Lần gặp mặt đặc biệt với Thiền sư Nhất Hạnh giữa giáo sư Phật giáo tại Trung tâm Làng Mai, vẫn chưa hề ai biết câu chuyện vô ngôn giữa chư vị sẽ đi tới đâu. Trong sự kế thừa, kết hợp ” Lịch sử Phật giáo Việt Nam toàn tập”.
>>Sự bình dị trong những bức họa của Làng Mai
Thầy Thích Trí Siêu Lê Mạnh Thát du học Mỹ từ năm 1965 tới năm 1974 mới về nước. Thầy Lê Mạnh Thát học tại Đại Học Wisconsin, Madison, Wisconsin và tốt nghiệp Tiến sĩ Triết tại đây. Luận Án Tiến sĩ của Thầy Lê Mạnh Thát nghiên cứu về Triết Học của ngài Thế Thân (Philosophy of Vasubandhu). Từ năm 1974-1975, Thầy là Giáo sư ĐH Vạn Hạnh – Sài Gòn, giảng dạy các môn tiếng Sanskrit, lịch sử triết học Ấn Độ, lịch sử Phật giáo VN; 1975-1984: Giảng dạy tại Viện nghiên cứu Phật học Vạn Hạnh – TPHCM; 1998-đến nay, thầy Thích Trí Siêu là Giáo sư, Phó Viện trưởng – Viện Nghiên cứu Phật giáo VN tại TPHCM.
Chúng ta còn biết thêm về Ông như một danh phong là “thiền sư”, là nhà khoa học có nhiều bằng tiến sĩ, thông thạo hơn 15 ngôn ngữ, không những vậy, ông còn tiên phong là một người Việt Nam “nguyên chất” với tất cả lòng tự trọng tự hào về dân tộc mình, thể hiện một cách lạ lùng ngoạn mục ở tất cả các công trình khoa học của ông. Giáo sư Lê Mạnh Thát đã thực hiện một loạt các công trình nghiên cứu đồ sộ về lịch sử dân tộc và lịch sử Phật giáo, về văn học, triết học… Riêng các công trình lịch sử văn học của ông được tập hợp thành Tổng tập văn học Phật giáo khoảng 50 tập.
Vào giữa cuối tháng 6 năm nay, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Dòng tu Tiếp Hiện (1966 – 2016), Làng Mai tổ chức khóa tu 21 ngày dành cho những nhà xã hội học ” Tiếp hiện”. Dịp này, Thầy Thích Trí Siêu Lê Mạnh Thát đã đích thân diện kiến Thiền chủ Làng Mai, Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh tại Thénac, Aquitaine, Pháp.
Sau khi tấm chân dung của giáo sư Lê Mạnh Thát được học trò công bố trên mạng xã hội, và đã được nhiều giới học giả sử học, nhà tâm linh trên toàn thế giới chú ý. Sau đó Thầy Chân Chúc Thịnh đã phát biểu cảm xúc “Đại trí thức Trí Siêu thăm ôn sao . Duyên hội ngộ bây chừ chỉ giao tiếp trong vô ngôn”.
Đây là một cuộc hội ngộ của hai nhà trí thức Phật giáo lớn nhất thế giới, đánh dấu cho sự phát triển rộng lớn của Phật giáo đến khắp mọi nơi trên trái đất này trong việc đem giáo pháp vào các lĩnh vực của đời sống xã hội (như giáo dục, sinh môi, hoạt động xã hội, văn học, tư tưởng, văn hóa, góp phần làm phồn thịnh, giải quyết mọi vướng mắc những gì còn tồn đọng trong giai đoạn hoằng pháp.
Lần gặp mặt đặc biệt với Thiền sư Nhất Hạnh giữa giáo sư Phật giáo tại Trung tâm Làng Mai, vẫn chưa hề ai biết câu chuyện vô ngôn giữa chư vị sẽ đi tới đâu. Trong sự kế thừa, kết hợp ” Lịch sử Phật giáo Việt Nam toàn tập”.
Kí giả Pháp Bảo