Post: : Admin

" Có biết bao nhiêu người trong chúng ta đang đau khổ trong giây phút hiện tại, đang muốn từ khước hoàn cảnh hiện tại để mơ ước về một tương lai, trong đó hạnh phúc có thể có thật. "



" Khi đã học được phương pháp Hiện Pháp Lạc Trú rồi, chúng ta không chờ đợi một hạnh phúc hão huyền trong tương lai nữa, dù hạnh phúc đó là hạnh phúc của cõi tịnh độ hay của sự giác ngộ. "

"Nếu giáo pháp có khả năng chuyển hóa và đem lại an lạc ngay trong giờ phút hiện tại, thì tại sao mình phải đi tìm hạnh phúc trong tương lai? Hiện tại là giờ phút duy nhất mà mình có thể chọc thủng được bức màn thương đau, bức màn vô minh để có thể tiếp xúc được ngay với an lạc, với hạnh phúc, với tuệ giác."

"Đối với những người không tu thì họ nghĩ rằng tương lai thế nào cũng sáng hơn, dễ chịu hơn, và họ bám lấy cái hy vọng đó để sống.

Đối với những người có tu nhưng tu sai lạc, thì nghĩ rằng phương cách vượt thoát khổ đau của hiện tại là cắn răng chịu đựng, và tu tạo công đức để mai này mình có thể đạt tới một giai đoạn có hạnh phúc, một chân trời có hạnh phúc. Chân trời đó có thể là một cõi trời, một cõi tịnh độ.

Đó là một sự trốn chạy, và tinh thần trốn chạy hiện tại là tinh thần đi ngược lại bản hoài của đức Thế Tôn.

Do đó chúng ta phải phục hồi trên khắp đất nước của chúng ta cái tinh thần của giáo lý Hiện Pháp Lạc Trú. Điều này rất là quan trọng."

"Là Giáo Pháp có thể chứng nghiệm ngay trong giờ phút hiện tại. Nghĩa là mình không cần nhiều năm tháng mới có thể thấy được hiệu lực của giáo pháp đó. Khi bắt đầu nắm lấy giáo pháp đó để hành trì thì tự nhiênmình thấy được hiệu quả của sự hành trì đó liền lập tức."

HIỆN PHÁP LẠC TRÚ
Thích Nhất Hạnh

Hiện pháp tiếng Phạn là Di((ha Dhamma, tức là những gì xảy ra trong giây phút hiện tại, những gì đang có trong lúc này. Danh từ Hiện Pháp là một danh từ rất quan trọng, chúng ta phải biết ý nghĩa của nó. Có một bài tụng mà các Phật tử Nam tông mỗi ngày đều được tụng, đó là bài ca ngợi về chánh pháp. Bài tụng có nói tới Bốn Tùy. Bài này chúng ta đã học trong khóa tu mùa Thu vừa qua, và chúng ta sẽ đưa bài này vào trong Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn[1].

Trong bài này chúng ta quán tưởng về Bụt, về Pháp, về Tăng và về Giới, cho nên đối tượng của bài này là bốn phép Tùy Niệm, Anusm(ti. Trong chúng hôm nay có vài sư cô thuộc lòng bài này bằng tiếng Pali, và tất cả chúng ta cũng đã từng tập nhiều lần bài kinh đó bằng tiếng Pali. Bản tôi dịch là như sau:

Diệu Pháp của đức Thế Tôn, con đường mà chúng con đang nguyện đi theo, là giáo pháp đã được nhiệm mầu tuyên thuyết; là giáo pháp có thể chứng nghiệmngay trong giờ phút hiện tại; là giáo pháp có giá trịvượt thoát thời gian; là giáo pháp mọi người có thể đến mà tự thấy; là giáo pháp có công năng dẫn đạo đi lên; là giáo pháp có công năng dập tắt nhiệt não; là giáo pháp mà người trí nào cũng có thể tự mình thông đạt.
Đoạn văn đó rất là quan trọng.
Diệu Pháp của đức Thế Tôn, con đường mà chúng con đang nguyện đi theo, là giáo pháp đã được nhiệm mầu tuyên thuyết. Đã được nhiệm mầu tuyên thuyết, tiếng Hán Việt là Thiện thuyết, có nghĩa là đã được trình bày một cách khéo léo. Khéo léo là để cho người ta có thể hiểu được, hành trì được, tiếng Anh có thể dịch là well proclaim.

Là giáo pháp có thể chứng nghiệm ngay trong giờ phút hiện tại. Nghĩa là mình không cần nhiều năm tháng mới có thể thấy được hiệu lực của giáo pháp đó. Khi bắt đầu nắm lấy giáo pháp đó để hành trì thì tự nhiênmình thấy được hiệu quả của sự hành trì đó liền lập tức. Tiếng Pali là Samditthika. Ditthi có nghĩa là thấy. Nó chính là chữ Dittha ở trong danh từ Ditthadamma. Ví dụ phương pháp thiền hành hay Quán Niệm Hơi Thở.

Nếu mình không hiểu hay chưa hiểu phương pháp thở hay là phương pháp bước chân thì thôi, nhưng nếu mình đã hiểu được rồi thì chỉ cần một hơi thở vào thôi, hay chỉ cần một bước chân trên đất thôi, thì hơi thở hay bước chân đó có thể đem lại sự lắng dịu và an lạc cho mình liền lập tức.

Samditthika có thể dịch là thiết thực hiện tại, có thể chứng nghiệm ngay trong giờ phút hiện tại. Nếu giáo pháp có khả năng chuyển hóa và đem lại an lạc ngay trong giờ phút hiện tại, thì tại sao mình phải đi tìm hạnh phúc trong tương lai? Hiện tại là giờ phút duy nhất mà mình có thể chọc thủng được bức màn thương đau, bức màn vô minh để có thể tiếp xúc được ngay với an lạc, với hạnh phúc, với tuệ giác. Đó là ý nghĩa của chữ Samditthika,chứng nghiệm ngay trong giây phút hiện tại.

Đức Thế Tôn có nói rằng giáo pháp của ngài đẹp trong khúc đầu của nó, Lovely in the beginning, đẹp trong khúc giữa của nó, Lovely in the middle, và đẹp trong khúc sau của nó, Lovely at the end. Có nghĩa là trong tiến trình thực tập, giáo lý đó lúc sơ khởi nó có hiệu năng, ở giữa nó có hiệu năng, và sau đó nó cũng có hiệu năng.
Khi mình nắm lấy giáo pháp của đức Thế Tôn mà thực tập thì an lạc, hạnh phúc, và chuyển hóa nó có ngay từ phút đầu của sự thực tập, mình không cần lo lắngcho tương lai. Nếu trong hiện tại mà mình thực tậphay, và có hạnh phúc, thì tương lai là một cái gì có bảo đảm. Vì vậy cho nên lo sợ, thao thức về tương lai là chuyện không cần thiết.

Có biết bao nhiêu người trong chúng ta đang đau khổtrong giây phút hiện tại, đang muốn từ khước hoàn cảnh hiện tại để mơ ước về một tương lai, trong đó hạnh phúc có thể có thật. Đối với những người không tu thì họ nghĩ rằng tương lai thế nào cũng sáng hơn, dễ chịu hơn, và họ bám lấy cái hy vọng đó để sống. Đối với những người có tu nhưng tu sai lạc, thì nghĩ rằng phương cách vượt thoát khổ đau của hiện tại là cắn răng chịu đựng, và tu tạo công đức để mai này mình có thể đạt tới một giai đoạn có hạnh phúc, một chân trời có hạnh phúc. Chân trời đó có thể là một cõi trời, một cõi tịnh độ.

Đó là một sự trốn chạy, và tinh thần trốn chạy hiện tạilà tinh thần đi ngược lại bản hoài của đức Thế Tôn. Do đó chúng ta phải phục hồi trên khắp đất nước của chúng ta cái tinh thần của giáo lý Hiện Pháp Lạc Trú. Điều này rất là quan trọng.

Trước đây chúng ta có nói đến thiền sư Tuệ Pháp, tọa chủ chùa Thiên Hưng. Ngài đã mở trường dạy học ở chùa Thiên Hưng và các vị lãnh tụ của nền Phật giáohiện đại ở miền Trung Việt Nam, đều là học trò của ngài. Hòa thượng Tuệ Pháp vừa thông hiểu về thiền, mà cũng vừa thông hiểu về giáo. Ngài đã chọn sử dụng phương pháp Chỉ, Quán của tông Thiên Thai để dạy cho các đệ tử. Chính ngày nay chúng ta cũng chịu ảnh hưởng rất sâu đậm của tông Thiên Thai, một tông phái tu thiền nhưng không mang danh hiệu thiền tông. Hòa thượng Tuệ Pháp cũng đã đồng thời duy trìphương pháp niệm Bụt.
(Trích: Thiền Tập Sinh Động - Quyển 03: Chương 02: 2-4 , Thích Nhất Hạnh, Lá Bối xuất bản)

CÁC PHƯƠNG PHÁP HIỆN PHÁP LẠC TRÚ

ĂN CƠM THEO HIỆN PHÁP LẠC TRÚ
Khi ăn cơm cũng vậy. Ngồi ăn cơm như thế nào mà trong suốt thời gian của bữa cơm mình có hạnh phúc. Tại Làng Mai, chúng ta ăn cơm rất thong thả. Chúng ta ăn cơm ít nhất là 45 phút. Trong khi ăn, chúng ta chỉ để ý đến hai đối tượng của tâm ta lúc đó, trước hết là thức ăn.

Trong Năm Quán Nguyện trước bữa ăn có câu: Thứcăn này là tặng phẩm của đất trời, và công phu lao tác. Thức ăn là một tặng phẩm của cả vũ trụ. Vũ trụ đã đến với nhau để nuôi dưỡng ta và trong khi ăn cơm, ta ăn từng miếng đậu hũ, từng miếng cà chua, từng hạt cơm với tất cả sự thành kính, với tất cả sự biết ơn. Biết ơn rằng chúng ta là những người may mắn.

Đối tượng thứ hai là tăng thân bao quanh. Nhìn quanh, chúng ta thấy có thầy, có sư anh, sư chị, sư em đang ngồi cùng ăn cơm với chúng ta. Khi tiếp xúcđược với thức ăn, tặng phẩm của đất trời, và tiếp xúcđược với tăng thân đang bao quanh mình, thì mình thấy rằng ăn một bữa cơm như vậy là hạnh phúc rất lớn.

Ngày xưa đức Thế Tôn cũng ngồi ăn như vậy. Có khi ăn với 1250 vị khất sĩ, và ăn rất chậm rãi. Trong khi ăn, tâm mình không suy tưởng tới việc này, việc nọ, dù là suy tưởng về giáo lý của đức Thế Tôn.

Trong khi ăn, tâm mình chỉ tiếp xúc với thức ăn, định trên thức ăn. Đồng thời, mình có tâm niệm biết ơn, và mình tiếp xúc luôn với tăng đoàn đang bao quanh mình. Mình thấy rằng được ngồi ăn với đức Thế Tôn, được ngồi ăn với các vị khất sĩ, là một niềm hạnh phúc rất lớn. Vì vậy cho nên suốt 45 phút ngồi ăn cơm, hạnh phúc của mình được nuôi dưỡng rất nhiều. Đó gọi là hiện pháp lạc trú. Hiện pháp nghĩa là những gì đang xảy ra trong giờ phút hiện tại. Lạc trú tức là sống một cách hạnh phúc.

LÀM VIỆC THEO HIỆN PHÁP LẠC TRÚ

Khi dọn dẹp trên chánh điện, khi giặt áo, hay nấu cơm cho đại chúng, chúng ta cũng phải làm như thế nào để trong những thời gian đó chúng ta có hạnh phúc. Ví dụ khi chùi một cái nồi, chúng ta đừng gấp gáp mong chùi nồi cho mau xong. Chúng ta phải chùi cái nồi như thế nào mà trong suốt thời gian chùi nồi chúng ta có hạnh phúc. Đó mới thật là hiện pháp lạc trú.

Nếu chùi nồi mà trong tâm ta có sự phiền não, ví dụ ta phiền rằng mấy sư chị giờ này đi ngủ, mà sao mình phải chùi nồi một mình giờ này! Thì việc chúi nồi đó không có một chút công đức nào cả, và cũng không tạo một chút hạnh phúc nào cho ta và cho chúng cả.

Vì vậy ta phải làm sao thực tập phương pháp hiện pháp lạc trú để trong khi chùi nồi ta có rất nhiều hạnh phúc. Ta phải quyết tâm thực tập hơi thở và nụ cười trong khi chùi nồi, và chùi nồi cũng quan trọng nhưcắm hoa để cúng dường đức Thế Tôn. Khi chùi nồi mà có hạnh phúc là ta đang thực tập thành công pháp môn Hiện Pháp Lạc Trú.

Cho nên các thầy, các sư cô, quý vị tăng ni sinh, phải ngồi lại với nhau, phải thảo luận, phải pháp đàm, làm thế nào để tổ chức đời sống hàng ngày của mình, thế nào để cho mỗi giờ phút trong ngày, mình có an lạc, có hạnh phúc, thì lúc đó chúng ta mới thực tập đúng theo tinh thần giáo lý của đức Thế Tôn.

Còn nếu chúng ta nói rằng hôm nay phải cực khổ, ngày mai mới chứng ngộ; hôm nay phải đau khổ, ngày mai mới có hạnh phúc, thì đó là ngược lại với tinh thần của đức Thế Tôn, chúng ta không biết an trú, không có hạnh phúc trong giây phút hiện tại.

NHẬN DIỆN HIỆN PHÁP THÌ SẼ LẠC TRÚ

Chúng ta phải đề cao nguyên tắc Hiện Pháp Lạc Trú, tại vì tuy chúng ta hiểu được lời dạy của đức Thế Tônvề Hiện Pháp Lạc Trú, nhưng để thực hiện được phương pháp này, chúng ta phải biết cách áp dụngphương pháp đó vào trong đời sống hàng ngày của chúng ta.

Khi đã học được phương pháp Hiện Pháp Lạc Trú rồi, chúng ta không chờ đợi một hạnh phúc hão huyền trong tương lai nữa, dù hạnh phúc đó là hạnh phúc của cõi tịnh độ hay của sự giác ngộ.

Tại vì hạnh phúc, theo đức Thế Tôn, là có thể có mặt ngay bây giờ và ở đây. Vì vậy mà phải thực tập như thế nào để chúng ta có hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây. Điều này rất là quan trọng. Chỉ cần hai ba ngày thôi, là chúng ta đã có thể kiểm soát và biết rằng chúng ta đang có tiến bộtrên con đường này hay không.

Nếu để đến hai ba tháng thì nó hơi lâu. Nếu quyết tâm hạ thủ công phuthì chỉ trong vài ba ngày, chúng ta đã thấy có hạnh phúc nhiều hơn trước rồi. Tại vì những điều kiện hạnh phúc chúng ta đã có, nhưng vì chúng ta không nhận diện được những điều kiện hạnh phúc đó, cho nên chúng ta mới mơ ước một hạnh phúc trong tương lai.

Do đó dừng lại trong giây phút hiện tại để nhận diệnnhững điều kiện mình đang có về hạnh phúc, thì tự nhiên hạnh phúc nó sẽ tới. Ví dụ ta nhận diện rằng ta không bị ốm đau quá mức, ta tạm có đủ sức khỏe để có thể mỉm cười, để có thể sống được đời sống hàng ngày của chúng ta, đó là một điều kiện của hạnh phúc. Ta có hai con mắt còn tốt, mở ra là thấy trời xanh mây trắng, thấy thầy thấy bạn, thấy anh, thấy chị.
Đó là một điều kiện hạnh phúc khác. Ta có hai lá phổi không bị nám, không bị lao, đó là điều kiện khác nữa của hạnh phúc. Ta có một lỗ mũi có thể thở vào, thở ra để hấp thụ không khí trong lành; ta được sống trong một tăng thân, không bị lang thang, vất vưởng ở ngoài đời, được che chở bởi Bụt, bởi Pháp và bởi Tăng, tất cả đều là những điều kiện hạnh phúc mà ta đang có trong tay.

Chúng ta phải ngồi lại và phải nhận diện được những điều kiện hạnh phúc mà chúng ta đang có, rồi sống sâu sắc với những điều kiện đó, thì tự nhiên hôm nay chúng ta đã có hạnh phúc rồi, chúng ta không cần đòi hỏi thêm những điều kiện hạnh phúc khác nữa. Điều này rất là quan trọng.

Trích: Truyền Thống Sinh Động của Thiền Tập (Ebook Làng Mai)
Quyển 03: Chương 02: 2-14 Những phương pháp Hiện pháp Lạc trú - Ăn cơm theo Hiện pháp lạc trú


Thích Nhất Hạnh