Chùa Hộ Quốc (hay thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc) là một trong những công trình nằm trong dự án khu du lịch tâm linh có diện tích hơn 110ha (diện tích chùa chiếm khoảng 12%) thuộc ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
Chùa được khởi công đồng bộ với hơn 1000 người làm liên tục trong vòng 14 tháng, kinh phí xây dựng lên tới hơn 100 tỷ đổng (bao gồm cả kinh phí làm đường) được kêu gọi từ các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp.
Tuy nằm trong cùng hệ thống Thiền Viện Trúc Lâm nhưng kiến trúc của Thiền viện Hộ Quốc có chút khác biệt so với các Thiền viện khác bởi chùa được dựng hoàn toàn từ các cột gỗ lim nên chiều cao của các gian cũng bị giới hạn theo chiều cao của cột gỗ. Ngoài ra trong chùa cũng có ban thờ Đức Ông giống như các chùa ở Bắc Bộ.
Lịch sử Chùa Hộ Quốc:
– Ngày 14 tháng 10 năm 2011, Chùa bắt đầu được xây dựng trong dự án khu du lịch tâm linh với tổng diện tích của dự án là 110ha, chúa chiếm diện tích 12% trong tổng 110ha, được coi là một ngôi chùa lớn nhất tại Phú Quốc và lớn nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long.
– Ngày 14 tháng 12 năm 2012, sau 14 tháng miệt mài thì công chùa chính thức khánh thành, đoán phật tử và du khách đến tham quan lễ Phật. Sau khi xây dựng xong tổng mức chi phí xây dựng chùa là 80 tỉ và đường giao thông đến chùa 20 tỉ.
– Năm 2013 -2014, chùa đang được xây dựng các hạng mục phụ nhằm giúp phong cảnh chùa thêm mỹ quan thu hút nhiều du khách.
Làm sao đi đến Chùa Hộ Quốc – Phú Quốc
Từ thị trấn Dương Đông các bạn đi theo hướng về nhà tù Phú Quốc, cách đường rẽ vào Bãi Sao khoảng 1km phía bên tay trái có một lối rẽ nhỏ, đó chính là đường lên chùa Hộ Quốc ( Ở phía bên kia của đường rẽ lên chùa là Khu dân cư Suối Lớn). Trên đường có bảng chỉ dẫn vào theo con đường bê tông rộng hơn 6m.
Xe bon bon vượt qua dốc núi, đường hơi quanh cong, ít xe qua lại đi khoảng 4km là đến với Chùa Hộ Quốc – Phú Quốc. Có 2 đường lên chùa là đi thẳng và rẻ trái. Đường rẻ trái lên sau lưng chùa, đây là được nội bộ (bạn không nên đi theo con đường này.)
Từ ngoài cổng bước vào trong chùa nhìn 2 bên đường vào là 18 vị la hán được khắc bằng đá, mỗi bên với 9 vị la Hán trông rất trang nghiêm. Tiếp đó hiện ra trước mắt bạn là 2 lối lên bằng cầu thang. Ở phía giữa là thảm trỗ khắc với các họa tiết rồng, hoa sen.
Thiền viện trúc lâm Phú Quốc cảnh nhìn từ dưới lên
Chúng tôi đến thăm Chùa Hộ Quốc – Thiền Viện Trúc Lâm Phú Quốc vào những ngày mưa nên từng bậc cầu thang vào những cũng rất trơn. Đặc biệt đối với ai sợ độ cao thì hãy cẩn thận hơn. Bước lên hết bậc cầu thang từ trên cao nhìn xuống khung cảng rất tuyệt. Xa xa là biển nước trong xanh, bãi biển này được người dân địa phương gọi là Bãi Cây Da.
Bước vào trong chùa là khung cảnh uy nghi. Chùa được thiết kế kiến trúc rất cổ kính.
Được biết Chùa Hộ Quốc tại đảo Phú Quốc . Do Cụ đại tướng Phạm Văn Trà hưng công với mấy trăm khối gỗ lim .
Ngôi chùa Hộ Quốc được làm theo kiến trúc tập hợp nhiều ngôi chùa ở miền Bắc như chùa Hương, chùa Trăm Gian
Hoành phi ‘Dân sinh sơ quến’ tại điện thờ
Con đường dẫn vào chùa Hộ Quốc
Phù điêu ‘Vạn cổ anh linh’
Phù điêu hoa văn đất nước Việt, trống đồng Đông Sơn, lịch sử Âu Cơ, Lạc Long Quân
Lầu trống ‘bát nhã’ được làm theo kiến trúc tương tự ngôi chùa Hương
Mười tám vị La-hán tại thiền viện Hộ Quốc
Tôn tượng Thiên Đại Tướng Quân
Bức hoành phi Chùa Hộ Quốc Phú Quốc còn có tên là Thiền viện Trúc Lâm
Công trình chùa Hộ Quốc đang trong thời gian xây dựng bảo tháp
Hộ Quốc nghĩa là trấn giữ bờ cõi, hỗ trợ đất nước về việc biên ải
Thích Quảng Tùng / Phật học đời sống
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)