Những địa danh có từ ‘bà’ ở Sài Gòn

Hình Những địa danh có từ ‘bà’ ở Sài Gòn
- Tác giả: admin

Nhiều địa danh có từ “bà” ở Sài Gòn chưa hẳn để nhắc đến một phụ nữ cụ thể. Cùng tìm hiểu những điều lý thú về các địa danh này qua bài trắc nghiệm sau.

Chợ Bà Chiểu quận Bình Thạnh

Địa danh Bà Chiểu có từ đầu thế kỷ 19, chỉ vùng đất gồm các phường 1, 2, 14 quận Bình Thạnh hiện nay.

Nhà văn Sơn Nam cho rằng, Bà Chiểu là tên vùng đất xuất hiện thời vua Tự Đức. Chiểu có nghĩa là ao nước thiên nhiên. Bà Chiểu là “nữ thần được thờ bên ao thiên nhiên”.

Những địa danh có từ 'bà' ở Sài Gòn image-1731931404489

Chợ Bà Chiểu năm 1968. Ảnh: panoramio.com

Bà Chiểu còn là tên một trong những ngôi chợ lâu đời ở Sài Gòn. Sơ khai là chợ xổm, năm 1942, chợ được xây lên với diện tích gần 8.500 m2, nằm ở trung tâm quận Bình Thạnh. Năm 1987, chợ được nâng cấp. Đến nay, chợ có khoảng 800 hộ, kinh doanh khoảng 40 mặt hàng.

Theo tác giả Trần Nhật Vy trong cuốn Từ Bến Nghé đến Sài Gòn, trước đây chợ Bà Chiểu quay mặt ra một rạch nhỏ ăn từ kênh Nhiêu Lộc trở vào.

Nay, dấu tích vẫn còn đó nhưng một đoạn đã bị lấp. Sau này khi xây cất lại chợ, người ta mới chuyển mặt chợ ra đường Phan Đăng Lưu – Lê Quang Định.

Bà Điểm là một xã của huyện Hóc Môn
Bà Điểm là một xã thuộc huyện Hóc Môn, nằm ở phía Tây Bắc TP HCM. Đây còn là tên gọi một ngôi chợ nằm ở xã này, thuộc khu 18 thôn Vườn Trầu, có từ thế kỷ 19.

Theo tác giả Trần Nhật Vy trong cuốn Từ Bến Nghé tới Sài Gòn, chợ Bà Điểm nằm đối diện nhà làng Tân Thới Nhứt (bị đập bỏ thời gian gần đây) và ven lộ từ Đức Hòa xuống. Đặc sản của chợ là trầu, cau, thuốc lá và nem.

Những địa danh có từ 'bà' ở Sài Gòn image-1731931405146
Chợ Bà Điểm. Ảnh: diadiem.com
Có nhiều giả thuyết về địa danh Bà Điểm. Vào năm 1868, đoàn người đi từ huyện Bố Chính (thuộc tỉnh Quảng Bình) vào vùng đất miền Nam khai phá, đến đây họ gặp người phụ nữ bán nước bên đường tên là Điểm nên dùng chính cái tên này để gọi vùng đất là Bà Điểm.

Một giả thuyết khác cho rằng, khi Trương Định khởi binh chống Pháp, nghĩa quân đặt trạm liên lạc ở vùng này, tại nhà bà lão tên Điểm nên thôn Tân Thới Nhứt (một trong 6 thôn đầu tiên của 18 thôn Vườn Trầu) nên nơi đây có tên là Bà Điểm.

Bà Quẹo là địa danh chỉ một khu vực thuộc quận nào ở TP HCM hiện nay?

Địa danh Bà Quẹo có từ thế kỷ 19, chỉ khu vực gồm phường 13 và 14 của quận Tân Bình. Đây còn là tên chợ trên đường Trường Chinh đoạn gần ngã ba Âu Cơ, thuộc phường 14.

Chợ Bà Quẹo thành lập từ năm 1967, diện tích hơn 2.000 m2. Năm 1978, chợ được đổi tên thành Võ Thành Trang, là chợ đầu mối thu mua nông sản từ Củ Chi, Hóc Môn, Long An…

Những địa danh có từ 'bà' ở Sài Gòn image-1731931405839
Chợ Bà Quẹo được đổi tên thành Võ Thành Trang năm 1978. Ảnh: Văn nghệ Tiền Giang
Theo học giả Vương Hồng Sển, tên này là do bị đọc chệch từ chữ Bờ Quẹo hoặc Bàu Quẹo.

Một giải thuyết khác, xưa ở chợ có một phụ nữ không chồng con, tay bị tật (người miền Nam gọi là vẹo hay quẹo tay) buôn bán lâu năm. Người trong vùng lấy đặc điểm này đặt tên chợ cho dễ nhớ, lâu dần cách gọi này thành tên chợ.

Rạch Thị Nghè, trước đây còn được dân gian gọi là rạch Bà Nghè. Bà Nghè là ai?

Rạch Thị Nghè là tên gọi của đoạn kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè chảy qua quận 1, TP HCM. Nối quận 1 và Bình Thạnh qua đoạn kênh này là cầu Thị Nghè.

Trước đây, cầu do bà Nguyễn Thị Khánh (con gái quan khâm sai Nguyễn Cửu Vân) xây để chồng tiện đường qua Sài Gòn làm việc. Chồng bà chỉ là thư ký, không rõ đã đạt đỗ gì, nhưng đương thời gọi là ông Nghè (tức đã đỗ tiến sĩ) nên nhân dân gọi bà Khánh là bà Nghè.

Từ giữa thế kỷ 19, cầu được gọi tên Thị Nghè, đến năm 1970 được xây mới bằng xi măng cốt thép.

dung-ba-nghe-la-nguyen-thi-khanh
Cầu Thị Nghè năm 1927. Ảnh tư liệu
Trịnh Hoài Đức từng ghi chép về nhân vật này trong sách Gia Định thành thông chí: “Có chồng là thư ký mỗ, nên người đương thời gọi là Bà Nghè mà không xưng tên. Sở dĩ có tên ấy là khi đầu bà khai hoang đất ở, bắc cầu ngang qua để tiện việc đi lại nên dân gọi là cầu Bà Nghè, cũng gọi sông ấy là sông Bà Nghè”.

Tên gọi Bà Hom ở Sài Gòn được nhiều nhà nghiên cứu cho là cách nói chệch của từ Bàu Hom. Bàu Hom là gì?
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Lê Trung Hoa, dạng gốc của địa danh Bà Hom có thể là Bàu Hom (bàu ngâm hom tre).

Nó tương tự các địa danh Bà Bèo (dòng kênh nối sông Tiền và sông Vàm Cỏ), Bà Hói (rạch ở xã Long Thới, huyện Nhà Bè, TP HCM), Bà Môn (rạch ở thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP HCM) có dạng gốc là Bàu Bèo, Bàu Hói, Bàu Môn. Do các tên gọi gốc này đều là hai âm tiết có vần tròn môi nên người ta dị hóa cho dễ phát âm.

Những địa danh có từ 'bà' ở Sài Gòn image-1731931406447
Chợ Bà Hom ngày nay. Ảnh tư liệu
Trước đây, khu vực chợ Bà Hom (phường Tân Tạo, quận Bình Tân) có một cái ao bèo nhưng sau đó được lấp đi.

Sau này có chợ tự phát ở đây cũng như một ngôi chợ mới được xây lên cũng đặt tên Bà Hom theo vùng này. Ngôi chợ đã được xây mới sau năm 2012.

Mạnh Tùng / Vnexpress

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả những bài học về

Tây Ninh: Bế mạc Khóa tu truyền thống Khất sĩ lần thứ 36 trong niềm hoan hỷ

PHĐS: Lễ bế mạc Khóa tu truyền thống Khất sĩ lần thứ 36 được khép lại trong niềm hoan hỷ của người con Phật, buổi lễ bế mạc được tổ chức lúc 9h sáng, diễn ra tại giảng đường Giác Huệ, tịnh xá Trúc Lâm xã Tây Thạnh, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Buổi

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này ngày càng thu hút

Gập ghềnh con đường đến trường

Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức khỏe bà ngày càng

Sống tích cực là con đường tới thành công

Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác mệt mỏi về khó

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam bảo. Anh còn tham

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa Trên đường đi, hai

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều tò mò cho người