Ban Hoằng Pháp PG huyện Núi Thành ‘Hoằng pháp với tinh thần từ bi hỷ xả’

Hình Ban Hoằng Pháp PG huyện Núi Thành ‘Hoằng pháp với tinh thần từ bi hỷ xả’
- Tác giả: admin

Hoằng pháp của Phật giáo luôn quan trọng đến nền tảng đạo đức để xây dựng một thế giới hòa bình an lạc, thông qua việc thể hiện triết lý từ bi hỷ xã, để an dân nội tại, thế giới an hòa, và lọai bỏ sự giao động, lo lắng của con người trước những biến động của thời cuộc…

Ban Hoằng Pháp PG huyện Núi Thành ‘Hoằng pháp với tinh thần từ bi hỷ xả’ image-1731920891443

Ban Hoằng Pháp PG huyện Núi Thành ‘Hoằng pháp với tinh thần từ bi hỷ xả’

“Tâm từ phải được rải khắp cho mọi chúng sanh, phải bao trùm vạn vật, phải sâu rộng và đậm đà như tình thương của từ mẫu đối với đứa con duy nhất, săn sóc, bảo bọc con dù cho nguy hiểm đến tánh mạng cũng vui lòng” (Kinh Từ Bi).

Từ xưa đến nay, nhân loại luôn luôn có nhu cầu bình an và hạnh phúc, đó là ý muốn chung của tất cả mọi người. Trong lịch sử truyền bá của đạo Phật, tinh thần bất bạo động dưới cái nhìn đạo đức Phật giáo đến các nước khắp thế giới trải qua bao nhiêu chặn đường lịch sử, tôn giáo đến mỗi nơi có một tập quán văn hóa tôn giáo khác nhau, nhưng đạo Phật chưa bao giờ gây nên một xung đột đổ vỡ nào. Có được kết quả tốt đẹp như thế là do đạo Phật vốn có tinh thần bất bạo động, từ bi trí tuệ và thực hiện nếp sống thiểu dục tri túc. Nếu nhân loại thực hiện được nếp sống như thế thì sẽ dẫn đến sự an lạc, hòa bình và hạnh phúc.

Tinh thần bất bạo động cũng chính là tinh thần từ bi hỷ xả, nơi nào có từ bi hỷ xả nơi đó có hòa bình, có an lạc, không có bạo động, không có chiến tranh. Có thể nói tâm từ, tâm bi, tâm hỷ, tâm xả khi đi vào đời sống hiện thực thì con người trở nên yêu thương nhau, cảm thông cho nhau và hiểu biết nhau nhiều hơn.

Từ Vô lượng:

“Tâm từ phải được rải khắp cho mọi chúng sanh, phải bao trùm vạn vật, phải sâu rộng và đậm đà như tình thương của từ mẫu đối với đứa con duy nhất, săn sóc, bảo bọc con dù cho nguy hiểm đến tánh mạng cũng vui lòng” (Kinh Từ Bi).

Nếu lòng nhân hay lòng Bác Ái là tình thương yêu giữa người với người, thì tâm từ của Phật giáo bao trùm cả vạn vật trong vũ trụ, là thứ tình thương không bờ bến, không điều kiện và không chờ sự đền trả. Người có tâm từ cùng tột thấy mình đồng hóa với chúng sanh, nhờ đó mà cái “ta” cái “tự ngã của ta” không còn hiện hữu, nhằm tạo sự an lành, hạnh phúc, nó không chỉ dập tắt lòng sân mà còn diệt các mầm tư tưởng bất thiện đối với người khác, không nghĩ đến sự làm hại, làm giảm giá trị, hoặc bài xích ai, không sợ ai cũng không làm ai sợ. Kinh Pháp Cú Phật dạy:

“Hạnh phúc thay chúng ta sống không thù hận giữa những người thù hận, giữa những người thù hận, ta sống khônghận thù”.

Bi Vô Lượng:

Bi là động lực làm cho rung động trước sự đau khổ của kẻ khác. Là cái có thể làm xoa dịu lòng đau khổ của con người. Đặc tính của tâm bi là ý muốn giúp người khác thoát khỏi cảnh khổ, chính do nơi tâm bi mà con người có thể hoàn toàn lợi tha trong khi phục vụ, người có tâm bi không sống cho mình mà sống cho kẻ khác, luôn tìm cơ hội để giúp đời:

“Đâu chúng sanh cần con đến

Đâu Phật Pháp gọi con đi

Chẳng quản gian lao

Chẳng nài khó nhọc”

(Kinh Lăng Nghiêm)

Đối tượng của tâm Bi là những người thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần. Tâm Bi không nhìn nhận thế lực và oai quyền của hạng người được xã hội coi là trên, trước. Ta nên nhận định rằng tâm Bi của Phật giáo không phải là giọt nước mắt nhỏ suông, gọi là thương xót hay thương hại, mà tâm bi vô lượng phải nhằm mục đích cứu khổ.

Hỷ Vô Lượng:

Là lòng theo cái vui của người và mơ ước cho kẻ khác được an vui, thành công và hạnh phúc, nó phá tan lòng ganh tỵ và tánh ích kỷ, vượt thoát bản ngã thấp hèn, phá vỡ được những tham ái trong tâm thức, sống trong sạch và cao thượng, tán dương sự thắng lợi và sự thành công của tha nhân, chuyển hóa được những khổ đau, tạo dựng được một lối sống thoải mái nhẹ nhàng không phiền muộn, đem lại nụ cười và hạnh phúc cho cuộc đời. Người có tâm bi luôn luôn:

An trú trong tĩnh mặc

Thấy pháp trở về nguồn

Không hận không bạo động

Điều phục được kiêu mạn

Sống an hòa chân thật

Vượt thoát ngoài ái nhiễm

Là niềm vui lớn nhất

Xả Vô Lượng:

“Người lành thường xa lìa mà không bàn đến điều tham dục, kẻ trí không còn niệm mừng lo nên chẳng lay động vì khổ lạc” (Kinh Pháp Cú).

Xả là tâm không luyến ái, không ghét bỏ, không ưa thích, không bất mãn. Xả không có nghĩa là lạnh lùng, lãnh đạm, không màng đến thế sự, không phải cảm giác vô ký không buồn không vui. Xả là trông thấy đúng đắn, nhận định chơn chánh và suy luận vô tư… Nhờ đó mà không thích thú trong vui sướng, không bực mình trong phiền não, không phân biệt đối xử với người tội lỗi hay bậc thánh nhân. Người có tâm Xả sống vô tư thản nhiên, an tịnh, xa cách sự tham ái. “Như ngọn núi kiên cố, chẳng bao giờ bị gió lay, những lời hủy báng hoặc tán dương, chẳng bao giờ làm lay động người đại trí”.

Như vậy, chúng ta hiểu được rằng: “Nền hòa bình mà tất cả chúng ta mong muốn, hòa bình trong lòng và trong tâm chúng ta, hòa bình giữa những người láng giềng và giữa các quốc gia là kết quả của việc xây dựng lại lối suy nghĩ, cảm xúc và hành động dựa trên tinh thần hữu nghị”. Nếu các nước trên thế giới đoàn kết thành một khối, thì chúng ta có đủ tiềm năng để loại trừ cảnh đói nghèo, nạn thất nghiệp, lao khổ và các tội phạm ra khỏi mọi xứ sở. Hành động ích kỷ, bạo lực và chây lười có khuynh hướng phá hủy cơ cấu xã hội, và gây đau khổ cho những người sống trong xã hội. Nhân tố xây dựng hòa bình phải được xây dựng từ trong lòng mỗi người, mỗi người phải có tâm hòa hiếu, hòa thụân, cần có thái độ tôn trọng quan điểm sống văn hóa của kẻ khác, cần có tấm lòng bao dung tha thứ, biết tôn trọng sự sống, biết tu nhân tích đức, biết nhận thức và chấp nhận sự sửa đổi những sai lầm từ thân tâm, loại bỏ tâm tư định kiến, lòng kiêu mạn và tham lam, phát huy trí tuệ, “trí tuệ là bảo kiếm đoạn trừ các tà kiến, dứt sạch phiền não và vô minh, lòng bao dung cũng từ đó xuất hiện. Trong lòng mỗi người có bi và trí thì nền hòa bình không thể không xuất hiện ở thế gian”

Mặc khác ta thấy rằng Phật giáo là nguồn sống nhập thế của mọi sự sống ở đời, là nền tảng tinh thần của xã hội nhân bản, tiến bộ và giải thoát. Phật giáo luôn lấy việc giáo dục con người toàn diện làm bổn phận chính cần làm và phải làm trong mọi thời đại, không phân biệt màu da, tiếng nói, chủng tộc, vì: “Một đường hướng giáo dục vươn tới sự toàn diện, tùy thuộc vào cái nhìn nhất quán và toàn diện về con người”. Nhưng trên nguyên tắc xây dựng một xã hội người tiến bộ, ta cần phải thực hiện một số nguyên tắc về luân lý, về khả năng tri thức và về giá trị thực hành.

Với nhận thức ấy, là đề cao giá trị con người lên tột đỉnh cao sang, đó là giá trị bình đẳng giữa Phật và chúng sanh, một sự bình đẳng triệt để, và cứu cánh, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và sẽ thành Phật mai sau, nếu chúng sanh biết giác ngộ. Phật giáo đặt con người vào thế chủ động, để tự cứu và cứu người, cứu đời, một cuộc dấn thân có ý nghĩa. Phật giáo dạy con người nhận rõ thực chất của mỗi công việc làm, phải biết hy sinh thân thế mình cho những lý tưởng cao thượng, những hành động chân chính và những sự nghiệp lớn lao. Chỉ khi nào người ta thực hành theo tiếng gọi của lương tâm, của lòng thương yêu và trí sáng suốt mới thật là thể hiện tinh thần từ bi, trí huệ của đạo như thật. Cho nên mọi giá trị thực hành trong đạo Phật là nhằm mục đích chân hóa, thiện hóa, mỹ hoá con người, theo đạo Phật là luôn luôn đổi mới tâm hồn và cải tạo hoàn cảnh, nếp sống mình và làm hiển lộ sự trong sáng trong mọi ý nghĩ, lời nói, việc làm, biết hướng dẫn con người trở về nẽo thiện để làm đẹp cho chính tự thân và cho cuộc sống. Đức Phật dạy:

“Chúng ta hãy đem tấm thân này làm miếng vải để băng bó những vết thương đau của xã hội, vì xã hội và ta không thể ly khai nhau”

Tóm lại, Hoằng pháp của Phật giáo luôn quan trọng đến nền tảng đạo đức để xây dựng một thế giới hòa bình an lạc, thông qua việc thể hiện triết lý từ bi hỷ xã, để an dân nội tại, thế giới an hòa, và lọai bỏ sự giao động, lo lắng của con người trước những biến động của thời cuộc. Phật giáo xây dựng mối quan hệ hòa bình hữu nghị con người trong xã hội và thế giới trên nguyên tắc hòa hợp.

– Chung sống hòa hợp, đoàn kết để xây dựng và duy trì một xã hội tiến bộ văn minh.

– Không tranh chấp, tôn trọng tự do ngôn luận.

– Ý chí kiên quyết, hòa hợp để duy trì truyền thống tốt đẹp, bảo vệ những thành quả và sự sống còn của xã hội, sự tồn tại của mọi người.

– Luật pháp và giới luật phải cùng tự giác chấp hành nghiêm chỉnh, trong tinh thần tôn trọng hiến pháp, luật lệ của nhà nước và thực học, hành trì giới luật của Phật để đất nước có kỷ cương, tôn giáo có tổ chức nề nếp.

– Ý kiến hòa hợp, để trao đổi, giải quyết vấn đề: tham nhũng, hối lộ, mại dâm, ma túy, cờ bạc, trộm cướp, rượu chè trác táng và biến chất..v.v..

Xã hội ngày nay đang xảy ra nhiều cuộc biến động, hiện tượng “Stress” phổ biến khắp nơi trong gia đình, xã hội, quốc gia và thế giới. Những tiền đề hòa hợp của Phật giáo đưa ra làm cho giá trị đạo đức của con người xã hội được phát triển. Như vậy, tình người với những đức tính khoan dung, độ lượng trong tự tâm sẽ dập tắt đi biết bao phiền não do tham, sân, si phát khởi, thay vào những tham lam, thù hận là dòng suối tâm lý đầy tình người nhân ái, ban vui cứu khổ đem lại hạnh phúc lợi lạc cho cá nhân và tập thể cộng đồng, phải chăng đó là nếp sống hướng thượng đạo đức đầy chất liệu nhân văn, đầy tính hòa bình bất bạo động của đạo Phật mà con người hiện tại hôm nay cần hướng tới.

“Phật giáo ở thời đại nào cũng hướng con người đi vào thế giới nội tại quán chiếu thân tâm loại bỏ những tham dục, sân hận và si mê, phát triển từ bi trí tuệ để vận hành vào cuộc sống phát triển xã hội và đất nước đem lại an vui giải thoát cho mọi người, mọi loài. Đó là tinh thần giáo dục của Phật giáo trong kỷ nguyên mới. (trích giáo dục Phật giáo trong thời hiện đại NXB TpHCM).

Ban Hoằng Pháp GHPGVN huyện Núi Thành

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả những bài học về

Đại lão Hòa thượng Giác Giới tán thán tinh thần tu học chư tôn đức Giáo đoàn VI

4g sáng nay, ngày 5/1/2025 nhằm 6/12/Giáp Thìn, chư tôn đức Tăng – Ni các miền tịnh xá trực thuộc Giáo đoàn VI, Hệ phái Khất sĩ vân tập về chánh điện chùa Phước Huệ, khu phố Long An, phường Long Phú, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang thiền tọa và sau đó thiền

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này ngày càng thu hút

Gập ghềnh con đường đến trường

Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức khỏe bà ngày càng

Sống tích cực là con đường tới thành công

Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác mệt mỏi về khó

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam bảo. Anh còn tham

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa Trên đường đi, hai

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều tò mò cho người