Bốn hạng vợ

Hình Bốn hạng vợ
- Tác giả: admin
Mục lục bài viết:

Trong kinh văn, Đức Phật chỉ gợi mở mà không khẳng định người vợ phải mang phẩm chất của người nô tỳ. ..

Bốn hạng vợ image-1732288771313

Trong kinh văn, Đức Phật chỉ gợi mở mà không khẳng định người vợ phải mang phẩm chất của người nô tỳ. ..

Ai cũng biết câu “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”. Muốn thiết lập hạnh phúc hôn nhân, ngoài yêu thương thì kính thuận và nhẫn nhịn là những đức tính không thể thiếu. Ai cũng mưu cầu một cuộc hôn nhân hạnh phúc nhưng thực tế thì đời sống vợ chồng luôn thăng trầm, lắm nỗi nhiêu khê. Trong văn hóa Việt, người vợ thì phải hiền, con dâu thì phải thảo. Theo Đức Phật, người vợ tốt phải hội đủ những phẩm chất của người mẹ, người bạn và người nô tỳ.
“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Khi ấy, trưởng giả A-na-bân-để có con dâu tên Thiện Sanh, dung mạo đoan chánh, mặt như sắc hoa đào, là con gái quan đại thần của vua Ba-tư-nặc. Nàng ấy ỷ vào dòng họ, cậy gia thế vọng tộc, không cung kính mẹ chồng và chồng, cũng không thừa sự Phật, Pháp, Tỳ-kheo Tăng, cũng không kính phụng Ba ngôi báu.

Thế Tôn dẫn chúng Tỳ-kheo vây quanh trước sau đến nhà trưởng giả, vào chỗ ngồi. Trưởng giả lại đem ghế nhỏ ngồi trước Như Lai. Thế Tôn bảo nàng Thiện Sanh:

– Này trưởng giả nữ! Nên biết làm vợ có bốn cách. Thế nào là bốn? Có người vợ như mẹ, có người vợ như bạn thân, có người vợ như giặc, có người vợ như nô tỳ.

Nay cô nên biết! Vợ như mẹ là tùy thời chăm sóc chồng, không để cho thiếu thốn, thừa sự cúng dường. Người ấy được sự ủng hộ của chư Thiên, dù Nhân hay Phi nhân không hại được, chết được sanh cõi trời. Đây gọi là người vợ như mẹ.

Thế nào là vợ như bạn thân? Này trưởng giả nữ! Thấy chồng mà không có tâm tăng giảm, cùng chung khổ vui. Đó là người vợ như bạn thân.

Thế nào là vợ như giặc? Này trưởng giả nữ! Nếu thấy chồng bèn ôm lòng sân giận, ghét chồng, không thừa sự cung kính lễ bái, thấy chồng mà muốn hại, tâm để nơi người khác, chồng không thân với vợ, vợ không thân với chồng, không được người ái kính, chư Thiên không ủng hộ, ác quỷ xâm hại, thân hoại mạng chung rơi vào địa ngục; đó gọi là người vợ như giặc.

Thế nào gọi là vợ như nô tỳ? Ở đây, người vợ trinh lương, thấy chồng bèn tùy thời săn sóc, nhẫn nhịn lời nói không trả lời lại, nhẫn nại sự lạnh khổ, thường có lòng từ; đối với Ba ngôi báu cũng sanh ý niệm rằng: ‘Ba ngôi báu còn, ta còn; Ba ngôi báu mất, ta mất’. Do việc này người ấy được chư Thiên ủng hộ, dù Người hay Phi nhân đều thương tưởng nghĩ nhớ, khi chết sanh cõi lành, trên trời.

Này trưởng giả nữ! Đó là bốn hạng vợ, nay cô ở vào hạng vợ nào?

Nàng ấy nghe lời Phật dạy, liền đến trước lễ Phật, bạch rằng:

– Cúi xin Thế Tôn! Nay con sửa đổi lỗi cũ, không dám phạm. Từ nay về sau con thường làm pháp lễ độ như nô tỳ…”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập III, phẩm 51.Phi thường [trích], VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.567)
Rõ ràng, người vợ mà “thấy chồng bèn ôm lòng sân giận, ghét chồng, không thừa sự cung kính lễ bái, thấy chồng mà muốn hại, tâm để nơi người khác, chồng không thân với vợ, vợ không thân với chồng, không được người ái kính” thì gia đình ấy thật bất hạnh. Đức Phật nói cưới phải người vợ như thế chẳng khác nào rước giặc vào nhà. Người vợ mà hội đủ các tật xấu như thế thì chẳng những hiện đời tạo ra hôn nhân bất hạnh, mà đời sau phải chịu đọa lạc do hạnh nghiệp xấu của mình.

Trong kinh văn, Đức Phật chỉ gợi mở mà không khẳng định người vợ phải mang phẩm chất của người nô tỳ. Tuy nhiên, nàng Thiện Sanh đã tự nhận như thế, và có thể xem đây là phẩm chất hiền thục cần thiết của người vợ hiền, dâu thảo trong thời đại Thế Tôn. Với những đức tính tốt ấy, người vợ sẽ góp phần kiến tạo hạnh phúc hôn nhân trong hiện tại và một cảnh giới tái sinh tốt đẹp ở tương lai.

Xét về tên gọi, người vợ như nô tỳ phảng phất quan niệm gia trưởng trong hôn nhân thời xưa. Nhưng xét nội dung, những đức tính của người vợ “trinh lương, thấy chồng bèn tùy thời săn sóc, nhẫn nhịn lời nói không trả lời lại, nhẫn nại sự lạnh khổ, thường có lòng từ; đối với Ba ngôi báu cũng sanh ý niệm rằng: Ba ngôi báu còn, ta còn; Ba ngôi báu mất, ta mất” thì đó là những phẩm chất cần thiết của người vợ Phật tử hiền lành, nhẫn nhịn để góp phần xây dựng hôn nhân hạnh phúc. 

Quảng Tánh

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Mục lục bài viết: Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả

Tây Ninh: Hơn 100 Tu sĩ đi khất thực “Khóa tu Khất sĩ lần thứ 36”

Mục lục bài viết: PHĐS: Khất thực, một truyền thống lâu đời trong Phật giáo, mang ý nghĩa sâu xa hơn việc nhận thực phẩm. Đó là hành động thể hiện sự khiêm nhường, nhắc nhở về mối liên kết giữa tu sĩ và cư sĩ. Người tu hành đi khất thực không chỉ nhận

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Mục lục bài viết: Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này

Gập ghềnh con đường đến trường

Mục lục bài viết: Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức

Sống tích cực là con đường tới thành công

Mục lục bài viết: Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Mục lục bài viết: Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Mục lục bài viết: Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Mục lục bài viết: Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều