Người xưa từng dặn: “Đề phòng câu nói khi vui miệng”. Đời sống không thể thiếu cảm xúc, đặt biệt là cảm xúc vui mừng, bởi cảm xúc chính là những cung bậc tình cảm của con người.
Nhưng nếu cảm xúc bị khai thác đến mức vượt qua tầm kiểm soát của lý trí thì đó chính là tình trạng tự đánh mất chủ quyền với bản thân, nó khiến ta phạm sai lầm và gánh chịu nhiều hậu quả sau khi cảm xúc đi qua. Bởi lẽ, lúc mừng rỡ thường sẽ cảm thấy việc gì cũng vừa ý, vừa mắt, hài lòng, khả năng phân biệt đúng sai, tốt xấu sẽ bị suy giảm, khả năng suy xét cũng bị xem nhẹ. Vì vậy sẽ bị sơ xuất trong việc không xem xét kỹ một vấn đề, một sự việc hay một người nào đó. Nói nhiều tất nói hớ, đặc biệt là nói trong lúc cảm xúc vui mừng.
Đúng là lúc ấy, cái gì cũng muốn thổ lộ, chia sẻ hết ra những gì muốn nói ở trong lòng và khi cảm xúc vơi dần chợt nhìn lại thì lời nói đã không thể thu hồi lại được. Từ đó dẫn đến những hậu quả khôn lường. (Phải chăng khi yêu cũng vậy?)
Công nhận người xưa dặn thâm thuý quá, nhưng “nói thì dễ mà làm được thì khó”. Sai lầm cứ chồng lên sai lầm, mất mình cứ lại mất mình… Khó quá, khó quá đi thôi!
Lời vàng Phật dạy
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, trang web Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)