Khi biết Thiền sư về đất mẹ (đất mẹ nghĩa là đất Việt) là từ ngày Thiền sư đã im lặng vô ngôn và con cũng tập hạnh im lặng. (Trừ những phương thuốc trị tâm bệnh của chúng sanh). Và từ đó cái im lặng càng sâu, tức chỉ cho tâm bồ đề dũng mãnh trong Đạo Phật.
Im lặng của Thiền sư luôn có hai nghĩa mà chỉ có những thiền sư mới kiên định vững chãi thực hành miên mật. Nó như một dạng Thiền định chuyên niệm định tuệ, phát ra nguồn ánh sáng Vô lượng quang, Vô lượng thọ.
Thứ nhì là cái im lặng Hiện tại .
Đại chúng Làng Mai quây quần bên Thiền sư Nhất Hạnh lúc còn sanh tiền.
Sau năm 1982, trở đi Thiền sư nói là làm, và giây phút chứng nghiệm tuệ giác Chánh niệm là con đường mà Thiền sư gởi tất cả tình thương vào đó. Một Gia tài thiết yếu “ Đến để thấy...” Thấy nhìn một sự im lặng tuyệt nhiên: Thong dong, rong chơi, hạnh phúc.
Truyền thống Thiền sư là truyền thống Thở( Thiền) cho nên sau gần một thế kỷ, con người chúng ta mới được tiếp xúc với Bụt sâu lặng trong “Thầy”.
Thầy Pháp Bảo bên Thiền sư Nhất Hạnh
Cái Im lặng Nội tại là của chính Thiền sư, mang kết quả thực hành “chân lý Qua bờ”. Còn cái Im lặng Hiện tại ( im lặng bên ngoài) phải mang thêm chút đối đải “Ta và của ta”.
“Thiền sư không bỏ quá khứ” nhưng “Thiền sư đã làm mới lại” và sống trong hiện tại (Im lặng là tình thương và sự hiểu biết).