Hà Nội: Kỳ siêu phả độ gia tiên chùa Hòa Phúc

Hình Hà Nội: Kỳ siêu phả độ gia tiên chùa Hòa Phúc
- Tác giả: admin
Mục lục bài viết:

Ngày 27 tháng 7 năm Đinh Dậu (nhằm ngày 17/9/2017) Chùa Hòa Phúc – xã Hòa Thạch – huyện Quốc Oai – thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ Cầu Siêu Phả Độ Gia Tiên – Thả Hoa Đăng Cầu Quốc Thái Dân An cho tất cả nhân dân và Phật tử thập phương.

Tháng 7 về, tháng của mùa Vu Lan Báo hiếu mùa âm dương giao cảm lại làm cho chúng ta cảm nhận rõ hơn tinh thần Đạo hiếu. Cùng hòa vào tinh thần báo đáp “Tứ trọng ân” trong Phật giáo cũng như tinh thần “Uống nước nhớ nguồn – Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc Việt.
Hà Nội: Kỳ siêu phả độ gia tiên chùa Hòa Phúc image-1732293321760
Quang lâm chứng minh và gia trì cho buổi lễ có quý Chư Tôn Tăng – những vị sứ giả của Đức Như Lai có ân tình với chùa Hoà phúc cùng hơn 2000 Phật tử thiện nam, tín nữ về tham dự.
Hà Nội: Kỳ siêu phả độ gia tiên chùa Hòa Phúc image-1732293322606
Khi tiết trời chuyển giao những ngày cuối tháng cũng là lúc ngôi “Nhà Tứ Ân” nơi an vị Tôn tượng Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Thánh cả Tản Viên; 9 chúa và 13 vua nhà Nguyễn cùng hương linh tam giới lục đạo tại Chùa Hòa Phúc sau nhiều tháng xây dựng được hoàn thành. Nhân dịp này, Chư Tăng và Phật tử bổn tự đã cung thỉnh quý Chư Tôn Đức quang lâm cử hành “Lễ An vị Nhà Tứ Ân” với mong muốn được nương vào đạo lực chú nguyện của Chư Tôn Đức sau 3 tháng thúc liễm thân tâm, rèn luyện giới đức, trau rồi tánh thể chơn kinh nhân mùa An cư kiết hạ PL: 2561 – DL: 2017.
Hà Nội: Kỳ siêu phả độ gia tiên chùa Hòa Phúc image-1732293323675
Tiếp đó, hàng Phật tử có mặt đã đồng chắp tay búp sen trước ngực, thành kính cung nghinh quý Chư Tôn Đức quang lâm tới chánh điện nơi đã được lập đàn cầu siêu, bày biện phẩm vật trang nghiêm để hướng dẫn Phật tử đồng tụng một thời kinh “Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện”. Bài thuyết pháp ngắn gọn, nhẹ nhàng như làn gió mùa thu của Thượng Tọa Thích Thiện Nghiêm đã góp phần làm cho không khí của buổi lễ càng ý nghĩa, linh thiêng. 

Buổi chiều cùng ngày quý Phật tử về tham dự đã được lắng nghe thời pháp thoại “Ý nghĩa lễ cầu siêu” từ Thượng tọa Thích Giác Nguyên. 
Xoay quanh toàn bộ thời pháp thoại, là 3 phương pháp cầu siêu được Đức Phật giảng dạy trong kinh Vu Lan. Cùng với đó, Thượng tọa cũng ân cần nhắc nhở hàng Phật tử phải khắc sâu và ghi nhớ Tứ trọng ân, những điều mà bất kể ai trong chúng ta cũng phải biết báo đáp. Ơn cha mẹ sinh thành có ta tấm thân này, ơn Tam Bảo – Thầy tổ đã bồi đắp tri thức, hướng ta làm điều thiện, di dưỡng tâm hồn ta. Ơn quốc gia – xã hội đã cho ta sự sinh tồn, những nhà lãnh đạo đã cho chúng ta một đất nước hòa bình và hưng thịnh. Ơn chúng sinh vạn loài đã góp phần cho chúng ta thọ nhận cuộc sống này. Vì nghĩa ân cao cả đó đã mang đến cho chúng ta một tâm niệm bình an, chúng ta phải biết đền đáp, chia sẻ, cảm thông với tất cả mọi người.

Qua thời pháp thoại của Thượng tọa, hàng Phật tử đã hiểu rõ hơn về nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Lễ Vu Lan cũng như những việc làm, hành động thiết thực nhất để bày tỏ tấm lòng tri ân và hiếu hạnh đến ông bà tổ tiên sao cho công đức được trang nghiêm vẹn toàn. 

Sau thời pháp thoại của Thượng tọa, quý Chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại đức đã cử hành nghi lễ “Cầu siêu phả độ gia tiên – Thả hoa đăng cầu quốc thái dân an”. Buổi lễ càng thêm đặc biệt, trang nghiêm hơn khi đại chúng cùng dành 1 phút tưởng niệm hướng về những vị anh hùng áo vải đã ngã xuống hi sinh cả thanh xuân vì giang sơn, đất nước nơi sa trường, khói lửa, núi rừng.

Khi mặt trời dần khuất sau những dãy núi Ba Vì xa xăm, quý Chư Tôn Đức đã quang lâm tới Lầu Quán Thế Âm Bồ Tát nơi có thiết lễ “Thuyền Bát Nhã” nhằm khai thị cho chư hương linh được lắng nghe Phật pháp, bước lên con thuyền trí tuệ để vượt qua biển sinh tử đến được bến bờ giải thoát, an vui. Những ánh hoa đăng dần được thắp sáng tượng trưng ánh sáng của lòng từ bi – trí tuệ nơi đạo Phật đang dẫn dắt chúng sinh đi theo nhưng nguyện ước, cầu cho âm siêu dương thịnh, quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, nhà nhà ấm no, hạnh phúc. Tất cả những mong ước đẹp đẽ ấy kết lại trong những búp hoa hồng tươi, lấp lánh xòe rộng lững lờ trôi trên mặt nước.

Trước khi kết thúc buổi lễ, Đại đức Thích Tâm Hòa – trụ trì đã có lời cảm niệm công đức tất cả Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Chư Đại đức Tăng. Nhờ có Phật lực, Pháp lực, oai lực gia trì, chú nguyện của chư Tăng đã giúp cho khắp pháp giới chúng sinh được kết duyên lành, một lòng hướng tâm về Tam Bảo. Đại đức cũng đã gửi lời cảm niệm công đức của tất cả quý vị Phật tử trong và ngoài đạo tràng có nhiều đóng góp về vật chất cũng như tinh thần làm nên sự viên mãn của buổi lễ.

Buổi lễ đã thập phần viên mãn trong niềm hoan hỷ của tất cả mọi người chính là minh chứng cho chân lý Phật pháp mãi là cội nguồn, là gốc rễ, suối nguồn tâm vô tận, ngọt lành mãi trường tồn để cho khắp Phật tử và pháp giới chúng sinh được nương nhờ vào ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng.

Sau đây là một số hình ảnh của buổi lễ:

Hà Nội: Kỳ siêu phả độ gia tiên chùa Hòa Phúc image-1732293324451Hà Nội: Kỳ siêu phả độ gia tiên chùa Hòa Phúc image-1732293325296Hà Nội: Kỳ siêu phả độ gia tiên chùa Hòa Phúc image-1732293326196Hà Nội: Kỳ siêu phả độ gia tiên chùa Hòa Phúc image-1732293327012Hà Nội: Kỳ siêu phả độ gia tiên chùa Hòa Phúc image-1732293327852Hà Nội: Kỳ siêu phả độ gia tiên chùa Hòa Phúc image-1732293328672Hà Nội: Kỳ siêu phả độ gia tiên chùa Hòa Phúc image-1732293329359Hà Nội: Kỳ siêu phả độ gia tiên chùa Hòa Phúc image-1732293330043Hà Nội: Kỳ siêu phả độ gia tiên chùa Hòa Phúc image-1732293330797Hà Nội: Kỳ siêu phả độ gia tiên chùa Hòa Phúc image-1732293331486Hà Nội: Kỳ siêu phả độ gia tiên chùa Hòa Phúc image-1732293332202Hà Nội: Kỳ siêu phả độ gia tiên chùa Hòa Phúc image-1732293332978

Kim Ngân

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Mục lục bài viết: Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả

Tây Ninh: Hơn 100 Tu sĩ đi khất thực “Khóa tu Khất sĩ lần thứ 36”

Mục lục bài viết: PHĐS: Khất thực, một truyền thống lâu đời trong Phật giáo, mang ý nghĩa sâu xa hơn việc nhận thực phẩm. Đó là hành động thể hiện sự khiêm nhường, nhắc nhở về mối liên kết giữa tu sĩ và cư sĩ. Người tu hành đi khất thực không chỉ nhận

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Mục lục bài viết: Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này

Gập ghềnh con đường đến trường

Mục lục bài viết: Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức

Sống tích cực là con đường tới thành công

Mục lục bài viết: Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Mục lục bài viết: Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Mục lục bài viết: Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Mục lục bài viết: Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều