Bửu Long

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả những bài học về

Tây Ninh: Bế mạc Khóa tu truyền thống Khất sĩ lần thứ 36 trong niềm hoan hỷ

PHĐS: Lễ bế mạc Khóa tu truyền thống Khất sĩ lần thứ 36 được khép lại trong niềm hoan hỷ của người con Phật, buổi lễ bế mạc được tổ chức lúc 9h sáng, diễn ra tại giảng đường Giác Huệ, tịnh xá Trúc Lâm xã Tây Thạnh, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Buổi

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này ngày càng thu hút

Gập ghềnh con đường đến trường

Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức khỏe bà ngày càng

Sống tích cực là con đường tới thành công

Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác mệt mỏi về khó

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam bảo. Anh còn tham

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa Trên đường đi, hai

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều tò mò cho người