Post: : Admin

Vì lẽ ấy, không nên cúng vàng mã cho người chết, chỉ cúng đồ ăn, thức uống và hoa trái mà thôi...



Cúng kính, kỵ giỗ người chết có ăn được không?

Cúng kính, kỵ giỗ người chết có ăn được không?


Một thời, Thế Tôn ở tại trú xứ của Bà la môn Jànussoni. Sau khi đi đến cung kính đảnh lễ, hỏi thăm và ngồi xuống một bên, Bà la môn Jànussoni bạch Thế Tôn:

Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi bố thí, làm các lễ cúng cho người chết. Mong rằng, bố thí này cho bà con huyết thống đã chết được lợi ích! Mong rằng, các bà con huyết thống đã chết, thọ hưởng bố thí này! Thưa Tôn giả Gotama, bố thí như thế có lợi ích gì cho các bà con huyết thống đã chết không? Các bà con huyết thống đã chết có được thọ hưởng bố thí ấy hay không?


Này Bà la môn, nếu có tương ưng xứ, thời có lợi ích; không có lợi ích nếu không có tương ưng xứ.

Ở đây, này Bà la môn, những người nào… sau khi thân hoại mạng chung sanh vào địa ngục, sanh vào loại bàng sanh, sanh cộng trú với loài người, sanh cộng trú với chư thiên. Những vị này, được nuôi sống và tồn tại với những món ăn ứng với cảnh giới của các vị ấy. Này Bà la môn, đây là không tương ưng xứ; trú ở những nơi ấy, các vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy.


Nhưng ở đây, này Bà la môn, người nào sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi ngạ quỷ. Vị ấy được nuôi sống và tồn tại với các món ăn tại đấy. Món ăn nào, các bạn bè, thân hữu, hoặc bà con, hoặc người cùng huyết thống muốn hướng cúng cho vị ấy; tại đấy, vị ấy sống với món ăn đó, tồn tại với món ăn đó. Này Bà la môn, đây là tương ưng xứ, trú nơi đây, vị ấy được lợi ích của bố thí ấy.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ IV, chương 10, phẩm Janussoni, phần Janussoni, VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.595)

LỜI BÀN:

Cúng bái tổ tiên, ông bà, cha mẹ hoặc bà con thân quyến là một trong những lễ tiết quan trọng của đời sống tinh thần, tâm linh có truyền thống lâu đời, nhằm thể hiện sự tri ân, báo ân, lòng thương kính đối với người đã chết.


Tuy nhiên, do không nhận thức đầy đủ về sự thọ dụng của các chúng sanh trong các cảnh giới có sự sai khác nên việc cúng bái, giỗ chạp đa phần thường được làm theo cảm tính hay phong tục, thể hiện lòng thành đối với người đã khuất mà không biết người được cúng có thọ dụng được hay không?


Thực ra, theo tuệ giác của Thế Tôn, chỉ có những chúng sanh nào thuộc tương ưng xứ, sanh vào loài quỷ thần mới hưởng được vật thực dâng cúng. Như vậy, về phương diện đối tượng được cúng bái thì chỉ những chúng sanh trong cõi quỷ thần mới thọ dụng được vật thực, đồ ăn còn các chúng sanh trong các loài khác thì không vì bất tương ưng xứ.

Cúng kính, kỵ giỗ người chết có ăn được không?

Mâm cỗ cúng giỗ người chết có ăn được đồ ăn thức uống hương hoa quả?


Tuy không nhận được thức ăn nhưng các chúng sanh ấy vẫn nhận được phước báo nếu người thân làm phước để hồi hướng cho họ. Vì thế, đối với người cúng bái muốn thân quyến được lợi ích dù ở bất kỳ cõi nào thì ngoài việc sắm sửa lễ vật dâng cúng thì cần phải thực hành thiện pháp như phóng sanh, bố thí và cúng dường… để hồi hướng.


Điều đáng lưu ý ở đây là các chúng sanh dù ở tương ưng xứ nhưng chỉ nhận được đồ ăn chứ không nhận các thứ khác như quần áo, xe cộ, nhà cửa hay tiền bạc v.v… Vì lẽ ấy, không nên cúng vàng mã cho người chết, chỉ cúng đồ ăn, thức uống và hoa trái mà thôi.


Thực hành cúng bái như lời Phật dạy trên đây thì không những âm dương lưỡng lợi, người chết được lợi ích, người sống được phước báo mà còn bảo lưu nét văn hóa tâm linh của dân tộc và đạo pháp.


QUẢNG TÁNH

cúng kiếng, cúng kính, kị giỗ, cúng bái, cúng kiến, cúng giỗ, đám giỗ, tạ lễ, ma chay, hiếu hỷ, đám đình, đám sá, đám ma, người chết, ăn đồ cúng, cúng cơm