Nguồn gốc xuất hiện của con người trên trái đất này là một câu hỏi muôn thuở và ai trong chúng ta cũng muốn tìm hiểu. Các lý thuyết tôn giáo cũng như các nhà khoa học đã nỗ lực đưa ra những lý giải khác nhau về vấn đề này.
Hầu hết các tôn giáo hữu thần chấp nhận con người là sản phẩm do Thượng đế sáng tạo, trong khi đó, các nhà khoa học cho rằng con người là hậu duệ của một giống vượn người trải qua một chuỗi quá trình tiến hóa lâu dài theo thuyết tiến hóa của Darwin. Trước vấn đề này, Phật giáo vốn tin tưởng vào thuyết tái sanh, luân hồi theo nghiệp, cho rằng tất cả các loài chúng sanh lên xuống, qua lại quanh quẩn trong vòng luân hồi sinh tử, tùy vào nghiệp mình đã gây tạo trong quá trình sống ở những kiếp sống trước.
Theo sự mô tả của Đức Phật trong kinh Đại sư tử hống (Trung bộ kinh số 12) và kinh Phúng tụng (Trường bộ kinh số 33), mỗi chúng sanh, theo nghiệp nhân mình đã tạo, được sinh ra thông qua một trong bốn cách thế khác nhau, tùy vào từng chủng loại. Bốn loại đó là: noãn sinh – sanh ra từ trứng (gà, chim…), thai sinh – sanh ra từ bào thai của người mẹ (người, chó, mèo…), thấp sinh – sanh ra từ sự ẩm thấp hay từ rịn rỉ của các thành tố, đất, nước v.v… (trùng, bọ…) và hóa sinh – do hóa hiện mà sanh ra, không phải trải qua các giai đoạn phôi thai (nhộng hóa tằm, nhộng hóa ve sầu…).
Như vậy con người là chủng loại điển hình cho hình thức thai sanh. Theo Đức Phật, có ba yếu tố hòa hợp để một bào thai hình thành. Điều này được ghi lại trong kinh rằng,“Này các Tỳ-kheo, khi nào cha mẹ có giao hợp, và người mẹ trong thời có thể thụ thai, và hương ấm có hiện tiền; có ba sự hòa hợp như vậy, thì bào thai mới thành hình” (Đại kinh đoạn tận ái, Trung bộ kinh số 38; kinh Assalayana, Trung bộ kinh số 93). Yếu tố hương ấm đó là gandhabba, ngài Piyadassi Maha Thera gọi là thức tái sanh, mang nặng tính chất ái nhiễm, còn Giáo sư Damien Keown thì cho rằng đó là thân trung ấm. Dù các hành giả và các nhà nghiên cứu gọi yếu tố tái sanh này với nhiều tên khác nhau, tất cả đều đồng nhất quan điểm đây là điều kiện thiết yếu để quyết định sự sống, vì chúng là nghiệp chủng căn bản để hình thành một con người.
Trong khi Phật giáo quan niệm có ba yếu tố để tạo thành một bào thai như vừa nêu trên thì khoa học chỉ đề cập đến hai yếu tố, đó là có sự giao hợp giữa một người nam với một người nữ và người nữ ấy phải đang ở trong giai đoạn có thể mang thai. Thế nhưng, nếu dừng lại ở hai yếu tố này, khoa học vẫn chưa giải thích được lý do tại sao trong rất nhiều trường hợp, khi có đủ cả hai điều kiện này mà vẫn không có một bào thai nào được hình thành. Các nhà khoa học loanh quanh đưa ra nhiều giả thiết nhưng vẫn chưa có câu trả lời thuyết phục.
Theo đạo Phật, yếu tố mang tính quyết định phải kể đến để một thai nhi được thành hình đó chính là gandhabba mà kinh văn gọi là “hương ấm”. Đây chính là điều kiện cơ bản để hình thành một sinh thể trên cuộc đời. Nếu thiếu thức đầu thai, hai điều kiện kia dù có mặt, vẫn không có một chúng sanh nào ra đời ở dạng bào thai. Đoạn đối thoại sau đây giữa Đức Phật và Tôn giả Ananda được ghi lại trong kinh Đại duyên (Trường bộ kinh số 15) đã thể hiện rõ quan điểm này:
– Này Ananda, nếu thức không đi vào trong bụng của người mẹ, thời danh sắc có thể hình thành trong bụng bà mẹ không?
– Bạch Thế Tôn, không!
– Này Ananda, nếu thức đi vào trong bụng bà mẹ rồi bị tiêu diệt, thời danh sắc có thể hình thành trạng thái này, trạng thái khác không?
– Bạch Thế Tôn, không!
– Này Ananda, còn nếu cái thức này đang ở trong một bé trai hay một bé gái khi mà các em này còn nhỏ, lại biến mất đi thì tâm và thân có tăng trưởng, phát triển và lớn lên không?
– Bạch Thế Tôn, không!
Như vậy, thức đầu thai mới là yếu tố quyết định sự sống của một con người. Khi nào thức này còn tồn tại trong một chúng sanh, dù ở dạng bào thai hay cơ thể phát triển đầy đủ, thì chúng sanh ấy mới có thể tồn tại.
Sự sống của một con người xuất hiện khi nào?
Theo quan điểm của duy thức học, cái ý thức đi đầu thai này còn được mang một cái tên khác là a-lại-da thức (alaya), hay tàng thức. Tàng thức, như tên gọi của nó, là nơi chứa đựng, lưu giữ những hạt giống ở dạng ký ức qua suốt một đời người đã tích lũy, dồn chứa – tức là huân tập lâu đời. Những hạt giống trong tàng thức là biểu hiện của tất cả những gì ta đã làm, đã kinh nghiệm, đã có nhận thức hoặc có tri giác. Trong kho tàng thức, một số lớn các chủng tử (hạt giống), cùng kết hợp với những chủng tử được tích lũy từ các đời trước tạo thành một yếu tố tâm vật lý dưới dạng năng lực. Dạng năng lực này Phật giáo gọi là nghiệp lực. Nghiệp lực này, khi sự sống của một cá nhân nào đó chấm dứt, nó liền rời cơ thể sinh học ấy và tiếp tục tìm một hình thức tồn tại mới phù hợp để thể hiện ý chí và khát vọng sống của mình.
Khi hội đủ các yếu tố hỗ trợ cần thiết, và được thúc đẩy bởi ý chí sống mãnh liệt mà trong đạo Phật gọi là “lòng khát ái” – lòng khao khát được hiện hữu đã hình thành nên một đời sống mới của một chúng sinh, nó nương gá vào một sinh thể để hình thành một chúng sanh. Như vậy, chính nghiệp hay nghiệp lực là sức đẩy chính cho cái mầm chúng sanh đầu thai này đi tái sanh. Nói một cách cụ thể hơn, khi những yếu tố mang tính di truyền nòi giống được tiếp diễn trong thời điểm thích hợp, nếu có một năng lực tâm vật lý xâm nhập vào thì thông qua đó, sự sống được tiếp nối.
Như vậy, sự sống của một con người được hình thành ngay khi thức đầu thai xâm nhập vào cơ thể người mẹ ngay từ giây phút đầu tiên của sự thụ thai. Vì lẽ đó, phôi bào được coi như là một sinh linh ngay từ khi nó chưa tượng hình và khi ấy, ngay cả thai phụ cũng chưa cảm nhận được sự có mặt của mầm sống ấy. Ở thời điểm này, các phương tiện y khoa hiện tại cũng như chưa phát hiện được có một sanh thể đang hiện hữu. Theo đạo Phật, sanh mạng được xác định là có mặt từ giây phút này.
Cần bảo hộ sự sống
Sự sống là cái quý giá nhất vì mọi giá trị của cuộc sống được làm nên từ sự năng động và sinh trưởng của các thể sống, chứ không thể từ sự chết. Một cái cây sống, một con vật sống, một con người sống… góp phần tạo nên sự sống và giá trị cho chủng loại ấy và cho toàn thể hành tinh mọi loài đang chung sống. Bằng những trải nghiệm thực tế, hơn ai hết, ta hiểu được giá trị của sự sống đối với con người. Sự quý giá của thân người được xác nhận nhiều lần trong kinh điển Phật giáo.
Đức Phật nhiều lần nhắc nhở rằng, trong vòng luân hồi vô tận này, con người sau khi mất đi mà được làm người trở lại hiếm hoi như chút ít đất dính trong đầu móng tay so với đất của sơn hà đại địa bên ngoài. (Tương ưng bộ kinh, tập II, chương IX, phần 2, kinh Đầu ngón tay). Được thân người còn khó hơn cả con rùa mù gặp được bộng cây qua ẩn dụ sinh động được ghi lại trong kinh rằng, trong biển cả to lớn có khúc cây mục, trên khúc cây ấy có một lỗ bộng. Gió thổi sóng đưa khúc cây qua lại, tới lui. Ở dưới biển có con rùa mù mắt, trăm năm mới nổi lên một lần. Việc con rùa mù gặp được bộng cây chui vào còn dễ hơn được làm người trở lại sau khi mất thân này rồi (Tương ưng bộ kinh, tập V, chương XII, phẩm V: Vực thẳm, kinh Lỗ khóa).
Điều này nhắc tất cả chúng ta ý thức rằng, một chúng sanh phải trải qua thời gian dài lâu để tu tập, chuyển hóa tâm ý mới được làm người. Do vậy, với tâm từ bi như là một dấu ấn xác chứng đạo Phật, giết hại sự sống của bất cứ sanh linh nào đều là điều cấm, huống chi sanh linh ấy là con người thì càng phải quý trọng hết mực cơ hội hiếm hoi này. Trên cơ sở này, chủ trương của đạo Phật là bảo hộ mạng sống của tất cả mọi loài, nhất là con người, ở tất cả các hình thức hiện hữu trên cuộc đời này.
Bảo hộ từ lúc sự sống mới hình thành
Con người được bảo hộ là điều bình thường trong mọi xã hội từ xưa đến nay. Tuy nhiên, luật pháp xã hội chỉ hướng đến bảo vệ con người kể từ khi sanh linh ấy hiện hữu như một cá thể độc lập về sinh học với cơ thể của người mẹ. Về phương diện đạo đức, con người cũng chỉ quan tâm đến việc bảo hộ sự sống của thai nhi khi đó là trái ngọt của tình yêu và là đứa con đang được mong đợi của gia đình.
Trong những trường hợp mầm sống ấy được tạo ra ngoài ý muốn, rất nhiều người có xu hướng từ chối mầm sống đang lớn dần trong cơ thể người mẹ khi họ chưa sẵn sàng hoặc không đủ can đảm đón nhận sanh linh mà họ đã tạo ra. Họ quan niệm khi mầm sống chưa nên vóc nên hình một con người đầy đủ, mà chỉ ở giai đoạn phôi thai, thì việc can thiệp để chấm dứt sự phát triển ấy là ngăn chặn sự tạo thành một con người hoàn chỉnh, và điều này không có tội lỗi gì. Nhiều người không hiểu làm như thế là họ đã cắt đứt sự sống, chứ không phải ngăn chặn sự sống như họ lầm tưởng. Điều duy nhất họ quan ngại trong vấn đề này là những di chứng và ảnh hưởng sức khỏe cũng như tâm lý của người mẹ mà thôi.
Chỉ một số ít người theo tôn giáo, tuân thủ các giới điều, trong đó có giới điều cấm phá thai, mới không dám chủ động can thiệp để dừng lại sự phát triển của một sinh linh đã được hình thành và đang phát triển mỗi ngày trong cơ thể một người mẹ vì niềm tin tôn giáo. Một số ít khác phải là người thật nhân hậu, đạo đức mới có đủ bản lĩnh đánh đổi nhiều thứ để chịu trách nhiệm việc mình làm, chọn cách giữ lại mầm sống mình đã tạo ra. Với người sống theo lời Phật dạy, thấm nhuần sâu sắc giáo lý từ bi của đạo Phật, sẽ nhận biết rõ rằng, việc phá thai chính là đang tạo nghiệp ác, đang gieo một nhân xấu. Hiểu được điều này, người ta mới không dám can thiệp vào sự sống của một sinh linh đang nương nhờ vào cơ thể người mẹ để mượn duyên đến với cuộc đời này.
Như đã trình bày ở phần trên, chỉ cha và mẹ thôi không đủ để tạo thành một sinh linh mà cần có yếu tố thứ ba còn quan trọng hơn là thức tái sanh phải có mặt đúng lúc. Như vậy, cha mẹ chỉ là “điều kiện cần” chứ chưa phải là “điều kiện đủ” để hoàn toàn quyết định việc tạo ra sự sống của một con người. Bởi lẽ, nếu cha mẹ đủ quyền quyết định sự ra đời của các đứa con, tại sao nhiều gia đình mòn mỏi mong đợi một đứa con vẫn không có? Nhiều cặp vợ chồng “bình thường” vẫn miệt mài chữa hiếm muộn trong nhiều năm mà không có lấy một mụn con?
Trong dân gian, ta vẫn thường nghe người ta nói “con cái là lộc trời cho” ấy mà. Theo các thuyết luân hồi, nhân quả và nghiệp báo của nhà Phật, con mượn cha mẹ như là một phương tiện để có mặt trên cuộc đời này mà thôi. Thai nhi là vô tội, không lý do gì lấy quyền làm cha mẹ để tước đoạt mạng sống của một con người dưới danh nghĩa “con của mình”. Tước đi cơ hội quý giá được hiện hữu trên cuộc đời này với thân phận một con người là một việc làm nhẫn tâm, tội lỗi và gieo nhân xấu, đoạn cơ hội làm người của chính bản thân mình ở kiếp sau.
Liên quan với đạo đức Phật giáo về vấn đề can thiệp để chấm dứt quá trình phát triển của thai nhi, Đức Dalai Lama khẳng định trong lời phát biểu rằng, “Phật giáo quan niệm rằng ý thức xâm nhập vào sinh vật ngay từ phút giây đầu tiên của sự thụ thai, bởi lẽ đó mà phôi bào vẫn được coi như là một sinh vật. Cho nên chúng tôi xem hành động phá thai cũng giống như việc cướp đi sự sống của một con người” (Beyond Dogma, HH the Dalai Lama, tr.11). Do vậy, phá thai là hành động giết người; và như thế, theo đạo Phật, quả báo của hai việc làm này tương tự nhau, mặc dù pháp luật thì không ai bắt tội người phá thai cả.
Tính trung đạo trong vấn đề bảo hộ sự sống
Nguồn gốc xuất hiện của con người trên trái đất này là một câu hỏi muôn thuở và ai trong chúng ta cũng muốn tìm hiểu. Các lý thuyết tôn giáo cũng như các nhà khoa học đã nỗ lực đưa ra những lý giải khác nhau về vấn đề này. Hầu hết các tôn giáo hữu thần chấp nhận con người là sản phẩm do Thượng đế sáng tạo, trong khi đó, các nhà khoa học cho rằng con người là hậu duệ của một giống vượn người trải qua một chuỗi quá trình tiến hóa lâu dài theo thuyết tiến hóa của Darwin. Trước vấn đề này, Phật giáo vốn tin tưởng vào thuyết tái sanh, luân hồi theo nghiệp, cho rằng tất cả các loài chúng sanh lên xuống, qua lại quanh quẩn trong vòng luân hồi sinh tử, tùy vào nghiệp mình đã gây tạo trong quá trình sống ở những kiếp sống trước.
Theo sự mô tả của Đức Phật trong kinh Đại sư tử hống (Trung bộ kinh số 12) và kinh Phúng tụng (Trường bộ kinh số 33), mỗi chúng sanh, theo nghiệp nhân mình đã tạo, được sinh ra thông qua một trong bốn cách thế khác nhau, tùy vào từng chủng loại. Bốn loại đó là: noãn sinh – sanh ra từ trứng (gà, chim…), thai sinh – sanh ra từ bào thai của người mẹ (người, chó, mèo…), thấp sinh – sanh ra từ sự ẩm thấp hay từ rịn rỉ của các thành tố, đất, nước v.v… (trùng, bọ…) và hóa sinh – do hóa hiện mà sanh ra, không phải trải qua các giai đoạn phôi thai (nhộng hóa tằm, nhộng hóa ve sầu…).
Như vậy con người là chủng loại điển hình cho hình thức thai sanh. Theo Đức Phật, có ba yếu tố hòa hợp để một bào thai hình thành. Điều này được ghi lại trong kinh rằng,“Này các Tỳ-kheo, khi nào cha mẹ có giao hợp, và người mẹ trong thời có thể thụ thai, và hương ấm có hiện tiền; có ba sự hòa hợp như vậy, thì bào thai mới thành hình” (Đại kinh đoạn tận ái, Trung bộ kinh số 38; kinh Assalayana, Trung bộ kinh số 93). Yếu tố hương ấm đó là gandhabba, ngài Piyadassi Maha Thera gọi là thức tái sanh, mang nặng tính chất ái nhiễm, còn Giáo sư Damien Keown thì cho rằng đó là thân trung ấm. Dù các hành giả và các nhà nghiên cứu gọi yếu tố tái sanh này với nhiều tên khác nhau, tất cả đều đồng nhất quan điểm đây là điều kiện thiết yếu để quyết định sự sống, vì chúng là nghiệp chủng căn bản để hình thành một con người.
Trong khi Phật giáo quan niệm có ba yếu tố để tạo thành một bào thai như vừa nêu trên thì khoa học chỉ đề cập đến hai yếu tố, đó là có sự giao hợp giữa một người nam với một người nữ và người nữ ấy phải đang ở trong giai đoạn có thể mang thai. Thế nhưng, nếu dừng lại ở hai yếu tố này, khoa học vẫn chưa giải thích được lý do tại sao trong rất nhiều trường hợp, khi có đủ cả hai điều kiện này mà vẫn không có một bào thai nào được hình thành. Các nhà khoa học loanh quanh đưa ra nhiều giả thiết nhưng vẫn chưa có câu trả lời thuyết phục.
Theo đạo Phật, yếu tố mang tính quyết định phải kể đến để một thai nhi được thành hình đó chính là gandhabba mà kinh văn gọi là “hương ấm”. Đây chính là điều kiện cơ bản để hình thành một sinh thể trên cuộc đời. Nếu thiếu thức đầu thai, hai điều kiện kia dù có mặt, vẫn không có một chúng sanh nào ra đời ở dạng bào thai. Đoạn đối thoại sau đây giữa Đức Phật và Tôn giả Ananda được ghi lại trong kinh Đại duyên (Trường bộ kinh số 15) đã thể hiện rõ quan điểm này:
– Này Ananda, nếu thức không đi vào trong bụng của người mẹ, thời danh sắc có thể hình thành trong bụng bà mẹ không?
– Bạch Thế Tôn, không!
– Này Ananda, nếu thức đi vào trong bụng bà mẹ rồi bị tiêu diệt, thời danh sắc có thể hình thành trạng thái này, trạng thái khác không?
– Bạch Thế Tôn, không!
– Này Ananda, còn nếu cái thức này đang ở trong một bé trai hay một bé gái khi mà các em này còn nhỏ, lại biến mất đi thì tâm và thân có tăng trưởng, phát triển và lớn lên không?
– Bạch Thế Tôn, không!
Như vậy, thức đầu thai mới là yếu tố quyết định sự sống của một con người. Khi nào thức này còn tồn tại trong một chúng sanh, dù ở dạng bào thai hay cơ thể phát triển đầy đủ, thì chúng sanh ấy mới có thể tồn tại.
Sự sống của một con người xuất hiện khi nào?
Theo quan điểm của duy thức học, cái ý thức đi đầu thai này còn được mang một cái tên khác là a-lại-da thức (alaya), hay tàng thức. Tàng thức, như tên gọi của nó, là nơi chứa đựng, lưu giữ những hạt giống ở dạng ký ức qua suốt một đời người đã tích lũy, dồn chứa – tức là huân tập lâu đời. Những hạt giống trong tàng thức là biểu hiện của tất cả những gì ta đã làm, đã kinh nghiệm, đã có nhận thức hoặc có tri giác. Trong kho tàng thức, một số lớn các chủng tử (hạt giống), cùng kết hợp với những chủng tử được tích lũy từ các đời trước tạo thành một yếu tố tâm vật lý dưới dạng năng lực. Dạng năng lực này Phật giáo gọi là nghiệp lực. Nghiệp lực này, khi sự sống của một cá nhân nào đó chấm dứt, nó liền rời cơ thể sinh học ấy và tiếp tục tìm một hình thức tồn tại mới phù hợp để thể hiện ý chí và khát vọng sống của mình.
Khi hội đủ các yếu tố hỗ trợ cần thiết, và được thúc đẩy bởi ý chí sống mãnh liệt mà trong đạo Phật gọi là “lòng khát ái” – lòng khao khát được hiện hữu đã hình thành nên một đời sống mới của một chúng sinh, nó nương gá vào một sinh thể để hình thành một chúng sanh. Như vậy, chính nghiệp hay nghiệp lực là sức đẩy chính cho cái mầm chúng sanh đầu thai này đi tái sanh. Nói một cách cụ thể hơn, khi những yếu tố mang tính di truyền nòi giống được tiếp diễn trong thời điểm thích hợp, nếu có một năng lực tâm vật lý xâm nhập vào thì thông qua đó, sự sống được tiếp nối.
Như vậy, sự sống của một con người được hình thành ngay khi thức đầu thai xâm nhập vào cơ thể người mẹ ngay từ giây phút đầu tiên của sự thụ thai. Vì lẽ đó, phôi bào được coi như là một sinh linh ngay từ khi nó chưa tượng hình và khi ấy, ngay cả thai phụ cũng chưa cảm nhận được sự có mặt của mầm sống ấy. Ở thời điểm này, các phương tiện y khoa hiện tại cũng như chưa phát hiện được có một sanh thể đang hiện hữu. Theo đạo Phật, sanh mạng được xác định là có mặt từ giây phút này.
Cần bảo hộ sự sống
Sự sống là cái quý giá nhất vì mọi giá trị của cuộc sống được làm nên từ sự năng động và sinh trưởng của các thể sống, chứ không thể từ sự chết. Một cái cây sống, một con vật sống, một con người sống… góp phần tạo nên sự sống và giá trị cho chủng loại ấy và cho toàn thể hành tinh mọi loài đang chung sống. Bằng những trải nghiệm thực tế, hơn ai hết, ta hiểu được giá trị của sự sống đối với con người. Sự quý giá của thân người được xác nhận nhiều lần trong kinh điển Phật giáo.
Đức Phật nhiều lần nhắc nhở rằng, trong vòng luân hồi vô tận này, con người sau khi mất đi mà được làm người trở lại hiếm hoi như chút ít đất dính trong đầu móng tay so với đất của sơn hà đại địa bên ngoài. (Tương ưng bộ kinh, tập II, chương IX, phần 2, kinh Đầu ngón tay). Được thân người còn khó hơn cả con rùa mù gặp được bộng cây qua ẩn dụ sinh động được ghi lại trong kinh rằng, trong biển cả to lớn có khúc cây mục, trên khúc cây ấy có một lỗ bộng. Gió thổi sóng đưa khúc cây qua lại, tới lui. Ở dưới biển có con rùa mù mắt, trăm năm mới nổi lên một lần. Việc con rùa mù gặp được bộng cây chui vào còn dễ hơn được làm người trở lại sau khi mất thân này rồi (Tương ưng bộ kinh, tập V, chương XII, phẩm V: Vực thẳm, kinh Lỗ khóa).
Điều này nhắc tất cả chúng ta ý thức rằng, một chúng sanh phải trải qua thời gian dài lâu để tu tập, chuyển hóa tâm ý mới được làm người. Do vậy, với tâm từ bi như là một dấu ấn xác chứng đạo Phật, giết hại sự sống của bất cứ sanh linh nào đều là điều cấm, huống chi sanh linh ấy là con người thì càng phải quý trọng hết mực cơ hội hiếm hoi này. Trên cơ sở này, chủ trương của đạo Phật là bảo hộ mạng sống của tất cả mọi loài, nhất là con người, ở tất cả các hình thức hiện hữu trên cuộc đời này.
Bảo hộ từ lúc sự sống mới hình thành
Con người được bảo hộ là điều bình thường trong mọi xã hội từ xưa đến nay. Tuy nhiên, luật pháp xã hội chỉ hướng đến bảo vệ con người kể từ khi sanh linh ấy hiện hữu như một cá thể độc lập về sinh học với cơ thể của người mẹ. Về phương diện đạo đức, con người cũng chỉ quan tâm đến việc bảo hộ sự sống của thai nhi khi đó là trái ngọt của tình yêu và là đứa con đang được mong đợi của gia đình.
Trong những trường hợp mầm sống ấy được tạo ra ngoài ý muốn, rất nhiều người có xu hướng từ chối mầm sống đang lớn dần trong cơ thể người mẹ khi họ chưa sẵn sàng hoặc không đủ can đảm đón nhận sanh linh mà họ đã tạo ra. Họ quan niệm khi mầm sống chưa nên vóc nên hình một con người đầy đủ, mà chỉ ở giai đoạn phôi thai, thì việc can thiệp để chấm dứt sự phát triển ấy là ngăn chặn sự tạo thành một con người hoàn chỉnh, và điều này không có tội lỗi gì. Nhiều người không hiểu làm như thế là họ đã cắt đứt sự sống, chứ không phải ngăn chặn sự sống như họ lầm tưởng. Điều duy nhất họ quan ngại trong vấn đề này là những di chứng và ảnh hưởng sức khỏe cũng như tâm lý của người mẹ mà thôi.
Chỉ một số ít người theo tôn giáo, tuân thủ các giới điều, trong đó có giới điều cấm phá thai, mới không dám chủ động can thiệp để dừng lại sự phát triển của một sinh linh đã được hình thành và đang phát triển mỗi ngày trong cơ thể một người mẹ vì niềm tin tôn giáo. Một số ít khác phải là người thật nhân hậu, đạo đức mới có đủ bản lĩnh đánh đổi nhiều thứ để chịu trách nhiệm việc mình làm, chọn cách giữ lại mầm sống mình đã tạo ra. Với người sống theo lời Phật dạy, thấm nhuần sâu sắc giáo lý từ bi của đạo Phật, sẽ nhận biết rõ rằng, việc phá thai chính là đang tạo nghiệp ác, đang gieo một nhân xấu. Hiểu được điều này, người ta mới không dám can thiệp vào sự sống của một sinh linh đang nương nhờ vào cơ thể người mẹ để mượn duyên đến với cuộc đời này.
Như đã trình bày ở phần trên, chỉ cha và mẹ thôi không đủ để tạo thành một sinh linh mà cần có yếu tố thứ ba còn quan trọng hơn là thức tái sanh phải có mặt đúng lúc. Như vậy, cha mẹ chỉ là “điều kiện cần” chứ chưa phải là “điều kiện đủ” để hoàn toàn quyết định việc tạo ra sự sống của một con người. Bởi lẽ, nếu cha mẹ đủ quyền quyết định sự ra đời của các đứa con, tại sao nhiều gia đình mòn mỏi mong đợi một đứa con vẫn không có? Nhiều cặp vợ chồng “bình thường” vẫn miệt mài chữa hiếm muộn trong nhiều năm mà không có lấy một mụn con?
Trong dân gian, ta vẫn thường nghe người ta nói “con cái là lộc trời cho” ấy mà. Theo các thuyết luân hồi, nhân quả và nghiệp báo của nhà Phật, con mượn cha mẹ như là một phương tiện để có mặt trên cuộc đời này mà thôi. Thai nhi là vô tội, không lý do gì lấy quyền làm cha mẹ để tước đoạt mạng sống của một con người dưới danh nghĩa “con của mình”. Tước đi cơ hội quý giá được hiện hữu trên cuộc đời này với thân phận một con người là một việc làm nhẫn tâm, tội lỗi và gieo nhân xấu, đoạn cơ hội làm người của chính bản thân mình ở kiếp sau.
Liên quan với đạo đức Phật giáo về vấn đề can thiệp để chấm dứt quá trình phát triển của thai nhi, Đức Dalai Lama khẳng định trong lời phát biểu rằng, “Phật giáo quan niệm rằng ý thức xâm nhập vào sinh vật ngay từ phút giây đầu tiên của sự thụ thai, bởi lẽ đó mà phôi bào vẫn được coi như là một sinh vật. Cho nên chúng tôi xem hành động phá thai cũng giống như việc cướp đi sự sống của một con người” (Beyond Dogma, HH the Dalai Lama, tr.11). Do vậy, phá thai là hành động giết người; và như thế, theo đạo Phật, quả báo của hai việc làm này tương tự nhau, mặc dù pháp luật thì không ai bắt tội người phá thai cả.
Tính trung đạo trong vấn đề bảo hộ sự sống
Hai câu Pháp cú số 1 và 2 nhắc chúng ta tầm quan trọng của tâm ý trong tất cả mọi hành động, rằng “Tâm dẫn đầu các pháp, tâm làm chủ, tâm tạo tác. Nếu nói hay hành động với tâm ô nhiễm, khổ não sẽ theo ta như bánh xe theo chân con vật kéo xe. Nếu nói hay hành động với tâm thanh tịnh, hạnh phúc sẽ theo ta như bóng không rời hình”. Khi đánh giá một hành động, quan trọng là phải xem xét ở mức độ tác ý và động cơ, dưới lăng kính của trí tuệ và đạo đức. Việc can thiệp để chấm dứt sự sống của một thai nhi cũng có hai mặt trong cùng một vấn đề và cần được cân nhắc thận trọng. Đạo Phật không ủng hộ việc đoạn dứt mạng sống của bất kỳ sanh linh nào vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt quá trình phát triển. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ và chúng ta cần hiểu để rạch ròi phân định khi rơi vào trường hợp khó giải quyết.
Đức Dalai Lama đã hóa giải sự phân vân, nghi ngờ cho chúng ta qua lời tuyên bố trong một bài phỏng vấn với phóng viên báo New York Times từ lâu rồi. Ngài nói, “Dĩ nhiên, theo tinh thần của giới luật Phật giáo, phá thai là một hành động sát sinh và tiêu cực nói chung. Thế nhưng, trong một số trường hợp, sự phá thai có thể được chấp nhận nhưng cần xem xét đến phương diện đạo đức. Nếu thai nhi sinh ra sẽ bị chậm phát triển, hoặc nếu sự sinh nở sẽ đưa đến những vấn đề nghiêm trọng cho người mẹ, thì những trường hợp này có thể là ngoại lệ. Tôi nghĩ, sự phá thai được chấp nhận hay không còn tùy thuộc vào mỗi trường hợp” (Of course, abortion, from a Buddhist viewpoint, is an act of killing and is negative, generally speaking. But it depends on the circumstances. If the unborn child will be retarded or if the birth will create serious problems for the parent, these are cases where there can be an exception. I think abortion should be approved or disapproved according to each circumstance – Dalai Lama, Thời báo New York, 28.11.1993).
Như vậy, đạo Phật không có quan niệm cứng nhắc trong vấn đề này. Chấm dứt sự phát triển của một thai nhi là giải pháp cuối cùng, một chọn lựa “chẳng đặng đừng” và khi ấy, được coi là không có tội trong trường hợp người mẹ vì lý do sức khỏe và bệnh lý, có nguy cơ đến tính mạng nếu cố giữ mầm sống đang ký sinh vào cơ thể mình.
Một trường hợp ngoại lệ nữa là khi biết thai nhi dị dạng, bị bệnh bẩm sinh hiểm nghèo mà nếu sinh ra, sanh linh ấy và người thân phải đau khổ nhiều lần hơn thì giải pháp bất đắc dĩ là giúp thai nhi chấm dứt sớm sự sống. Trong tình huống này, giữa hai cái tệ hại, ta chọn cái ít tệ hại hơn bằng cách chấm dứt sự sống của thai nhi để kịp thời cứu lấy mạng sống của người mẹ. Trường hợp ngoại lệ như vậy cũng hướng đến mục đích bảo hộ sự sống của con người mà thôi.
Thay lời kết
Với tinh thần từ bi của đạo Phật, sát sanh là giới cấm đầu tiên được hầu hết người Phật tử tuân thủ nghiêm ngặt. Thực hành việc không sát hại sanh mạng còn được cụ thể hóa ở các phương diện ăn chay, phóng sanh vốn được Phật tử chọn làm pháp thực hành thường xuyên trong cuộc sống như là biểu hiện của lòng từ bi. Đây là những hành động bảo hộ mạng sống thiết thực nhất và phổ biến nhất trong giới Phật tử. Tuy vậy, một phương diện khác người Phật tử chưa quan tâm đúng mức là vấn đề bảo hộ thai nhi – một hình thái sống của một chúng sanh chưa chào đời.
Đạo Phật hoàn toàn không ủng hộ việc phá thai, nhất là khi thai phụ viện cớ rằng chưa chuẩn bị sẵn sàng tâm lý và mọi thứ cần thiết để làm mẹ. Nếu chưa chuẩn bị làm mẹ được thì hãy biết tự giữ mình, đừng tạo duyên để một thần thức đang khao khát tìm nơi đầu thai có cơ hội nương gá vào quy trình sinh học mà mình chủ động tạo ra ấy. Một người Phật tử đúng nghĩa sẽ biết chánh niệm tỉnh giác, hiểu rõ tương quan nhân-quả trong việc mình làm và biết tiết chế dục vọng mang tính bản năng phàm tục của mình, không mang thai ngoài ý muốn để rồi phải phá thai.
Nhiều người thiếu hiểu biết nghĩ rằng khi phôi thai chưa tượng hình đầy đủ và dùng các biện pháp để chấm dứt sự phát triển của phôi thai ấy là không có tội. Với cách nghĩ như vậy, họ sẵn sàng tước đi quyền sống, quyền làm người của một sinh linh mà không hề áy náy, trong khi đó rất có thể cầm dao cắt cổ một con gà họ lại không dám làm! Đừng để sự đam mê nhục dục của mình lấn át lý trí và đạo đức để rồi ân hận khi phải chọn giải pháp phá thai để rồi sau đó tâm lý ân hận dày vò tinh thần trong thời gian dài. Nên nhớ rằng đoạn dứt sự sống của mọi chúng sanh, dù ở dạng thai bào, là phạm giới cấm đầu tiên dành cho người cư sĩ tại gia vậy.
Hiểu là một việc, ứng dụng được cái hiểu của mình trong cuộc sống là một việc hoàn toàn khác, vốn đòi hỏi chúng ta phải sáng suốt phân định rạch ròi giữa đúng và sai, có tội hay không có tội để từ đó đưa ra quyết định nên hay không nên làm một điều gì. Bên cạnh sự soi rọi của ánh sáng trí tuệ, một yếu tố hỗ trợ không thể thiếu là phải nỗ lực luôn luôn để có thể sống trọn vẹn với điều mình hiểu. Có như vậy chúng ta mới đi an toàn trong nếp sống lành mạnh mà một người con Phật xây dựng và hành trì hàng ngày trên cơ sở của từ bi và trí tuệ.
Liên Trí
Hai câu Pháp cú số 1 và 2 nhắc chúng ta tầm quan trọng của tâm ý trong tất cả mọi hành động, rằng “Tâm dẫn đầu các pháp, tâm làm chủ, tâm tạo tác. Nếu nói hay hành động với tâm ô nhiễm, khổ não sẽ theo ta như bánh xe theo chân con vật kéo xe. Nếu nói hay hành động với tâm thanh tịnh, hạnh phúc sẽ theo ta như bóng không rời hình”. Khi đánh giá một hành động, quan trọng là phải xem xét ở mức độ tác ý và động cơ, dưới lăng kính của trí tuệ và đạo đức. Việc can thiệp để chấm dứt sự sống của một thai nhi cũng có hai mặt trong cùng một vấn đề và cần được cân nhắc thận trọng. Đạo Phật không ủng hộ việc đoạn dứt mạng sống của bất kỳ sanh linh nào vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt quá trình phát triển. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ và chúng ta cần hiểu để rạch ròi phân định khi rơi vào trường hợp khó giải quyết.
Đức Dalai Lama đã hóa giải sự phân vân, nghi ngờ cho chúng ta qua lời tuyên bố trong một bài phỏng vấn với phóng viên báo New York Times từ lâu rồi. Ngài nói, “Dĩ nhiên, theo tinh thần của giới luật Phật giáo, phá thai là một hành động sát sinh và tiêu cực nói chung. Thế nhưng, trong một số trường hợp, sự phá thai có thể được chấp nhận nhưng cần xem xét đến phương diện đạo đức. Nếu thai nhi sinh ra sẽ bị chậm phát triển, hoặc nếu sự sinh nở sẽ đưa đến những vấn đề nghiêm trọng cho người mẹ, thì những trường hợp này có thể là ngoại lệ. Tôi nghĩ, sự phá thai được chấp nhận hay không còn tùy thuộc vào mỗi trường hợp” (Of course, abortion, from a Buddhist viewpoint, is an act of killing and is negative, generally speaking. But it depends on the circumstances. If the unborn child will be retarded or if the birth will create serious problems for the parent, these are cases where there can be an exception. I think abortion should be approved or disapproved according to each circumstance – Dalai Lama, Thời báo New York, 28.11.1993).
Như vậy, đạo Phật không có quan niệm cứng nhắc trong vấn đề này. Chấm dứt sự phát triển của một thai nhi là giải pháp cuối cùng, một chọn lựa “chẳng đặng đừng” và khi ấy, được coi là không có tội trong trường hợp người mẹ vì lý do sức khỏe và bệnh lý, có nguy cơ đến tính mạng nếu cố giữ mầm sống đang ký sinh vào cơ thể mình.
Một trường hợp ngoại lệ nữa là khi biết thai nhi dị dạng, bị bệnh bẩm sinh hiểm nghèo mà nếu sinh ra, sanh linh ấy và người thân phải đau khổ nhiều lần hơn thì giải pháp bất đắc dĩ là giúp thai nhi chấm dứt sớm sự sống. Trong tình huống này, giữa hai cái tệ hại, ta chọn cái ít tệ hại hơn bằng cách chấm dứt sự sống của thai nhi để kịp thời cứu lấy mạng sống của người mẹ. Trường hợp ngoại lệ như vậy cũng hướng đến mục đích bảo hộ sự sống của con người mà thôi.
Thay lời kết
Với tinh thần từ bi của đạo Phật, sát sanh là giới cấm đầu tiên được hầu hết người Phật tử tuân thủ nghiêm ngặt. Thực hành việc không sát hại sanh mạng còn được cụ thể hóa ở các phương diện ăn chay, phóng sanh vốn được Phật tử chọn làm pháp thực hành thường xuyên trong cuộc sống như là biểu hiện của lòng từ bi. Đây là những hành động bảo hộ mạng sống thiết thực nhất và phổ biến nhất trong giới Phật tử. Tuy vậy, một phương diện khác người Phật tử chưa quan tâm đúng mức là vấn đề bảo hộ thai nhi – một hình thái sống của một chúng sanh chưa chào đời.
Đạo Phật hoàn toàn không ủng hộ việc phá thai, nhất là khi thai phụ viện cớ rằng chưa chuẩn bị sẵn sàng tâm lý và mọi thứ cần thiết để làm mẹ. Nếu chưa chuẩn bị làm mẹ được thì hãy biết tự giữ mình, đừng tạo duyên để một thần thức đang khao khát tìm nơi đầu thai có cơ hội nương gá vào quy trình sinh học mà mình chủ động tạo ra ấy. Một người Phật tử đúng nghĩa sẽ biết chánh niệm tỉnh giác, hiểu rõ tương quan nhân-quả trong việc mình làm và biết tiết chế dục vọng mang tính bản năng phàm tục của mình, không mang thai ngoài ý muốn để rồi phải phá thai.
Nhiều người thiếu hiểu biết nghĩ rằng khi phôi thai chưa tượng hình đầy đủ và dùng các biện pháp để chấm dứt sự phát triển của phôi thai ấy là không có tội. Với cách nghĩ như vậy, họ sẵn sàng tước đi quyền sống, quyền làm người của một sinh linh mà không hề áy náy, trong khi đó rất có thể cầm dao cắt cổ một con gà họ lại không dám làm! Đừng để sự đam mê nhục dục của mình lấn át lý trí và đạo đức để rồi ân hận khi phải chọn giải pháp phá thai để rồi sau đó tâm lý ân hận dày vò tinh thần trong thời gian dài. Nên nhớ rằng đoạn dứt sự sống của mọi chúng sanh, dù ở dạng thai bào, là phạm giới cấm đầu tiên dành cho người cư sĩ tại gia vậy.
Hiểu là một việc, ứng dụng được cái hiểu của mình trong cuộc sống là một việc hoàn toàn khác, vốn đòi hỏi chúng ta phải sáng suốt phân định rạch ròi giữa đúng và sai, có tội hay không có tội để từ đó đưa ra quyết định nên hay không nên làm một điều gì. Bên cạnh sự soi rọi của ánh sáng trí tuệ, một yếu tố hỗ trợ không thể thiếu là phải nỗ lực luôn luôn để có thể sống trọn vẹn với điều mình hiểu. Có như vậy chúng ta mới đi an toàn trong nếp sống lành mạnh mà một người con Phật xây dựng và hành trì hàng ngày trên cơ sở của từ bi và trí tuệ.
Liên Trí
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)