Post: : Admin

Hạnh phúc hay đau khổ đều là do những hành động tạo tác từ thân, khẩu, ý của chúng ta quyết định và chúng sanh hữu tình phải nhận lãnh kết quả từ những gì mình đã tạo nên theo quy luật nhân quả phân minh. Mình làm mình chịu, còn đổ thừa cho ai



Trong kinh điển, Đức Phật có nói về nghiệp như sau:

"-- Này Thanh niên, các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình; nghĩa là có liệt, có ưu."
(Trung Bộ Kinh
Majjhima Nikaya
135. Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
(Cùlakammavibhanga sutta)).

Bạn đừng đổ lỗi do nghiệp

Bạn đừng đổ lỗi do nghiệp

Nghiệp và quả của nghiệp chi phối lên đời sống của chúng sanh hữu tình theo không gian và thời gian. Khi ta biết tạo dựng thiện nghiệp thì sẽ gặt hái được những điều an vui hạnh phúc, khi gây dựng ác nghiệp thì không sớm thì muộn nhất định không thể tránh khỏi quả sầu đã gieo dù có chạy cùng trời cuối đất vẫn không thể nào thoát khỏi sự chi phối của nhân quả.

Sức mạnh của nghiệp tác động đến chúng sanh hữu tình như bóng không rời hình và chỉ có Đức Phật mới có khả năng liễu tri tường tận được sự vận hành về nghiệp với trí tuệ siêu tam giới. Chúng sanh muôn hình vạn trạng, hạ liệt hay thù thắng đều do nghiệp phân chia và tạo nên. Nhân quả, nghiệp báo luôn chuyển biến không ngừng và mang lại hạnh phúc hay đau khổ đến tất cả chúng sanh còn bị bao phủ bởi bóng tối vô minh. Chỉ khi nào thành tựu con đường phạm hạnh thì lúc bấy giờ tâm sẽ được lắng đọng, bình an bất chấp sự biến đổi và tác động của các pháp hữu vi thì khi ấy hạnh phúc, bình an vắng bóng khổ đau sẽ luôn hiện hữu nơi tâm người con Phật đã và đang có sự dũng mãnh tín tâm hành trì giáo Pháp để đoạn tân khổ đau. NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


Phước Trung