Post: : Admin

Trong thời gian kháng chiến, tôi đã viết hai tác phẩm “Duy Thức Tham Nguyên” (唯識學探源) và “Tánh Không Học Tham Nguyên” ( 性空學探源). Vì muốn nghiên cứu về nguồn gốc ba hệ Đại thừa, nên tôi vẫn muốn viết tác phẩm “Như Lai Tạng Học Tham Nguyên” (如來藏學探源).



Giới thiệu tác phẩm: Nghiên Cứu Tư Tưởng Như Lai Tàng

Tuy nhiên, sau khi kháng chiến kết thúc, nhiều lý do xảy ra, nên không thể viết được. Sau khi đến Đài Loan, trong quá trình nghiên cứu kinh luận, mới hiểu được: Mối quan hệ giữa Duyên khởi (Pratītya- samutpāda) và Tánh không (Śūnyata), sự tập hợp và thay đổi của Duy Thức (Duy Thức huân biến), những điểm này ngang qua sự nghiên cứu về “Kinh A-hàm” và quan điểm các bộ phái Phật giáo, tôi phát hiện được nguồn gốc sâu xa của nó. Nhưng riêng về thuyết Như Lai tạng (tức Phật tánh) lại thuộc về ‘Bất cộng pháp’ ( 不 共 法 ) của Phật giáo Đại thừa, tức là ‘Biệt giáo’ (別教). Trong quá trình phát triển thuyết Như Lai tạng có sự kết hợp với quan điểm ‘tâm thanh tịnh chỉ vì bị khách trần làm ô nhiễm’ được đề cập trong “Kinh A-hàm”, tuy nhiên tư tưởng nguyên thủy của Như Lai tạng là chân ngã. Ý nghĩa ‘Như  Lai tạng  ngã’ có  mặt trong thân tâm  tương tục của chúng sanh, chính là niềm tin ‘pháp thân có mặt khắp nơi’, ‘Niết-bàn thường tại’, thông qua kinh điển Đại thừa sơ kỳ về tính bình đẳng của các pháp, tính liên hệ giữa các pháp từ đó phát triển thành; trong quá trình phát triển Đại thừa sơ kỳ, từ nhiều phương diện khác nhau đã hé mở ra manh mối tư tưởng này. Đại thừa Trung Quán của Long Thọ vẫn chưa đề cập rõ đến Như Lai tạng và Phật tánh, do đó đây phải là tư tưởng của Đại thừa hậu kỳ. Từ thế kỷ thứ III Tây lịch trở về sau, chính là thời đại văn học tiếng Phạn của Ấn Độ được phục hưng, Phật giáo Đại thừa ở Ấn Độ cũng thích ứng với trào lưu tư tưởng này, từ đó ‘thuyết Như Lai tạng’ mới được giải thích một cách rõ ràng: “Ngã là nghĩa của Như Lai tạng; tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, tức là nghĩa của ngã”. Quan điểm tất cả chúng sanh có Như Lai tạng ngã, đối với giới Phật giáo Trung Quốc, từ trước đến nay chưa từng cảm thấy bất ngờ, chỉ có sự tin tưởng tán thán, nhưng đối với giới Phật giáo Ấn Độ có thể không đồng tình. Ngã là cái thường trụ bất biến, vi diệu an lạc, là tự thể sinh mạng của chúng sanh; từ đó mới chuyển mê vọng đạt đến ‘Phạm ngã nhất như’, được hoàn toàn giải thoát, chính là tư tưởng chính của thần giáo Ấn Độ. Đức Thế Tôn vì nhân loại thuyết pháp, từ phạm trù uẩn, xứ, giới mới thấy được tất cả pháp được sinh ra do duyên, vì vô thường nên khổ, vì khổ nên không có ngã và ngã sở; nhờ hiểu rõ bản chất các pháp là không, vô ngã mới được giải thoát, từ đó mới có pháp bất cộng với thế  gian, vượt qua Phật pháp thế gian. Từ Phật giáo Bộ phái đến Phật giáo Đại thừa sơ kỳ, về cách giải thích có rất nhiều phương tiện khác nhau, nhưng căn cứ vào không, vô ngã để được giải thoát, vẫn được công nhận. Theo quan điểm hiện tại, uẩn, xứ, giới trong tất cả chúng sanh có Như Lai tạng ngã thường trụ, thanh tịnh, đây là quan điểm hết sức khác thường. Phật giáo Ấn Độ có truyền thống lâu đời, những người theo tư tưởng Đại thừa vẫn không quên giáo pháp Thế Tôn, đối với Như Lai tạng ngã, mới bắt đầu đưa ra cách giải thích hợp lý: Như Lai tạng chính là thuyết Chơn như không tánh hay thuyết Duyên khởi không. Như vậy, Như Lai tạng vượt ra khỏi khái niệm Phật, có thể gọi là ‘Đại ngã’ (hay thuyết Bát tự tại), từ đó Như Lai tạng ở vị trí chúng sanh, được giải thích là ‘nơi chứa đựng Như Lai vô ngã’. Tất cả chúng sanh có Phật tánh (đồng nghĩa với Như Lai tạng), được giải thích là ‘đương hữu’. Đây là thuyết Như Lai tạng của Phật giáo Đại thừa tại Ấn Độ (chẳng qua, quan điểm Như Lai tạng ngã trong thân chúng sanh, được Bí mật Đại thừa Phật giáo phát triển thành khái niệm ‘Bổn sơ Phật’, so với khái niệm ‘Phạm ngã nhất như’ của Ấn Độ, có thể nói hai quan điểm này giống nhau).Trong quá trình viết tác phẩm “Sơ Kỳ Đại Thừa Phật Giáo Chi Khởi Nguyên Dữ Phát Triển”, tôi có tập hợp thêm một số tài liệu liên quan đến thuyết Như Lai tạng Phật tánh. Sau đó tiến hành chỉnh sửa, lựa chọn rồi bổ sung một số kinh luận thuộc Đại thừa sơ kỳ, lấy tựa đề “Như Lai Tạng Chi Nghiên Cứu”, xem như tác phẩm “Như Lai Tạng Học Tham Nguyên” mà trước đây đã muốn viết nhưng chưa viết, cũng là để bổ túc cho tâm nguyện trước đây.

Hòa Thượng Ấn Thuận


Mục lục:

LỜI GIỚI THIỆU…………………………………………………………. 9

LỜI TỰA………………………………………………………………….. 11

CHƯƠNG MỘT: TỔNG LUẬN………………………………… 15

  1. Vị trí thuyết Như Lai tạng trong Phật giáo…………….. 15
  2. Những kinh luận liên quan đến Như Lai tạng………… 19
  3. Tên gọi và ý nghĩa của Như Lai tạng…………………….. 28

CHƯƠNG HAI: NGUỒN GỐC TƯ TƯỞNG NHƯ LAI TẠNG       43

  1. Như Lai và Pháp thân……………………………………………. 43
  2. Sự liên hệ giữa thuật ngữ ‘Như Lai’ và ‘giới’………… 57
  3. Như Lai và tư tưởng Vô ngã………………………………….. 76
  4. Vấn đề con Phật và chủng tánh Phật…………………… 106

CHƯƠNG BA: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VỀ HỌC THUYẾT TÂM TÁNH THANH TỊNH……………………………………………………………………………….. 117

  1. Thuyết tâm thanh tịnh xuất hiện trong kinh luận hệ Thanh văn 117
  2. Thuyết bản chất của tâm vốn thanh tịnh thuộc Đại thừa sơ kỳ 136

CHƯƠNG BỐN: QUÁ TRÌNH THAI NGHÉN VÀ HOÀN THÀNH HỌC THUYẾT NHƯ LAI TẠNG ..151

  1. Pháp pháp bình đẳng, sự sự vô ngại……………………. 151
  2. Kinh Hoa Nghiêm hàm chứa tư tưởng Như Lai tạng 165
  3. Tâm, tâm Bồ-đề, Bồ-đề, chúng sanh giới…………….. 174
  4. Kinh Như Lai Tạng…………………………………………….. 185

CHƯƠNG NĂM: KINH ĐIỂN THỜI KỲ ĐẦU BÀN VỀ NHƯ LAI TẠNG           193

  1. Kinh điển thời kỳ đầu và phong cách người hoằng truyền 193
  2. Khái niệm Như Lai và Như Lai tạng……………………. 208
  3. Như Lai tạng ngã………………………………………………… 219
  4. Như Lai tạng bất không………………………………………. 232

CHƯƠNG SÁU: TƯ TƯỞNG CỐT LÕI CỦA HỌC THUYẾT NHƯ LAI TẠNG  243

  1. Truyền thuyết về tư tưởng Như Lai tạng……………… 243
  2. “Luận Bảo Tánh” là tác phẩm tiêu biểu thuyết minh về Như Lai tạng 248
  3. Những kinh luận mà “Luận Bảo Tánh” y cứ……….. 261
  4. Phân tích luận nghĩa của “Luận Bảo Tánh”………… 271

CHƯƠNG BẢY: THUYẾT NHƯ LAI TẠNG TRONG DU-GIÀ      303

  1. Sơ lược về học phái Du-già…………………………………. 303
  2. Thuyết Như Lai tạng thuộc hệ thống Du-già Duy Thức 311
  3. Học thuyết Như Lai tạng do Chân Đế truyền dịch..339 CHƯƠNG TÁM: THẨM TRA TUYỂN CHỌN Ý NGHĨA NHƯ LAI TẠNG PHẬT TÁNH 383
  4. Thuyết Như Lai tạng trong “Kinh Lăng-già”………. 383
  5. Quan điểm Phật tánh được đề cập trong bộ phận dịch tiếp theo của “Kinh Niết-bàn” 406

INDEX……………………………………………………………………. 445