0:11 Loài người chúng ta có một tiềm năng to lớn về tính thiện, nhưng cũng có sức mạnh vô biên để làm điều ác. Bất kỳ công cụ nào cũng có thể được dùng để xây dựng hoặc hủy diệt. Điều đó đều phụ thuộc vào động cơ của chúng ta. Vì thế, điều quan trọng hơn cả là khuyến khích một động cơ từ lòng vị tha hơn là một động cơ từ sự ích kỷ
Matthieu Ricard
Translated by Nhu PHAM
Reviewed by Ngoc Minh Tran
0:41 Giờ đây, ta đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức của thời đại. Đó có thể là những thách thức mang tính cá nhân. Trí óc của ta có thể là người bạn tốt nhất nhưng cũng có thể là kẻ thù ghê gớm nhất. Đó cũng là những thách thức mang tính xã hội : Tình trạng nghèo khổ tràn lan, bất bình đẳng, mâu thuẫn, bất công. Và còn những thách thức mới mà chúng ta không ngờ tới. Cách đây mười ngàn năm, có khoảng năm triệu người trên Trái đất. Bất kể họ làm gì, khả năng phục hồi của Trái đất sẽ sớm hàn gắn hoạt động của con người. Sau các cuộc Cách mạng khoa học và kỹ thuật, mọi chuyện bây giờ đã khác.Chúng ta hiện nay là tác nhân chính yếu gây ảnh hưởng lên Trái đất. Chúng ta bước vào Kỷ Nhân Sinh kỷ nguyên của nhân loại. Thế nên, nếu nói chúng ta cần tiếp tục sự tăng trưởng không ngừng này, việc sử dụng liên tục các nguồn nguyên liệu, Điều đó giống như lời một vị tôi đã nghe một vị lãnh đạo chính phủ, tôi sẽ không nói tên, đã nói là “Năm năm trước, chúng ta đã ở bờ vực thẳm. Giờ đây, chúng ta đã tiến một bước lớn” Bờ vực thẳm này giống như đã được các nhà khoa học xác định là những giới hạn hành tinh. Trong khuôn khổ những giới hạn đó, chúng bao gồm rất nhiều nhân tố. Ta còn có thể tiếp tục sự thịnh vượng loài người còn tồn tại trong 150 ngàn năm nữa với điều kiện ta giữ nguyên sự ổn định của môi trường giống như trong Kỷ Toàn Tân trong 10 ngàn năm vừa qua. Nhưng điều đó phụ thuộc vào một sự giản đơn có tính tự nguyện sư phát triển chuyên vào chất lượng, không phải số lượng
2:35 Vào năm 1900, con người vẫn ở trong các giới hạn an toàn. Còn đây, năm 1950 đã đạt đến một mức tăng tốc to lớn Chuẩn bị tinh thần nhé, một chút nữa thôi, tưởng tượng ra điều gì sẽ đến tiếp theo.Chúng ta đã vượt qua rất xa một vài giới hạn của hành tinh. Hãy lấy sự đa dạng sinh học, trong mức độ hiện tại, đến năm 2050, 30 phần trăm các loài sinh vật trên Trái đất sẽ biến mất. Ngay cả, nếu lưu giữ được DNA của chúng, ta cũng không thể đảo ngược tình thế. Đây là tôi, ngồi trước một đỉnh núi băng cao 7000 mét, 21 ngàn phút ở Bhutan, Ở Cực Thứ Ba, 2000 đỉnh núi băng tan ra nhanh chóng, nhanh hơn cả Bắc Cực
3:28 Vậy chúng ta có thể làm gì trong tình hình này? Mặc dù với sự phức tạp từ chính trị, kinh tế, khoa họcvấn đề của môi trường được thu gọn trong vấn đề của lòng tốt hay lòng ích kỷ. Tôi là một người Mác-xít theo phong cách của Groucho (Cười) Groucho Marx nói: “Sao phải quan tâm tới các thế hệ tương lai?Họ đã làm gì cho tôi nào?” (Cười) Thật không may, tôi đã nghe nhà tỷ phú Steve Forbes, trên trang Fox News, đã nói chính xác như vậy, nhưng rất nghiêm túc. Ông ta được báo về sự dâng lên của nước đại dương, ông ta nói: “Tôi thấy nó thật vớ vẩn khi phải thay đổi hành vi của tôi bây giờ cho điều gì đó sẽ xảy ra trong một trăm năm nữa.” Vậy, nếu bạn không quan tâm đến các thế hệ tương lai, Vậy thì cứ việc.
4:24 Một trong các thách thức lớn nhất của thời đại chúng ta là hòa hợp ba hệ thời gian: Sự ngắn hạn của nền kinh tế, Sự thăng trầm của thị trường chứng khoán, các thanh khoản cuối năm; Sự hữu hạn của chất lượng cuộc sống là chất lượng mỗi khoảnh khắc cuộc sống, trong 10 hay 20 năm qua và tính dài hạn của môi trường. Khi các nhà nghiên cứu môi trường thảo luận với các nhà kinh tế, nó giống như cuộc trò chuyện của người tâm thần phân lập hoàn toàn không có tí liên quan. Họ không cùng nói một ngôn ngữ. Trong 10 năm qua, tôi đã đi vòng quanh thế giới gặp gỡ các nhà kinh tế, các nhà khoa học, các nhà thần kinh học, các nhà môi trường, triết gia, nhà tư tưởng ở khu vực Himalayas, khắp mọi nơi.Tôi nhận thấy là, chỉ có một khái niệm mà có thể hòa hợp ba hệ thời gian đó. Đơn giản là cần có hơn nữa sự quan tâm với người xung quanh. Có thêm sự quan tâm với người khác, bạn sẽ có một nền kinh tế chu toàn nơi mà tài chính phục vụ xã hội chứ không phải xã hội phục vụ tài chính. Bạn sẽ không chơi ở một sòng bạc bằng tiền bạc của những người đã đặt niềm tin vào bạn. Có hơn sự quan tâm với người khác, bạn sẽ chắc chắn rằng bạn khắc phục sự bất bình đẳng rằng bạn mang đến sự sung túc nào đó cho xã hội, cho nền giáo dục, cho nơi công sở. Nếu không, một quốc gia là cường quốc mạnh nhất, giàu nhất nhưng mọi người đều bất hạnh, thế thì có ý nghĩa gì nữa? Và nếu có hơn sự quan tâm đến người khác, bạn sẽ không phá hoại cái hành tinh mà chúng ta có và ở tình hình hiện tại, chúng ta không có ba hành tinh để mà tiếp tục làm như thế.
6:04 Vậy câu hỏi là, được rồi, lòng tốt là câu trả lời, đó chỉ là một sự lý tưởng phi thực tế, mà nó có thể là một giải pháp thực tế có thật không? Trước hết, nó có tồn tại không, lòng tốt thật sự, hay chúng ta ích kỷ đến thế? Một số triết gia cho rằng chúng ta đều ích kỷ không cứu vãn được Chẳng lẽ chúng ta đều là những kẻ bất lương sao? Tin tốt, phải không? Nhiều triết gia, như Hobber, đã nói vậy. Nhưng không phải tất cả mọi người đều trông đểu cáng. Hay người chỉ như chó sói với nhau? Người đàn ông này trông không tệ đến vậy chứ. Ông ấy là một người bạn của tôi ở Tây Tạng. Ông ấy rất tử tế. Chúng ta yêu thích sự hợp tác. Không có niềm vui nào hơn được làm việc với nhau, phải không? Không chỉ có mỗi con người. Rồi, tất nhiên, có cả sự đấu tranh vì sự sống, sự sinh tồn của kẻ mạnh, của thuyết Đác-uyn xã hộiTrong tiến hóa, sự hợp tác — cho dù sự canh tranh cũng tồn tại, tất nhiên,– sự hợp tác phải sáng tạo hơn nhiều để có thể tăng cường phát triển. Chúng ta đều biết phối hợp tuyệt vời và chúng ta có thế còn đi xa hơn nữa.
7:26 Hơn hết cả là chất lượng mối quan hệ giữa người với người. Tổ chức OEDC đã làm một khảo sát gồm 10 nhân tố, bao gồm thu nhập, và nhiều thứ khác. Điều đầu tiên mà người ta trả lời điều quan trọng đối với hạnh phúc của tôi là chất lượng của các mối quan hệ xã hội. Không chỉ loài người. Hãy nhìn những bà cụ đáng yêu này. Vậy nếu chúng ta phân tích sâu hơn, cái ý kiến cho rằng chúng ta đều ích kỷ không cứu chữa được, đó là khoa học kiểu chuyện phiếm. Không có bất cứ một nghiên cứu xã hội học nào,nghiên cứu tâm lý học nào, đã chỉ ra được điều đó. Thậm chí là trái lại. Bạn tôi, Daniel Batson, đã dành cả đời mình để mời người ta vào phòng thí nghiệm trong các tình huống phức tạp. Và đương nhiên chúng ta đôi khi ích kỷ, và một số người thì ích kỷ hơn những người khác. Nhưng ông ấy đã chỉ ra rằng, theo hệ thống, cho dù thế nào luôn luôn có một số lượng lớn người cư xử vị tha bất kể thế nào. Nếu bạn nhìn thấy một người bị thương, chịu đau đớn, bạn có thể chỉ là muốn thoát khỏi cảm giác cảm thông–bạn không thể chịu nổi, thế nên tốt nhất là giúp đỡ hơn là đứng im nhìn người đó. Chúng tôi đã làm đủ loại thí nghiệm, cuối cùng, ông ấy nói, rõ ràng là con người có thể rất tốt đẹp. Vậy đó là một tin tốt. Hơn thế nữa, chúng ta nên nhìn vào tính vô vị của lòng tốt. Hãy nhìn vào đây. Khi chúng ta ra về, chúng ta sẽ không nói “Dễ thương quá” Không có một cuộc đánh lộn nào khi mà đám đông nghĩ về lòng tốt” Điều đó được biết trước rồi, đúng không? Nếu có một cuộc đánh lộn, chúng ta sẽ nói về nó hàng tháng trời.Vậy thì sự vô vị của lòng tốt là điều gì đó không thu hút sự chú ý của bạn, nhưng nó tồn tại.
9:10 Hãy nhìn vào đây. Một số nhà tâm lý học nói, khi tôi kể với họ rằng tôi theo 140 dự án nhân đạo ở khu vực Himalaya, điều đó đem lại cho tôi nhiều niềm vui, thì họ nói: ”Ôi, tôi hiểu rồi, ông làm việc để có cảm giác ấm áp. Đó không phải là cái thiện., Ông chỉ làm vì cảm thấy tốt thôi.” Bạn nghĩ anh chàng này khi nhảy xuống giữa đường ray anh ấy nghĩ “Mình chắc chắn sẽ cảm thấy rất tuyệt khi mọi chuyện kết thúc?” (Cười) Chưa hết. Họ nói, nhưng khi được phỏng vấn, anh ấy nói ”Tôi không có lựa chọn khác, tôi phải nhảy xuống thôi” Anh ấy không có sự lựa chọn khác. Phản xạ tự nhiên Đó chỉ có thể là sự ích kỷ hay lòng tốt mà thôi. Không lựa chọn ư? Nào, đương nhiên, anh chàng này cũng sẽ không nghĩ tới nửa giờ ”Minh có nên đưa tay ra giúp hay không?” Anh ấy làm thế. Có sự lựa chọn nhưng nó rành rành. Nó ngay lập tức. Và tất nhiên, anh bạn này cũng có sự lựa chọn. (Cười)
10:09 Có những người có sự lựa chọn, như Pastor André Trocmé và vợ, và cả ngôi làng Le Chambon-sur-Lignon ở Pháp Qua cả Thế chiến thứ hai, họ đã cứu sống 3500 người Do Thái, cung cấp cho họ chỗ ở, đưa họ sang Thụy Sĩ, bất chấp mọi gian nan, nguy hiểm tới tính mạng của họ và của gia đình họ. Lòng tốt có tồn tại.
10:28 Lòng tốt là cái gì? Đó là niềm mong ước: người khác được hạnh phúc và tìm thấy căn nguyên của hạnh phúc. Sự cảm thông là điều cộng hưởng do xúc cảm hay tri nhận, giúp bạn thấy người này hạnh phúc người kia chịu đựng Nhưng sự cảm thông, một mình nó thì chưa đủ. Nếu tiếp tục chứng kiến nỗi đau đớn, bạn có thể bị đau đớn do cảm thông, bị bùng nổ, thế nên, cần ảnh hưởng lớn hơn của tình thương – lòng trắc ẩn Làm việc với Tania Singer ở Max Planck Viện Leipzig, chúng tôi chỉ ra hệ thần kinh hoạt động khác nhau với sự cảm thông và lòng tốt . Công việc đã kết thúc tốt đẹp chúng ta học được từ tiến hóa từ tình mẫu tử, tình phụ tử chúng ta cần phát huy nó. Lòng tốt có thể được phát huy tới cả các sinh vật khác.
11:15 Nếu muốn một xã hội vị tha hơn, chúng ta cần hai điều: Thay đổi cá nhân và thay đổi xã hội. Việc thay đổi cá nhân có khả thi không? Hai ngàn năm nghiên cứu thiền định nói rằng có. 15 năm hợp tác nghiên cứu giữa thần kinh học và tế bào học nói rằng có, bộ não của chúng ta thay đổi khi bạn rèn luyện lòng tốt. Tôi đã dành 120 tiếng trong thiết bị MRI (máy cộng hưởng từ) Đây là lần đầu tiên tôi ở trong đó sau hai tiếng rưỡi, Sau đó, kết quả đã được công bố trên rất nhiều tạp chí khoa học. Nó chỉ ra không có gì mơ hồ có một sự thay đổi cấu trúc và thay đổi chức năng trong bộ não khi bạn rèn luyện tình yêu vị thaĐể bạn hiểu rõ hơn: Đây là thiền sư không tham gia tập huấn bên trái, thiền sư trong thiền định như bạn thấy có tất cả các hoạt động. một nhóm có kiểm soát không tham gia tập huấn, không có gì xảy ra,thiền đinh, không có gì xảy ra. Họ đều không tham gia chương trình rèn luyện.
12:10 Thế bạn có cần 50 ngàn giờ ngồi thiền không? Không cần. Bốn tuần, 20 phút mỗi ngày thiền định chăm sóc tâm trí là đã mang lại sự thay đổi cấu trúc trong bộ não so với nhóm có kiểm soát. Chỉ 20 phút mỗi ngày trong bốn tuần.
12:28 Ngay cả với trẻ em mẫu giáo — Richard Davidson đã tiến hành ở Madison. Một chương trình kéo dài tám tuần: lòng biết ơn, lòng tốt, sự hợp tác, thở giác niệm. Bạn có thể nói ”Chúng nó chỉ là con nít mà” Hãy nhìn sau tám tuần, Hành vi tiền xã hội, đường đồ thị màu xanh. Sau đó là cuộc kiểm tra khoa học sau chót, kiểm tra dán nhãn Trước hết, xác định cho mỗi trẻ ai là bạn tốt nhất trong lớp, đứa không được quý nhất, đứa vô danh, đứa bị bệnh và bọn trẻ phải dán nhãn các đối tượng. Trước khi có tập huấn, chúng dán nhãn hết cho bạn thân của mình. Những đứa bé bốn, năm tuổi, 20 phút ba lần một tuần. Sau khi tập huấn, không còn sự phân biệt: cùng một số lượng nhãn cho các bạn thân nhất và không được quý nhất. Đó là điều chúng ta nên làm ở tất cả các trường học trên thế giới.
13:19 Chúng ta sẽ đi đến đâu từ điểm này?
13:21 (Vỗ tay)
13:25 Khi biết về thí nghiệm này. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói với Richard Davidson: ”Anh sẽ đi tới 10, 100 cả liên hiệp quốc, cả thế giới”
13:31 Chúng ta sẽ đi tới đâu? Thay đổi cá nhân là điều có thể. Liệu ta có phải đợi loại gien của lòng tốt cho nhân loại? Thế thì sẽ mất 50 ngàn năm sẽ là quá nhiều tổn hại cho môi trường. May mắn thay, chúng ta có sự tiến hóa của văn hóa. Văn hóa, như các chuyên gia đã nhận định biển đổi nhanh chóng hơn di truyền. Đó là một tin tức tốt đẹp. Thái độ với chiến tranh đã có nhiều thay đổi những năm qua. Sự thay đổi cá nhân và biến đổi văn hóa tạo ra nhau. đúng vậy, chúng ta có thể đạt đến một xã hội vị tha hơn.
14:07 Vậy chúng ta sẽ đi tới đâu? Cá nhân tôi thì quay trở lại phương Đông. Chúng tôi chữa trị 100 ngàn bệnh nhân một năm trong các dự án. Chúng tôi có 25 ngàn trẻ em bốn phần trăm kinh phí Vài người nói: “Mấy thứ của ông có tác dụng trong thực tế, vậy còn trong lý thuyết?” Luôn luôn có sự sai lầm. Thế nên, tôi sẽ trở lại với tu viện của mình để tìm nguồn cơn để phục vụ cộng đồng tốt hơn.
14:31 Nhưng ở cấp độ toàn cầu, chúng ta có thể làm gì? Chúng ta cần ba điều. Nâng tầm hợp tác: Nền giáo dục hợp tác ở trường học thay thế cho nền giáo dục cạnh tranh Hợp tác vô điều kiện trong lòng các tổ chức — có thể có một vài cạnh tranh giữa các tổ chức, nhưng không phải bên trong. Chúng ta cần một sự hòa hợp bền vững. Tôi rất thích thuật ngữ này. Không phải là phát triển bền vững nữa. Hòa hợp bền vững có nghĩa là hiện tại chúng ta phải giảm thiểu bất bình đẳng. Trong tương lai, chúng ta cần phải làm hiệu quả hơn, tiếp tục phát huy chất lượng không phải là số lượng. Chúng ta cần một nền kinh tế chu toàn. Cỗ máy kinh tế đội lốt con người sẽ không thể xử lý được tình trạng đói nghèo tràn lan, không thể xử lý được vấn đề của quyền lợi chung các vấn đề của không khí, của đại dương. Chúng ta cần một nền kinh tế chu toàn. Nếu bạn nói kinh tế nên quan tâm tới mọi người, họ sẽ nói: “Đó không phải là việc của chúng tôi” Nếu bạn nói, họ không quan tâm thì điều đó quả là tệ. Chúng ta cần những cam kết ở mức địa phương, trách nhiệm ở mức toàn cầu. Chúng ta cần mở rộng lòng tốt đến 1,6 triệu loài sinh vật khác.Những sinh vật có cảm giác cũng là công dân của thế giới này. và chúng ta cần khuyến khích cái thiện.
15:45 Cách mạng Vị tha muôn năm! Cách mạng Vị tha muôn năm!
15:54 (Vỗ tay)
15:59 Xin cảm ơn
16:01 (Vỗ tay)