Bác Chủ tịch tặng tượng Phật theo cách cũng giống như trao tặng thông điệp của Đức Phật “Vị tha, Yêu thương, Hoà bình, Bất bạo lực…”
Kể chuyện lại cả nhà nghe cho vui thế này:
Thời xưa, Đức Phật vì chứng kiến nỗi khổ và đi tìm con đường làm sao thoát khổ cho nên mới phát hiện ra ( còn gọi là Phật chứng Đắc, Phật Giác ngộ) những quy luật chân lý vẫn vận hành & chi phối vạn vật trong đó có con người.
Từ sự phát hiện những quy luật đó Phật dạy con người nên tự điều chỉnh bản thân và phát triển đạt đến những phẩm hạnh gì, cách nhận thức thế nào ( Tuệ), từ bỏ những cái gì, không phạm những sai hại gì để hoàn toàn chủ động thoát khỏi không bị chi phối bởi những nỗi khổ và nguyên nhân nỗi khổ mới đạt an lạc thân khinh an tâm khinh an chứng đắc gì gì đó…( chỗ này mình lơ mơ nên tránh nói nhiều).
Phiên bản tượng Adiđà thời Lý được Chủ tịch nước Trần Đại Quang lựa chọn là quà tặng Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản. |
Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản chiêm ngưỡng món quà tặng ngày 1/3 của chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: Hữu Sáng |
Những điều Phật chỉ dạy như thế gọi là Đạo Pháp, hay nói ngắn gọn là Pháp. Quá trình thực hành theo lời dạy của Phật thì gọi là giữ giới & tu tập.
Và tất cả những điều đó đại khái tập hợp chung lại thì hay gọi là Đạo Phật & Tu Đạo…
Tượng Phật thì ngày đó không ai làm, thời Phật tại thế thì Phật như vị Thầy chỉ dạy, sau khi Phật nhập diệt thì các đệ tử tưởng nhớ cũng chỉ lưu dấu chân, những dấu tích nơi chốn câu chuyện kỷ niệm… Mãi đến đâu thế kỷ thứ mấy sau công nguyên tức là cả bao nhiêu trăm năm có khi đến cả nghìn năm sau khi Đức Phật không còn tại thế thì mới du nhập văn hoá từ Hy lạp với Ai cập mới có người tạc tượng Phật để tưởng nhớ vị Thầy, đến thời đại bây giờ thì rất phổ biến.
Cho nên nói đến Tượng Phật thì đó là hình ảnh để tưởng nhớ, kính ân vị Thầy đã dạy Đạo. Mà nói đến Đạo Phật thì chính là những chân lý được phát kiến về khoa học cuộc sống & quy luật vận hành của tâm thức, là tiền đề cho một triết lý sống và hệ thống giá trị của Đạo Phật.
Tức là bản chất những quy luật này đã tồn tại, đương nhiên tồn tại và chi phối vạn vật theo cách vận hành của nó, kiểu tương tự như quy luật của quả đất tự xoay tròn và chạy quanh quỹ đạo mặt trời, chỉ là ta chưa biết đến nó hay đã phát hiện ra nó, đã phát hiện nó một phần hay đầy đủ…
Những nghi lễ, thờ phụng mang tính chất Tôn giáo chỉ là một phần, nhưng không phải là chính yếu, không phải là cốt tuỷ trong tổng thể Chân lý, Khoa học, Hệ thống triết lý, Hệ thống giá trị, Phương pháp thực hành của Đạo Phật.
Cho nên ai hiểu Đạo thì hiểu hình ảnh tượng Phật thì là để tôn thờ như sự tôn kính, nhắc nhở về công hạnh và lời dạy của vị Thầy vĩ đại, người đã vì chúng sinh mà trải qua bao nỗ lực gian khó để phát hiện ra những chân lý vĩ đại, những nguyên nhân làm con người đau khổ và cách làm sao thoát khỏi chúng.
Mà liên quan đến cách sống và hành xử giữa con người trong xã hội, thì tư tưởng chính yếu mà Đức Phật truyền dậy đó là Vị tha, Yêu thương, Hoà bình, Bất bạo lực.
Cho nên, có thể trao tặng cho nhau tượng & hình ảnh Đức Phật, không phải như một hình tượng Tôn giáo, mà như một thông điệp về Yêu thương, Vị tha, Hoà Bình & Bất bạo lực cho con người. Đây cũng là một trong những nội dung của cuốn Vượt Qua Tôn Giáo của Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV
Cho nên hôm qua, từ bình luận của chị Châu Ngọc Cát Tường, em rất thích & thấy rất thuyết phục & cứ suy nghĩ nếu nhìn Bác Chủ tịch tặng tượng Phật theo cách cũng giống như trao tặng thông điệp của Đức Phật “Vị tha, Yêu thương, Hoà bình, Bất bạo lực…” Thì cũng là rất hợp lý & rất đáng quý đấy chứ! nên định thôi, gỡ bài đi, thế thôi!
Mà em cũng nghĩ là chỉ có Đức Phật, vị Đại Chứng ngộ từng nói ra điều gì là sẽ tròn trịa, ko nghĩ bàn, trải qua bao nhiêu thời gian chân lý Đức Phật dậy cũng không hề lung lay mà chỉ ngày càng được xác quyết.
Còn em thì có mà điên mới tự nghĩ nói ra điều gì cũng chân lý không thay đổi được như Ngài và có đại ngốc thì mới khăng khăng bám chặt vào lời đã nói đó không chịu mở tai suy thêm.
Vì Đạo Phật chính yếu là một khoa học về tâm thức, một triết lý sống và hệ thống giá trị của Chân Thiện Mỹ mà Đức Phật truyền dậy cơ mà!
Claire Huỳnh / Phật học đời sống
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)