Dáng từ dung nghi

Hình Dáng từ dung nghi
- Tác giả: admin

Trong cuộc hội ngộ chân tình, tôi có nhân duyên sinh ra và lớn lên tại Huế, nơi được mệnh danh là vùng đất Kinh Kỳ, nơi có những đền đài lăng tẩm, với dòng Sông Hương xanh biết, với Đỉnh núi Ngự Bình oai hùng, ngọn Bạch Mã kỳ vĩ, những ngôi Cổ Tự uy nghiêm, những âm thanh tụng kinh vang vọng bên những ngôi chùa nằm cạnh đoạn đường Điện Biên Phủ.

Dáng từ dung nghi image-1731945043793

Thuở nhỏ, ngày tôi đang lên 6 tuổi, tôi được cùng Bà Nội lên các ngôi chùa để cúng dường Tam bảo, mỗi khi mùa An cư lại về.

Những ngôi chùa thanh tịnh làm sao, hình bóng y vàng bay theo chiều gió, với cái nắng oai bức của xứ Huế niềm trung, các ngôi chùa thân thương Bà Nội thường đến như: Từ Đàm, Phổ Quang, Thiên Minh, Vạn Phước, Diệu Đức, Diệu Đế, Diệu Hỷ, Diệu Nghiêm, Hồng Ân, Tra Am, Long Thọ, Linh Mụ,  Hiếu Quang, Thuyền Tôn, Phò Quang, Từ Ân, Bảo Quang, Quốc Ân, Liên Hoa, Phước Duyên, Phước Thành, Báo Quốc, Linh Quang, Từ Vân, Tây Thiên, Ba La Mật, Diệu Viên, Từ Hoá, Kim Sơn, Trúc Lâm, Đông Thuyền, Thiên Hưng, Quảng Tế, Từ Hiếu, Thuyền Lâm, Tường Vân, Kim Tiên,…. và nhiều hơn thế nữa, nhưng mỗi ngôi chùa thửa nhỏ khắc sâu vào trong tâm trí.

Trong những ngôi chùa ấy, có một ngôi chùa nhỏ nhắn xinh đẹp, thời gian cổ kính rêu phong ngày xưa giờ vẫn như ngày nào. Đó là chùa Lam Sơn, nằm bên vệ đường lên dốc Điện biên phủ, cách đàn Nam giao khoảng 1 km.

Tôi được Bà Nội cho lên đảnh lễ và cúng dường quá đường, nhân mùa an cư vào năm 1990, hình ảnh đầy xúc cảm là Ôn, dáng người cao, lông mày sắc nét, khuôn mặt phúc hậu, bàn tay như búp sen, nụ cười như ông tiên.

Đặc biệt Ôn là giọng nói trầm hùng, tán tụng kinh thâu cực kỳ mê hồn, giọng to và rỏ, nhất là Ôn tụng bài sám Quy Mạng, hay cất cao giọng trong lúc quá đường.

Lúc bấy giờ, tôi bước chân vào trong căn phòng nhỏ của Ôn, bên cạnh là chiếc ghế tre, có thêm chiếc võng, cái nón lá củ kỷ, với hình dáng chiếc áo màu lan sờn vai, tôi đã đảnh lễ Ôn ba lạy và ngồi bên Ôn.

Hình ảnh ấy, suốt 29 năm qua đang hiện về trong tâm trí, những âm từ Ôn dạy giờ này con nhớ như in, không quê chút nào.

Hôm ấy, là ngày 25-04- năm Canh Ngọ, giữa cái nắng oai bức, giữa mùa hè chư Tăng Ni trong các trú xứ tại Huế an cư, nên gia đình tôi cũng như bao Phật tử khác gieo duyên cúng dường, có cả Ông nội, Bà nội, Bố Mẹ, anh trai, và tôi.

        Gặp Ôn, Ôn chào hỏi thật dung dị, xin chào cả nhà : 

        “Phật Tử Tâm Phú, Tâm Nguyện, hôm nay lên chùa cúng quá đường cho chư Tăng, hoan hỷ quá, mời vào dùng nước rồi lên lạy Phật…”

        Cả nhà chúng tôi lên chánh điện, sau đó cung kính đảnh lễ và an trú trong từng ý thức, cả nhà xuống hầu chuyện Ôn.

        Ôn  cất giọng đặc sệt tiếng Quảng Trị, pha lẫn tiếng Huế ngọt từ, rồi Ôn nhẹ nhàng nhìn cả nhà và nói.

         Ôn hỏi: ” Tâm Phú cuộc sống có gì mới, tu học thế nào..? Lên chùa Linh Mụ thăm bổn sư con chưa..?”

         Lắng nghe câu hỏi Ôn Nội tôi trả lời: ” Bạch Ôn, chúng con lên thăm Ôn bổn sư ( Ôn Đôn Hậu ) rồi ạ, ngày 16-04 gia đình chúng con lên cúng dường, Ôn con khỏe mạnh và dạy cho con nên đi cúng dường Tam bảo các chùa, đồng thời khuyến hạ cho chúng con nên khởi tâm bố thí, tinh tấn tu học, thọ trì kinh Pháp hoa, và trì đại bi chú, nên cuộc sống trong gia đình hạnh phúc.”

         Bạch Ôn:” Mới nhất trong tâm và gia đình mong có một bậc xuất gia, kính bạch Ôn..?”

         Ôn đáp: ” Duyên con ạ, mà con cầu nguyện hành trì thì ứng nghiện có thôi..!”

         Ôn Nội tôi chấp tay và chỉ biết dạ, lúc bấy giờ tiếng gõ bản báo chúng đến giờ quá đường nên Ôn cùng mọi người trang nghiêm y áo, gia đình tôi trang nghiêm áo tràng màu lam, tiếng về phòng thiền đường dâng lời cung bạch.

         Ánh nắng buổi trưa xứ Huế lọt vào chiếc y hậu của Ôn, lấp lánh những sợi chỉ vàng ươm, cung cảnh trưa hôm đó thật long trọng và nghiêm tịnh, tiếng âm trầm hùng tán tụng của Ôn ru lời kinh thửa nào về trong tiền thức, hình ảnh ấy giờ nằm trong tâm trí suốt gần 29 năm qua vẫn hiện về tâm cảnh.

         Sau buổi quá đường, tôi dùng cơm ở hậu đường, gần khu nhà bếp, thửa ấy khuôn viên chùa có những cây mít, cây khế, cây đào, nhất là cây tùng la hán, không khí yên bình dung dị làm sao.

          Dùng cơm song, cả nhà xuống bếp rửa dọn, để bòn thêm chút phước, còn tôi và Ôn Nội lên phòng Ôn hầu chuyện.

         Trong đầu tôi lúc bấy giờ lẫn vẫn những suy nghĩ, sao mà có cuộc sống thanh đạm nhàn tịnh đến vậy, suy nghĩ chỉ là suy nghĩ, thôi thì vào bên Ôn hỏi xem sao.

         Tôi ngồi bên Ôn, rồi Ôn xoa đầu và Ôn cất giọng  trầm hùng.

         Ôn hỏi: ” Con tên là gì..? Pháp danh gì..? Bao tuổi nhỉ..?”

         Tôi nhẹ nhàng chấp tay và thưa lên Ôn: ” Kính Bạch Ôn, con tên Tống Nhật Kha, con được 6 tuổi, con quy y Tam bảo tại chùa Linh Mụ, ngày 08-02 năm nay( Canh ngọ ). Được Ôn Linh Mụ là bổn sư của con, Ôn cho con Pháp danh là Tâm Hỷ. Thưa Ôn..!”

         Ôn nhìn tôi hồi lâu và Ôn nói bên tai Ôn Nội rằng: ” Tâm Phú này, người con ước sắp đến rồi nhé..”

        Tôi hỏi: “Ôn nói gì với Ôn Nội con thế..?”

         Ôn đáp: ” Ôn nói con có ý xuất trần, và sau này cũng đi tu đó..!”

         Lúc bấy giờ, Tôi ngỡ ngàn và chấp tay thưa Ôn.

         Bạch Ôn : “Do đâu mà Ôn biết, và Ôn chỉ cho con đi..?”

         Ôn nói: “Con muốn sao”

         Đáp: Dạ con muốn, nhưng Ôn nói nhé.

Ôn từ từ hạ giọng và nói nhẹ, cất giọng nói âm hùng du dương.

         Ôn nói: “Này Tâm Hỷ, xuất gia là sự vượt qua chính mình, bỏ cái vui thế sự, chuyên an trú chính mình, nghị lực vượt qua. Mới trở thành xuất gia, sự an tịnh đó con phải nhớ duyên đến con sẻ đi..!”

          Tôi chấp tay và lắng nghe rồi chỉ biết dạ, rồi Ôn dạy tiếp. 

           Ôn nói: “Tâm Hỷ ngó vậy mà thông minh đó, chớ kinh thường nó nghe…?”

          Tôi ngồi bên Ôn và thắt mắt, liền quỳ xuống và thưa lên Ôn rằng: “Bạch Ôn, sao lại gọi là Quá đường, mà không dùng danh xưng khác…? Xin Ôn cho con lời đáp.”

           Ôn nói, chú bé này, gọi tên Tâm Hỷ là đúng, nhỏ mà hỏi sâu sắc, thật đáng quý. Rồi Ôn cười nhẹ và giải thích cho tôi.

           Ôn cất giọng và nói: “Quá Đường, nghĩa đen: Đường là nhà, Quá là đi qua, nghĩa là chư Tăng đi từ Tăng đường, Khách đường, Tây đường, Đông đường…. đến Trai đường để thọ thực, nên gọi là Quá Đường hoặc Phó Đường, con hiểu chưa…!”

          Tôi nhẹ giọng, dạ con hiểu rồi, và trong tâm trí cứ lẫn vẫn tiếp, không biết từ điển tích nào…?

          Bạch Ôn: ” Thế thì lịch sử nào mà hình thành vậy Ôn..?”

           Ôn đáp: “Muốn đi tu sao, hỏi toàn câu khó nhỉ, răng mà hay ri, ôi thật là thông minh đó”

           Rồi Ôn nói tiếp về chút nguyên nhân và về nguồn cội xuất xứ.

           Con Tâm Hỷ biết không, thửa xưa khi Thời Phật còn tại thế ở Ấn Độ cũng như các quốc gia theo Phật Giáo Nam truyền không có nghi thức cúng Quá Đường mà chỉ theo phương thức “nhật trung nhất thực, thọ hạ nhất túc”,nghĩa là “giữa ngày ăn một bữa, đêm ngủ dưới gốc cây một lần”, buổi sáng đắp trì bát vào thành khất thực, sau đó về tịnh xá thọ thực và tọa thiền dưới gốc cây. Tâm Hỷ con, sự truyền thống tuyệt vời này hiện nay vẫn còn áp dụng một cách sống động ở các quốc gia như Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia và miền Tây Việt Nam. Cho đến khi Phật Giáo truyền đến Trung Hoa, rồi sau đó truyền sang Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam. Nên các bậc tổ sư đã ứng dụng con ạ. 

        Và con biết, cách thức này mà quý tôn túc  chư Tổ mới tạo ra nghi thức cúng Quá Đường này như một pháp tu tập, trước để dâng cúng mười phương Tam Bảo, sau đó hành giả mới dùng cơm, đây là nghi cách đặc biệt trong việc tri ơn và báo ơn ngay trong bữa ăn của mình. 

Trước khi ăn phải cúng dường, phải tưởng niệm và sau đó giữ chánh niệm trong lúc ăn, nếu hành giả nghiêm trì và cẩn thận trong bữa ăn như vậy, phước và đức phát sinh và tăng trưởng từ đây.

         Dâng cơm lên trán và bắt ấn cúng dường, cũng được gọi là “Cử án tề mi “, tức là đưa lên ngang chân mày để biểu tỏ lòng tôn kính ngôi Tam Bảo, đây là cung cách cúng dường trong nghi cúng Quá Đường, vừa đẹp vừa trang nghiêm, do vậy mà quý Ôn không nên đưa bát cơm quá cao hoặc quá thấp mà phải ngang trán của mình.

        Cúng dường xong để bát xuống, liền xoay hướng muỗng vào bên trong, với ý nghĩa, phần cơm dành cho mình, còn trước khi cúng, quay muỗng ra ngoài là để dâng cúng mười phương Tam Bảo. 

       Con thấy Ôn có kiết ấn cúng dường, tay phải kiết ấn cam lồ với ngón tay cái đặt lên ngón áp út co sát vào trong lòng bàn tay, ba ngón tay còn lại vươn thẳng lên, ấn cam lồ này là biểu trưng cho lòng từ bi, như hình ảnh của Bồ Tát Quán Thế Âm, tay cầm bình cam lồ, tay bắt ấn để ban rải lòng từ bi để cứu khổ chúng sanh. 

        Tay trái kết ấn Tam Sơn, ngón giữa và ngón áp út co lại, ba ngón còn lại vươn thẳng lên, như ba ngọn núi, tạo một thế kiềng ba chân vững chắc để đặt bình bát cơm vào giữa.

        Lúc đó tôi hỏi:”Bạch Ôn, ấn Tam sơn là nghĩa thế nào, Ôn dạy cho con nghe nhé..?”

        Ôn đáp: “Từ từ mới thấu, đi cũng chậm chậm vội gì vậy Tâm Hỷ hè..!”; rồi Ôn nói tiếp:

       “Ấn Tam Sơn này biểu trưng cho Giới,Định,Tuệ, là ba môn vô lậu học, một môn học có thể đưa con tìm về, khi con biết xuất gia thì con đi vào đường giác ngộ, sau này con hiểu. “

       Con biết không, cái thấy trong nghi thức cách dâng bát cơm cúng dường này đã gói gọn ý nghĩa từ bi và trí tuệ, là hai yếu tố quyết định quan trọng trong đời mình, hạnh phúc hay đau khổ cũng chính từ đây mà có. 

        Từ bi là lòng thương không có điều kiện, và trí tuệ là trí hiểu biết không nhiễm ô, đây là mục đích tối hậu của mọi hành giả, ai thành tựu được pháp hành này, người ấy luôn sống an lạc tự tại dung thông ngay trong hiện tại và mai sau, tất nhiên, con đường dẫn đến giải thoát sinh tử luân hồi đã ngắn dần ở phía trước.

Rồi câu chuyện đến đó bỏ vào trong chiếc áo màu lam gia đình Phật tử, tôi chào Ôn và cả nhà chào Ôn ra về, nhưng Ôn gọi lại tặng cho gia đình một vài trái táo cúng trên ban Phật hạ xuống sáng nay, và rồi Ôn tặng cho tôi một quyển kinh Nhật Tụng, Ôn dạy: Nhớ học thuộc chú Bát Nhã, tuần sau lên Ôn dò bài nhé…, tôi cầm quyển kinh trên tay và nói:

     “Bạch Ôn con sẻ thuộc, con Tâm Hỷ sẻ trả bài cho Ôn, Ôn cho con trí tuệ rồi.”

       Ôn Nội tôi chào Ôn, “Con Tâm Phú mong lời Ôn thành sự nhiệm màu”.

      Ôn dạy, có rồi nghe con, Ôn nói : “Chớ có xem thường nó, vì nó là Hoà thượng ngày xưa đó…”

         Thế rồi, tuần sau gia đình tôi cúng dường quá đường, trên chùa Ôn tiếp, tôi đã học thuộc.

Và Ôn dò bài Chú Bát Nhã lầu lầu, Ôn tặng cho tôi trái táo và hai viên kẹo, một kỷ niệm khó phai.

         Những năm về sau, cứ đến mùa Hạ, gia đình tôi  phát tâm đi cúng Hạ, các ngôi chùa tại niềm trung xứ Huế.

Một kỷ niệm khó quên, Ôn tặng tôi bài thơ kệ sau: 

       ” Nhỏ Tuổi kính chư Phật

          Tâm sáng tận trời mây

          Hỷ đong đầy cảnh tịnh

          Nhớ khắc ghi lời Thầy.

         Y vàng từ thửa trước

          Nối gót về dựng xây

          Sông Hương xưa chiếu nguyện

          Sáng cả Nhật Kha Thay.”

Thế rồi bài thơ đó, Ôn dạy tôi học thuộc lòng, rồi Ôn kể chuyện cho tôi nghe về chuyện Tôn Giả Ưu Ba Ly.

Giọng Ôn kể nghe sao mà hay thế, từ tốn và trầm lắng: Câu chuyện như sau, Con Tâm Hỷ biết không.

       ” Tôn Giả Ưu Bà Ly xuất thân từ dòng hạ tiện Thủ Đà La cho nên suốt cuộc đời chỉ phải làm nô bộc cho kẻ khác mà thôi. Trong xã hội của Ấn Độ lúc bấy giờ thì giai cấp Thủ Đà La chịu nhiều sự kỳ thị, khinh bỉ nhất bởi vì người sanh ra trong giai cấp nầy bị xã hội ruồng bỏ như là đồ phân uế, dơ bẩn. Người Thủ Đà La nếu gặp hàng Bà La Môn hay Sát Đế Lợi trên đường đi thì phải quỳ xuống bên đường nhường lối. Nếu lén nhìn sẽ bị móc mắt, còn nếu lý luận với hai hạng trên sẽ bị cắt lưỡi. Thật đáng thương cho Ưu Bà Ly vì trót đã sanh ra trong dòng Thủ Đà La thì phải chịu một kiếp đời bi thương sầu thảm.

       Khi còn thơ ấu, Ưu Bà Ly không được hưởng quyền lợi về học vấn nhưng cậu ta rất được cha mẹ thương yêu. Thật ra thì lòng thương con của cha mẹ lúc nào cũng bao la đâu có phân biệt giai cấp sang hèn hay hạ tiện.

       Đến khi khôn lớn, cha mẹ muốn chọn cho Ưu Bà Ly một nghề nghiệp để nuôi thân. Muốn cho con mình có cơ hội tiến thân như những nghề thương buôn hay công chức thì đòi hỏi phải có học vấn mà giới Thủ Đà La thì không được đi học thành thử kiếp nghèo cứ đeo đuổi họ từ đời nầy sang đời khác. Đối với phần lớn dân nghèo ở Ấn Độ thì nghề nông, nghề khuân vác, hoặc làm nô lệ cho nhà giàu là con đường chọn lựa duy nhất của họ để kiếm tiền nuôi thân và nuôi gia đình.

         Ban đầu thì cha mẹ tính cho Ưu Bà Ly học nghề làm ruộng, nhưng nghề nầy đòi hỏi người cày cuốc phải có sức lực, mà Ưu Bà Ly bẩm chất ốm yếu gầy còm thì ông ta tất phải yểu mạng. Còn nếu muốn làm nô lệ cho nhà phú hộ thì điều cần yếu là phải chọn được chủ nhân tử tế bằng không thì cuộc đời càng thêm thê thảm. Sau cùng họ chọn cho Ưu Bà Ly học nghề hớt tóc vì nghề nầy tương đối nhẹ nhàng và thích hợp với con người Ưu Bà Ly nhất….”

       Con biết không, nguyên nhân đi tu là không phân biệt gia cấp, nên bật thầy chúng ta vô cùng trí tuệ, rồi tôi thưa, xin Ôn kể tiếp cho con nghe, rồi Ôn kể chuyện Ưu Ba Ly đi xuất gia như sau:

       ” Một hôm, khi Đức Phật trở về cung thành Ca Tỳ La Vệ thì Ngài đã đem hạt giống Bồ đề gieo khắp nơi trong hoàng cung. Khi những hạt giống nầy gặp duyên lành thì chúng nẩy mầm tăng trưởng. Phần lớn những vương tôn công tử sau khi nghe Phật thuyết pháp đều có ý định xuất gia theo Phật. 

         Trong số nầy thì có bảy vị vương tử là Bạt Đề, A Nan, A Na Luật, Kiếp Tân Na, Bà Sa, Nan Đề và Đề Bà cùng nhau xuất gia. Mặc dầu cha mẹ không đồng ý, nhưng họ quyết định xuất gia trước rồi sẽ báo tin cho hoàng cung biết sau. Muốn xuất gia thì phải cạo bỏ tóc râu vì thế các ông hoàng nầy bắt buộc phải đem Ưu Bà Ly theo. Nhóm tám người nầy sau khi lén trốn ra khỏi cung thành thì cùng nhau tìm đến rừng Ni Câu Đà để tìm Đức Phật. Trong khu rừng gần kề tịnh xá của Phật, khi cạo tóc cho vương tử Bạt Đề xong thì Ưu Bà Ly đã tuôn từng giọt nước mắt. 

          Thấy thế, A Na Luật ngạc nhiên hỏi:

Ngươi thấy chúng ta xuất gia, đáng lý phải vui vẻ chớ tại sao lại khóc?

           Ưu Bà Ly sợ sệt đáp:

           Thưa vương tử! Xin ngài khoan thứ cho sự vô lễ của kẻ tiện dân. Chỉ vì vương tử Bạt Đề đối xử với hạ dân rất tử tế nên hôm nay ngài xuất gia với các vương tử thì kẻ hèn nầy không còn được gặp lại. Nghĩ đến đó mà hạ dân không cầm được nước mắt. Xin vương tử đừng trách mắng.

             A Na Luật nghe xong, thông cảm và an ủi Ưu Bà Ly:

          Ngươi đừng lo lắng, chúng ta sẽ giúp đỡ cho ngươi sinh sống. Nói xong quay sang các vương tử và nói tiếp:

           Này các vương huynh đệ! Ưu Bà Ly hầu hạ chúng ta cũng khá lâu. Y rất siêng năng, trung thành cho nên hôm nay chúng ta đi xuất gia thì cũng giúp cho y có cuộc sống khá hơn. Chúng ta hãy gói tất cả những đồ trang sức trên thân mình lại cho Ưu Bà Ly vì chúng ta xuất gia rồi thì đâu cần dùng mấy thứ nầy nữa.

         Các vương tử đều tán thành ý kiến của A Na Luật. Mỗi người đều cởi y phục gấm vóc và đồ trang sức châu báu tặng cho Ưu Bà Ly và bảo trở về cung thành Ca Tỳ La Vệ, còn họ thì đi tìm Phật.

          Các vương tử đi rồi, Ưu Bà Ly định quay trở về nhưng lúc ấy tự nhiên đổi ý vì nghĩ rằng:

          Bây giờ ta đem những thứ trân bảo nầy về thành thuật lại thì lão vương và hoàng gia đại thần nhất định sẽ gán cho ta tội a tòng đưa các vương tử đi xuất gia. Tội nầy khó toàn tính mạng. Các vương tử tôn quý như thế mà còn bỏ vinh hoa phú quý của thế gian để đi xuất gia, còn kẻ hạ tiện như ta thì có cái gì trên cuộc đời nầy để mà lưu luyến? Hay là ta cũng đi tìm Phật để xin được đi tu.

            Con Tâm Hỷ biết không, khi Lòng đã quyết, Ưu Bà Ly không còn chút do dự bèn đem bọc đồ gói trân châu bảo vật treo lên một nhánh cây để mặc ai đi ngang qua nếu thấy được thì lấy về mà xài, còn mình thì đi về hướng tịnh xá Đức Phật.

             Nhưng đi được một đoạn đường, Ưu Bà Ly chợt nghĩ đến thân phận hạ tiện của mình thì trong lòng nổi lên niềm bi ai tủi hổ. Ưu Bà Ly cầm lòng không đậu bèn ngồi bên đường khóc lóc và tự nhủ:

              Ta làm gì có tư cách để xuất gia? Các vị ấy là vương tôn công tử còn ta chỉ là bần dân nô bộc thì làm sao dám sánh ngang hàng xuất gia với vương tôn?

             Ưu Bà Ly than thở oán trách cho thế gian không công bình và giận cho số phận mình không may. Trong lúc Ưu Bà Ly vừa buồn vừa khóc như vậy thì ở bên tai có người hỏi:

              Có chuyện gì mà anh khóc lóc buồn thảm như vậy?

               Ưu Bà Ly ngó lên thấy tôn giả Xá Lợi Phất thì vội chùi nước mắt và quỳ xuống thưa:

             Bạch tôn giả! Ngài là đệ tử của Đức Phật, khi ngài theo Phật về hoàng cung con có được biết ngài. Xin thỉnh ý ngài, một người dòng Thủ Đà La như con không biết có được theo Phật xuất gia làm đệ tử hay không? Con đã mạo muội vọng tưởng như vậy, thật quá quắt, xin tôn giả từ bi chỉ bảo.

              Xá Lợi Phất hỏi lại:

– Anh tên gì?

– Con tên Ưu Bà Ly.

Tôn giả bèn nhớ lại khi trước có chú thợ cạo của Đức Phật đã nhập tứ thiền, nên tôn giả nói:

              Giáo pháp của Đức Phật rất tự do bình đẳng, không kể người trí hay người ngu, không phân chia nghề nghiệp sang hèn mà chỉ cần có khả năng giữ gìn giới luật thì ai ai cũng có thể làm đệ tử của Phật. Phật dạy ai cũng có thể xuất gia và ai cũng có thể chứng quả vô thượng chánh giác. Anh hãy theo ta, Đức Thế Tôn nhất định sẽ hoan hỷ thâu nhận anh làm đệ tử xuất gia.

             Ưu Bà Ly nghe nói thì hết sức mừng rỡ nên theo sau tôn giả Xá Lợi Phất về bái kiến Đức Phật. Đức Phật cũng hoan hỷ làm lễ thế độ cho Ưu Bà Ly và trao luôn cụ túc giới. Đức Phật dạy Ưu Bà Ly rằng:

           Ông rất có thiện căn, ta biết ông sau nầy nhất định sẽ tuyên dương chánh pháp của ta. Trước khi ông đến đây, các vương tử đã đến xin ta làm lễ thế độ. Tuy ta đã thâu nhận họ làm đệ tử nhưng phải gia hạn cho họ tu tập trong bảy ngày. Đợi cho họ quên được tập khí vương tử rồi và chỉ còn nhận thức là đệ tử của ta thôi thì ta sẽ làm lễ cho họ, lúc đó họ sẽ dùng lễ độ ra mắt ông.

           Ưu Bà Ly cảm động đến rơi lệ. Tuy ngày trước đã có dịp cạo tóc cho Đức Phật, nhưng không ngờ đức từ bi của Ngài cao rộng như thế. Ưu Bà Ly tự nguyện cố gắng siêng năng tu tập và sẽ luôn luôn theo Phật học tập để khỏi phụ lòng từ bi của Đức Thế Tôn.

            Bảy ngày sau, Đức Phật cho gọi bảy vị vương tử ra mắt đại chúng. Ở giữa đông đảo huynh đệ thì họ bất ngờ khi nhìn thấy tỳ kheo Ưu Bà Ly. Họ kinh ngạc và do dự không biết phải gọi Ưu Bà Ly như thế nào cho đúng. Lúc ấy Đức Phật nghiêm nghị bảo:

            Các ông do dự điều gì? Trong pháp xuất gia học đạo việc trước nhất là hàng phục tâm kiêu mạn. Ta đã cho Ưu Bà Ly xuất gia trước, thọ giới trước thì các ông phải đảnh lễ thầy ấy chớ còn sao nữa.

              Bạt Đề và toàn thể bảy vị nghe lời Phật dạy đều khiêm tốn cúi đầu đảnh lễ Ưu Bà Ly. Đối với họ thì cảm thấy tín tâm xuất gia càng thêm mạnh mẽ, nhưng Ưu Bà Ly thì cảm thấy lúng túng không an. Phật dạy rằng:

             Ưu Bà Ly! Ông cũng nên dùng lễ huynh trưởng mà đối với các ông ấy.

              Ưu Bà Ly hết cả e ngại, cảm động quá chỉ còn biết đảnh lễ Đức Phật.

              Một người là kẻ nô lệ hạ tiện đã từng phục dịch cho những vương tôn công tử nầy mà nay ở trong Phật pháp lại được lãnh thọ sự đối đãi ngang hàng. Đây quả thật là việc chưa từng xảy ra trong một xã hội nặng nề giai cấp như Ấn Độ. Chính Đức Phật đã san bằng những sự bất công trong xã hội và khuyến khích mọi người có cùng cơ hội để hướng thiện và hướng thượng bằng cách phát huy tinh tấn trí tuệ của mình.

             Việc Ưu Bà Ly xuất gia khiến cho pháp chế của Đức Phật dần dần được thực hiện. Thật vậy trong tăng đoàn không có sự phân chia chủng tộc và giai cấp cho nên về sau Ưu Bà Ly được chứng thánh quả thật không phụ ân huệ từ bi của Đức Thế Tôn.

      Bạch Ôn, gần 29 năm qua lời Ôn còn mãi, và nhờ câu chuyện Ôn kể chúng con đã có duyên.

Thế rồi, một kỳ nhân duyên trùng Phùng khác, Ôn đã cho chúng con chiên ngưỡng pháp âm vi diệu, khi gia đình chúng con có duyên sự về hiệp kỵ gia tộc, nên gia đình chúng con thành tâm cung thỉnh quý tôn túc, thửa ấy là ngày hiệp kỵ nên gia đình chúng con làm lễ Chẩn Tế cầu siêu cho gia tộc.

       Chúng con nhớ cung đón quý Ôn chứng minh, như: Ôn Đôn Hậu (1905-1992)Trú Trì Linh Mụ Quốc Tự giỏi về nghi lễ, thuyết giảng, luật nghi hành trì, khéo về dịch luật.

       Ôn Mật Hiển(1907-1992) Trú Trì Trúc Lâm Tự Ôn giỏi về nghi lễ, mật tông, luật nghi và văn thơ.

       Ôn Thiện Siêu (1921-2001) trú trì từ Đàm, Thuyền Tôn Tự giỏi về học thuật, dịch kinh, giảng dạy, và Đức hạnh khiêm cung.

        Ôn Hưng Dụng (1915-1998) Trú Trì Tổ Đình Kim Tiên Ôn giỏi về nghi lễ, Tài hùng biện nhiếp chúng Đức hạnh.

        Ôn Khả Tấn(1918-2011) Trú Trì Giác Lâm Tự giỏi về nghi lễ, khiêm cung Đức hạnh, và tu học miên mật giới luật.

        Ôn Thiện Trí (1907-2000) Trú Trì Hiếu Quang Tự; Ôn giỏi về nghi lễ và Văn thơ biện tài.

        Ôn Vạn Phước thường xưng là Ôn Tâm Hướng (1923-1997) Ôn giỏi về nghi lễ có nhiều công hạnh kiến tạo khai sơn, và nhất là tâm hiếu Trú Trì Chùa Vạn Phước.

         Ôn Thiên Hưng thường gọi Ôn Chánh Nguyên, (1935-1999) giỏi về khoa nghi chẩn tế, luật nghi hành trì nên trong các buổi lễ thời ấy đều có quý Ôn gia trì nhiếp Tâm Trú Trì Thiên Hưng Tự.

         Ôn Đức Phương,(1933-2018) Ôn có tài về nghi lễ, sám chủ, chứng minh do Đức hạnh hành trì luật nghi, luôn được cung thỉnh vào ngôi vị đàm đầu, Ôn trí trì Diệu Đế, Lam Sơn, Tra Am, Bạch Vân.

         Ôn Huệ Ấn (..?-…?) Ôn trú trì chùa Phổ Quang và năm nay Ôn gần 80 tuổi,Ôn có duyên lành cung tiển quý Tôn Đức Về Cảnh Tịnh.

       Ôn Từ Phương (1946-2005) Ôn là người nhỏ tuổi nhất, và được quý Ôn thương quý, vì có chất giọng công văn trầm hùng lại giỏi về nghi lễ,Ôn Trú Trì Tây Thiên Tự, gia đình chúng con may nắm được quý Ôn gia trì trong suốt năm 1989-1998 một năm một khoá lễ chẩn tế,….

      Và nhiều quý Sư Bà  như: Sư Bà Hồng Ân thường gọi Sư Bà Diệu Không (1905-1997) sư giỏi về thơ, văn, dịch thuật, hùng biện, khiêm cung và có Đức hạnh, chúng con được sư dạy về giáo lý Tứ Vô Lượng Tâm, sư Trụ Trì Chùa Hồng Ân.

       Sư Bà Viên Minh (1914-2014) sư bà là vị khiêm cung, chuyên giới luật và bát kỉnh pháp, văn thơ, và công hạnh tu học, sư cũng dạy cho chúng con về năm căn năm lực trong giai đoạn mùa hạ 1994, sư cũng là Trụ trì chùa Hồng Ân.

       Sư Bà Diệu Trí, (1907-2010) sư bà có tài về lý thuyết phim kim dung, nói về 37 phẩm trợ Đạo, sư Trú Trì chùa Diệu Nghiêm, đồng thời sư bà đựơc mời làm Hoà Thượng đàm đầu.

        Sư Bà Chơn Viên (1935-2016) có tính từ bi, làm từ thiện dạy cho học sinh mù chữ, khiên cung, giữ gìn giới luật, Trụ Trì chùa Hoa Nghiêm,phó trụ trì chùa Diệu Nghiêm.

        Sư Bà Diệu Tấn ngày nay sư bà 98 tuổi và cũng minh mẫn Thông tuệ, sư hiện nay là chứng minh phân ban ni giới tỉnh Thừa Thiên Huế, công hạnh là giáo dục, giữ giới luật, khiêm cung và được cung thỉnh đàm đầu hoà thượng Ni,sư trụ trì Diệu Đức Ni Viện.

       Sư Bà Diệu Lý(1922-2018) sư bà viện chủ chùa Quang Minh Đà nẳng, là công hạnh trì đại bi 1080 biến một ngày, niệm Phật, Trì pháp hoa, sư cũng là một trong những vị giúp chúng con hiểu được công hạnh ngài A Nan.

      Sư Bà Cát Tường, (1918-2013) sư bà là nhà giáo dục dạy cho ni chúng, hành bồ tát Đạo, chuyên viết sách, nhập thất, làm yết ma a xà lê, giáo thọ, thửa nhỏ tôi hay đến chùa Hoàng Mai, nơi sư bà Trú Trì, học về cách lễ Phật và phép tắc người tại gia, nhất là bài bố thí.

      Sư Bà Chơn Nguyên(1928-2004) sư bà có công hạnh là khiêm cung, trì kinh pháp hoa, thủy sám, lương hoàng trú trì chùa Diệu Viên và Phò Quang,….; về tại gia đình chúng con gia trì pháp lễ, năm ấy thuộc năm Canh Ngọ, hình ảnh của Quý Ôn trang nghiêm, dáng từ dung nghi, phong thái toát lên vẽ đẹp thiền môn, âm thanh tán tụng kinh thâu trầm hùng vọng gọi thức tỉnh cho gia đình chúng con kính tin Tam bảo, những tháng ngày ấu thơ kia chúng con chỉ lục lại trong tiền thức dáng từ dung nghi, Quý Ôn theo gót về Tây, chúng con cũng càng ngày vắng những âm thanh hùng biện kinh thi về câu chuyện hàm phong, chúng con nhớ một câu chuyện trong gia đình chúng con khiến cho ai nấy vở oà tiếng cười hàm tuệ, dung dị và thanh bần.

 Lúc bấy giờ, Ôn Đôn Hậu dùng trà điển tâm sáng tại tư gia chúng con, và Ôn Mật Hiển bước vào, thì Quý Ôn thân thiết như anh em một nhà vậy.

        Ôn Đôn Hậu hỏi: Ôn dùng trà chưa..?

Ôn Mật Hiển trả lời: Chưa ngồi Sao dùng, mà ai pha cho đâu..!

        Ôn Đôn Hậu bảo: Có chứ, Ôn để đó tôi có đệ nhí tôi pha, Ôn dùng là hạnh phúc rồi…!

Thế rồi Ôn gọi Tâm Hỷ nhí Của Tui nè, Ôn Thấy sao..?

Ôn Mật Hiển Đáp: Chú bé khôn ngô, sau này đi tu đó Ôn nghe, Tui nói là Ôn dùng trà mà. Thế rồi, Quý Ôn cười vang, lúc ấy con pha trà cho Ôn Mật Hiển dùng trà, rồi dâng hai tay lên cho quý Ôn dùng trà.

       Ôn Mật Hiển nhẹ nhàng dùng trà trong ý thức chánh niệm, thanh thoát uy nghi.

Con nhìn Quý Ôn sao mà uy nghi vậy, hiền từ phúc hậu. Bất chợt Ôn dạy…!

       Ôn Mật Hiển hỏi: Con tên gì…?

Đáp: Dạ con là Tâm Hỷ.

      Ôn Mật Hiển hỏi: Con xuất gia không..?

Đáp: Ôn Đức Phương nói với Ôn Nội con sau này con đi xuất gia Ôn ạ, con muốn.

Ôn Đôn Hậu trả lời: Con là Hoà thượng ngày xưa rồi, thế là quý Ôn cú trên đầu ba cái, nhớ học giỏi chú Đại Bi, thì đi tu trong hạnh nguyện.

Cuộc hàm phong giờ quý Ôn về Tây rồi còn con một mình trên lối đạo bơ vơ.

Ngày ấy là thế, còn nhiều nữa, nhưng hôm nay chúng con nghẹn lòng.

        Thấm thoát ngày nhân duyên đến vào năm 1999, con xuất gia tu học tại chùa Bà sư (chùa Phước Thành), trong những tháng ngày ấy chúng con nổ lực tinh chuyên trong tiếng kinh chiều thu mình lại để trở thành pháp khí thiền gia.

Chúng con nhớ, những ngày đầu mùa Xuân đi đảnh lễ quý Ôn, thăm viếng và chúc tết, chúng con hạnh phúc Phước báu diện kiến Ôn nhiều lần mỗi khi thấy dáng từ dung nghi của Ôn hiện hữu Tại phương thất ngôi chùa Lam Sơn cổ kính.

Có lần chúng con lên, Ôn vẫn nhớ chú bé ngày xưa, rồi Ôn vọng gọi.

Này chú tiểu, con có phải là cháu Nội Phật tử Tâm Phú, lò nước đá không…?

Con đáp: Dạ con ạ..!

Ôn nói: Vậy con là Tâm Hỷ phải không..?

Con đáp: Dạ đúng con ạ..!

Ôn xoa đầu, và gõ lên đầu ba cái, và rồi Ôn dạy:

“Nhớ tu, nhớ thọ, nhớ trì, nhớ khắc, nhớ hành, nhớ thửa nào dụng tâm.”

Dáng từ dung nghi của Ôn, hiền từ giải thích cho con nghe:

      Nhớ Tu: Nghĩa là chuyên tu trong hạnh nguyện, giữ tâm an trú và lấy công hạnh kham nhẫn, rồi mới nhớ tu.

      Nhớ Thọ: Nghĩa là luôn hành trì thọ bồ đề tâm giới, luôn luôn hành bi trí dũng, như kiết ấn tam sơn.

      Nhớ Trì: Nghĩa là hành trì giới luật, tinh tấn mà lãnh thọ như hiền triết Tôn Giả Ưu Ba Ly, ngày xưa Ôn trao cho con bên chiếc võng đong đưa trưa hè mùa Hạ.

      Nhớ Khắc: Nghĩa là đại nguyện khắc ghi kinh điển, lưu truyền con nhé, 33 tuổi con sẻ thọ trì nhớ khắc chơn kinh.

      Nhớ Hành: Nghĩa là hành hoá chúng sanh, dụng năng tu hành, dụng trí lập nguyện.

Rồi Ôn đọc cho con bài kệ trong kinh Pháp Cú:

        “Tự Thắng Vẽ Vang Hơn

        Hơn Chiến Thắng Người Khác

        Kẻ Khéo Điều Phục Mình

        Thường Sống Tự Chế Ngự”

 ( trích pháp cú Phẩm Ngàn-8; kệ 104- Thích Minh Châu Dịch)

Thế rồi chúng con đã về an hành lưu nhớ, ứng dụng lời Ôn dạy, đồng thời nhớ bài thơ xưa Ôn tặng chúng con.

Thời gian không ngừng trôi, chúng cho du phương hành hoá Xứ Phương Bắc, ứng hành và luôn vọng về cố đô Huế, chúng con hành khất du tăng tu bụi, sống cho đời một kiếp nhân sinh.

Cách đây mấy hôm, là ngày lễ Đại tường Sư Bà Minh Tánh () trú trì chùa Long thọ, Long Nghiêm, Long Ẩn, Diệu Nghiêm. Chúng con gọi về thăm Sư Như Huy, nghe sư nói buổi lễ thành tựu.

Lúc ấy con hỏi, Sư Ơi, Ôn Lam Sơn khỏe không..? 

Sư nói rằng: “Ôn khỏe, minh mẫn lắm, và Ôn nói tui thị bệnh, nên không lên được, nên ngồi đây chứng minh cầu nguyện cho Ni trưởng Minh Tánh, rồi Ôn cười tươi, Ôn gởi lời thăm Ni chúng, khuyến tấn tu học.”

Nghe xong, rồi bảo rằng: Vậy là Ôn khỏe, để cho chúng con nương tựa.

Vào khoảng 17 giờ chiều 01/7/2018 (18.05 Mậu Tuất) chúng con nhận được từ đầu giây từ Sư báo ra, Ôn Tịch rồi…! Ôn Tịch rồi..! Ôn đi nhẹ như cánh hạc, rủ sạch muộn phiền, thong dong tự tại trong ngàn phương liên đài.

Kính bạch giác linh Ôn, chúng con đã một lần nhân duyên gặp Ôn trong thời thơ bé, được Ôn chỉ dạy bao điều. Hôm nay, Ôn về cảnh tịnh chúng con chỉ nguyện giác linh Ôn dạo chơi liên đài tịnh lạc.

Lam Sơn giờ đây vắng dáng từ dung nghi, Diệu Đế Quốc Tự vắng dáng từ niên hương trong những ngày pháp lễ cung rước Từ Phụ về chùa Từ Đàm, Bạch Vân vắng tiếng Ôn chỉ dạy, Bồ đề hàm long vắng người giám thị thanh quy, Báo Quốc vắng tiếng người uy hùng chỉ lối, cho Tông phong nương bóng Đức từ, Tra Am nơi dáng người ẩn mình trong bảo tháp, lưu ảnh hương lòng trong trăng ngự đêm đông.

Hay chốn tổ Từ Hiếu truy phong Ôn dáng từ dung nghi làm tàn cây bóng mát, lên ngôi Trưởng Môn phái Tổ đình, giờ còn trong tâm trí chúng con một dáng từ uy nghi, phong thái cốt cách.

Hay là Từ Đàm gần 22 năm lưu thuyền chèo về điền môn Đạo mạch, trấn giữ niềm trung cố đô, một thời Phật giáo uy nghi.

Còn đây, bao tình thương giữa huynh đệ gần 40 năm xa cách, khi Ôn Nhất Hạnh trở về quê hương lần đầu năm 2005, Con thấy Ôn rơi dòng nước mắt trong buổi dùng cơm tái chùa Báo Quốc.

Chắc có lẽ, Ôn hiểu lý vô thường sinh tử kiếp duyên sinh.

Hôm nay, con Tâm Hỷ, ghi lại dáng từ dung nghi. Gởi một hình ảnh của một bật Trưởng lão, với Dáng từ dung nghi, phong thái trong những lần hầu chuyện, để Ôn là vị khai thị truyền giới đàm đầu, thất chứng giới sư, dẫn thỉnh giới sư hay chánh chủ đàn qua bao thế hệ lớp lớp truyền tâm.

Chúng con đồng Bái kính.

“Chúng con hàng hậu học diện kiến ôn trung những năm đang còn cư sỹ, được ôn dạy về bài kinh Bát Nhã, và hàng năm mùa hạ chúng con được tham dự lễ cúng dường, thời ấy là năm 1990-1998, sau đó chúng con tu học làm điệu, nhân mùa tết về, chúng con cùng chúng điệu đi đảnh lễ ôn, trong những năm 1999-2004.”

Nam mô Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Tứ Thế, Diệu Đế Quốc Tự, Trà Am, Lam Sơn Tự Trú Trì, húy thượng Nguyên hạ Thanh tự Đức Phương hiệu Hải Nguyện Trưởng Lão Hòa Thượng Giác Linh tân viên tịch.

(1933-2018)

Nguyện cầu giác linh Ôn Cao đăng Phật Quốc.
Đệ tử chúng con, hướng về Lam Sơn, nơi nhục thân ôn an nhiên tịch lạc.

Tk: Thích Minh Thế Hỷ Tâm Hải Triều
Cung kính Bái vọng giác linh ôn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả những bài học về

Tây Ninh: Bế mạc Khóa tu truyền thống Khất sĩ lần thứ 36 trong niềm hoan hỷ

PHĐS: Lễ bế mạc Khóa tu truyền thống Khất sĩ lần thứ 36 được khép lại trong niềm hoan hỷ của người con Phật, buổi lễ bế mạc được tổ chức lúc 9h sáng, diễn ra tại giảng đường Giác Huệ, tịnh xá Trúc Lâm xã Tây Thạnh, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Buổi

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này ngày càng thu hút

Gập ghềnh con đường đến trường

Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức khỏe bà ngày càng

Sống tích cực là con đường tới thành công

Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác mệt mỏi về khó

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam bảo. Anh còn tham

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa Trên đường đi, hai

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều tò mò cho người