Một tượng Phật thế kỷ thứ 7 mang tính biểu tượng tại tỉnh Khyber-Pakhtunkhwa (Pakistan) bị Taliban hủy hoại 9 năm trước đây cuối cùng đã trở lại hình dạng ban đầu (ảnh) bởi một nhóm các nhà khảo cổ học người Ý, theo một báo cáo hôm thứ Hai (14-11).
Pakistan: Trùng tu tượng Phật bị Taliban hủy hoại 9 năm trước
Phái đoàn Khảo cổ Ý ở Pakistan, với sự giúp đỡ của người dân địa phương Jahanabad huyện Swat, đã có thể khôi phục những hư hại gây ra bởi các tay súng Taliban trong tháng 9-2007 sau 4 năm làm việc chăm chỉ, Geo News đưa tin.
“Chính trách nhiệm nghề nghiệp và đạo đức đối với người dân và di sản của Swat và Pakistan đã buộc chúng tôi khôi phục lại tượng Phật. Có khoảng 5 nhiệm vụ mỗi tháng trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2016 thuộc chương trình bảo tồn hoàn chỉnh của nó”, người đứng đầu Phái đoàn Khảo cổ Ý, Luca Olivieri Maria nói thêm rằng các chuyên gia quốc tế đã làm việc trong quá trình hồi phục.
Các chiến binh đã làm hư hại khuôn mặt của bức tượng mang tính biểu tượng bằng cách chèn chất nổ và làm hỏng vai và thân của bức tượng bằng cách khoan lỗ vào cấu trúc. Hành động này đã gây ra sự giận dữ trên toàn thế giới, đặc biệt là trong cộng đồng Phật giáo, các nhà sử học và khảo cổ học.
Nhóm người Ý đã bắt đầu công việc phục hồi bức tượng Phật vào năm 2012, sử dụng công nghệ phục hồi 3D mới nhất cùng với các chuyên gia 3D.
Bức tượng Phật thiền định, có niên đại từ thế kỷ thứ 7, được coi là cấu trúc lớn nhất thuộc loại hình này được khắc trên đá ở Nam Á.
Với chiều cao 6,4 mét và rộng 3,7 mét, bức tượng là một biểu tượng của nghệ thuật Gandhara – một phong cách nghệ thuật Phật giáo từng phát triển ở nơi mà ngày nay là Tây Bắc Pakistan và miền đông Afghanistan giữa thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên và thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên.
Có khoảng 20 địa điểm trong thung lũng Swat mang ý nghĩa lịch sử cổ đại.
Bức tượng trước đây đã thu hút một số lượng lớn khách du lịch đến thung lũng, bao gồm cả những người hành hương Tây Tạng và những người đam mê khảo cổ học.
Người ta hy vọng bức tượng Phật được phục hồi một lần nữa có thể thu hút mọi người từ khắp nơi trên thế giới cũng như từ các vùng khác của Pakistan.
Văn Công Hưng
(theo IANS)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)