Đối liễn thiền môn là một nét văn hóa đặc trưng của Phật giáo, nét văn hóa nhân văn ấy ở những con người tài hoa, xuất chúng nghĩ ra và đã nói nên lời bằng những lời dạy, lời văn, châm ngôn, những câu đó người xưa và người nay được khắc ghi trên các chất liệu như gỗ hoặc đá, xi măng v.v…
Bức hoành phi “Quan Âm Điện” điện thờ Bồ Tát Quán Âm
Hoành phi được làm bằng hình ngang được khắc lên 3 đến 4 chữ đại tự (Hán – Nôm), hoành phi là di sản văn hóa của người xưa. Hoành phi được làm bằng gỗ, chạm khắc nhiều hoa văn tiết tấu kỷ thuật, đòi hỏi có tính nghệ thuật cao, có khi hoành phi làm hình ô van, cuốn thư, đầu rồng, đầu phụng chạy theo đường viền.
Bức hoành phi “Tâm ấn thị Phật” đọc từ phải qua trái
Hoành phi nhiều cách dùng từ để đặt bảng hiệu một công trình nào đó, được gọi là hoành phi hay một ngôi nhà thờ Phật, điện thờ Tổ, nhà thờ từ đường, đình miếu.
Bức hoành phi “Pháp thọ vô lượng” đọc từ phải qua trái
Hoành phi “Chánh pháp cửu trụ”
Bức hoành phi “Phật đạo sùng hưng”
Hoành phi “Doãn duyên đại bi” đọc từ phải qua trái
Hoành phi “Bi trí song vận ” đọc từ phải qua
Hoành phi “quảng tích thiện duyên” đọc từ phải qua trái
Hoành phi “tuyển Phật trường” đọc từ phải qua trái
Hoành phi “Tàng kinh lâu” nghĩa là lầu lưu giữ kinh sách Phật
Chùa (thiền môn) là nơi lưu giữ những di sản văn hóa này nhiều nhất, hoành phi là một trong những công trình kiến trúc đặc thù mà người xưa đã sáng tạo nên. Hoành phi thường làm đặt trang trí một nơi tôn nghiêm, nâng cao giá trị văn hóa.
Phong Vân
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)