Ở đời nghe ai nói hay thì nên học, còn tu Đạo chỉ nên nhìn ai sống được như Chánh Đạo, hãy nên trọng, nên học, nên kính…
Một số người đọc trong kinh luận, học vài bài Pháp biết được mấy “khái niệm” Đạo Phật, vô thường, vô ngã, vô sắc, vô thanh, không nhớp không sạch.. cứ đụng đến ai đang suy tư luận bàn về chủ đề gì là họ nói vô cái nọ, vô cái kia, làm gì có đúng, làm gì có sai …, ai nói chuyện quá khứ thì bảo vẫn chấp thế, nói tương lai thì bảo mong cầu thế… theo cách làm gì có cái gì đâu mà cần phải để tâm bàn luận & không thể chỉ ra cái gì thật sự sau đó.
Đức Đạt Lai Lạt Ma
Thực ra nhận thức về vô theo cách phủ nhận như vậy là sự rơi vào đoạn diệt hư vô, rất gần với cái ” không có gì sất” từ sự ngộ nhận của họ Đức Đạt Lai Lạt Ma trong kỳ Pháp hội Kalachakra tháng 1/2017 vừa rồi Ngài dạy Tục đế thì không chân thực không đáng tin cậy, Chân đế mới là sự thật không lừa dối. Nhưng để hiểu được Chân đế thì phải dựa vào Tục đế, từ Tục đế ta phân tích suy tư, xuyên qua nó ta mới thấy sự sai lầm, lệch lạc và thiếu khuyết của Tục đế và mới khám phá soi tỏ được về sự thật của Chân đế.
Cho nên để hiểu được cái không thì phải hiểu rất rõ cái có, và phải đi từ cái có thì mới thấy cái không. Chứ ko phải phủ nhận rằng không có gì cả thì sẽ chỉ rơi vào tà kiến của hư không đọan diệt, của không có gì sất.
Từ hiểu, phân tích khái niệm về Ngã thì mới thấy khái niệm Ngã là sự ngộ nhận, là không có cơ sở, để mà từ đó đi vào khái niệm Vô ngã
Đây là tinh thần xuyên suốt trong nhiều kinh luận
Khái niệm Vô chỉ cần đọc vài quyển sách hay bọn ranh ma khôn lỏi thì chỉ cần lõm bõm nghe ai giải thích cho vài bài là có thể nắm được khái niệm. Nhưng khác với các môn khoa học thông thường chỉ cần lĩnh hội được kiến thức là đã tích luỹ được trí tuệ. Cái hiểu về Vô trong Đạo Phật dù có hiểu uyên bác đến đâu, quan trọng và chỉ đáng giá nếu sống được như cái nhận hiểu về Vô đó, tâm cảm mọi vật như cái hiểu, trí nhận thức như cái hiểu, hành xử theo cái hiểu đó thì mới bắt đầu trải nghiệm, tích luỹ Tuệ giác nhận hiểu chân thực về Vô thường, Vô ngã.. của mọi sự vật hiện tượng.
Từ hiểu đúng về Đạo đến sống được, luôn cảm và nhận chân được về Đạo như vậy là một khoảng cách dài, rất dài, vô cùng dài !!!!!
Nếu chỉ hiểu để mà hiểu, tâm đi một đường, trí đi một nẻo, xoen xoét dẫn giải Đạo Pháp, vô cái này vô cái nọ thì vừa chỉ thấy bề mặt lại vừa ngộ nhận sai lầm, con vẹt nó cũng làm được.
Tâm vẫn thấy thân sơ, hay dở, tốt xấu,được mất, ưa ghét, nghèo giàu, kẻ sang quý người bình dân, … Thì nói về Đạo Pháp, nói về Vô có hay mấy, nhiều mấy cũng chỉ là tạo âm thanh phát ra từ cái lưỡi được bôi trơn bằng tí nước bọt.
Thế mà thời nay không thiếu những người như vậy tung đủ thứ giảng giải lên chợ youtube, & mê hồn trận về sách, luận giải be bét cho mấy người khôn đường đời khờ khạo đường Đạo, ông bà mù mờ mà lại khen voi đẹp, thế là mấy kẻ Voi đẹp đấy được tung hô thành khệnh khạng trịnh trọng quần chúng áo dài như Giáo chủ, nhưng khác là những Giáo chủ kiểu này chỉ thích tiền và thích người nhiều tiền và thích được quan trọng & chơi với người có quyền lực địa vị, thích tập hợp quân số và kiểm soát họ, thích những người dễ dụ, họ ngợi ca vài kẻ bốc đồng nhẹ dạ rút ví, dễ lợi dụng, dễ phỉnh nịnh, họ coi mọi người là công cụ để thực hiện những tham vọng ích kỷ của họ, coi Pháp coi Thầy như đồ trang sức, coi Đạo như sân chơi để họ thể hiện, trục lợi, kiếm chút danh hão.
Tất nhiên là họ có đủ sự khéo léo, hình thức giả tạo dễ lôi kéo và những thứ mánh khoé chiêu bài giả vờ giả vịt, nịnh ngọt người này, tâng bốc người kia, có khi còn giỏi hùng biện lưu truyền nói hay đến con kiến cũng chui ra khỏi lỗ nữa thì mới tham vọng làm Giáo chủ chứ.
Nhưng Giáo chủ kiểu này giảng giải luận bàn kiểu gì cũng giống như họ chỉ xoen xoét nhai lại lời người, còn nhìn vào tâm & hành xử, cách họ phản ứng trước các tình huống, thử thách thì giống như họ xem được mỗi cái vỏ bìa sách và biết đánh vần mỗi cái tên gán đặt của sách vì trong tâm và nhận thức, hành xử của họ chả có tí gì là nội dung sách cả. Và các Giáo chủ kiểu này có chung tài biết dụ bọn con chiên khờ bằng vài cái mầu nhiệm mê mê thực thực, kỳ diệu abc gọi là giác ngộ, hay dẫn người ta quay một vòng về đúng khởi đầu của các thú vui ngũ dục sắc thanh hương vị và được tâng bốc tán tụng nhau gọi là giải thoát tâm hồn, đôi kẻ học được vài ba cách thôi miên hay ám ảnh bằng tranh tượng thần, gươm kiếm thần thì gọi là ta được gửi đến cùng thanh kiếm này để cứu độ các người. Mấy kẻ vớ vẩn khác mê hoặc bằng thả đèn đốt nến duyệt đội hình đẹp ăn uống hát ca chả liên quan gì đến Đạo.
Cho nên ở đời nghe ai nói hay thì nên học, còn tu Đạo chỉ nên nhìn ai sống được như Chánh Đạo, hãy nên trọng, nên học, nên kính.
Ai ko theo Đạo cũng chẳng tu mà sống tự nhiên được như Đạo là đã hành Đạo rồi!
Còn bọn xoen xoét thì… Tuỳ mọi người suy xoét !
Claire Huynh thân gửi các bạn đang “Y Nhân Bất Y Pháp” đi ngược lời dạy của Đức Phật, tôn sùng trung thành với mấy kẻ hám danh tham lợi vớ vẩn, chỉ làm mọi việc để vuốt ve cái ngã của họ.
Mong các bạn sớm thức tỉnh để ” Y Pháp Bất Y Nhân” học & hành theo lời dạy của Đức Phật, không phụ thuộc vào ai, không là tôi tớ con chiên trung thành của bất cứ kẻ nào và không lãng phí năm tháng của cuộc đời ngắn ngủi cho những ngộ nhận và bị lợi dụng.
Hãy tự do như những chú ngựa trên thảo nguyên, ai có duyên gặp cũng chỉ là bạn trong đời mình thôi & hãy tìm bạn lành!
Tục đế: là sự thật từ cách nhận hiểu và khái niệm về mọi sự vật hiện tượng trình hiện theo cách chủ quan thông thường.
Chân đế: là cách sự vật hiện tượng tồn tại thật sự như nó là, không phải xuất phát từ sự nhận hiểu của bên ngoài, không liên quan đến các khái niệm nó bị gán đặt.
Claire Huynh / Phật học đời sống
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)