Phật giáo ở đâu trên bản đồ văn hóa Việt Nam? Đây là câu hỏi mà nhiều người thường hay nêu lên từ lâu lắm rồi, đặc biệt trong những thế kỷ mà những người Phật tử Việt Nam nắm trọn quyền chính trị, kinh tế và văn hóa của đất nước một cách minh nhiên và được công khai thừa nhận, thí dụ, từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XIV chẳng hạn. Đây là những thế kỷ mà mọi người đồng ý là Phật giáo đã chi phối toàn bộ cuộc sống của người Việt Nam.
>>Giáo sư Lê Mạnh Thát diện kiến Thiền chủ Làng Mai
Đến cuối thế kỷ thứ XIV, Lê Bá Quát soạn bia cho chùa Thiệu Phúc ở Bắc Giang vào năm 1370 đã phải than thở: “Thuyết họa phúc của nhà Phật tác động tới con người, sao mà được người ta tin theo sâu sắc và bền vững đến như thế? Trên từ vương công duới đến dân thường, hễ bố thí vào việc nhà Phật, thì dẫu đến hết tiền của cũng không sẻn tiếc. Nếu ngày nay gửi gắm vào tháp chùa thì mừng rỡ như nắm được khoán ước để lấy quả báo ngày sau. Cho nên trong từ kinh thành, ngoài đến châu phủ, cho tới thôn cùng ngõ hẻm, không bảo mà người ta vẫn theo, không thề mà vẫn tin. Chỗ nào có người ở thì nhất định có chùa Phật, bỏ rồi lại xây, hỏng rồi lại sửa, chuông trống lâu đài chiếm đến nửa phần so với dân cư. Đạo Phật hưng thịnh rất dễ mà được rất mực tôn sùng. Ta thưở trẻ đọc sách, để tâm khảo xét xưa nay, cũng hiểu sơ sơ đạo của Thánh nhân để giáo hóa dân chúng mà rốt cuộc cũng chưa được một hương tin theo. Ta thường dạo xem sông núi, vết chân trên khắp nửa thiên hạ, đi tìm những học cung văn miếu mà chưa hề thấy một ngôi nào. Đó là điều khiến ta vô cùng hỗ thẹn với tín đồ nhà Phật, bèn viết ra đây để tỏ lòng ta.” [1]
Lê Bá Quát là học trò của Chu Văn An (?-1370), sống vào cuối thế kỷ thứ XIV, giai đoạn thường được cho là Phật giáo suy đồi. Tất nhiên, vào thế kỷ thứ XIV, căn cứ vào chính lời của Lê Bá Quát, Phật giáo chẳng có dấu hiệu gì là suy đồi cả. Không những thế, nó đã phát triển mạnh mẽ để chuẩn bị cho nhiệm vụ lịch sử mới là bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc (Lê Lợi) và phát triển về phương nam (Nguyễn Hoàng). Và cơ sở lý luận của nền Phật giáo này, như chính Lê Bá Quát đã chỉ ra, là thuyết họa phúc.
Trước đây, khi bàn về học thuyết nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, chúng tôi đã đề nghị học thuyết này không phải xuất phát từ tư tưởng nhân nghĩa của Khổng Mạnh mà từ đạo lý của dân tộc được bảo lưu trong Lục độ tập kinh.[2] Nói tóm tắt, khi Phật giáo truyền vào Việt Nam, thì Phật giáo đã biết tiếp thu những truyền thống tốt đẹp của dân tộc để chuyển tải những thông điệp của Phật giáo. Đây chính là điểm tạo tiền đề cho sự tồn tại của Phật giáo trên bản đồ văn hóa Việt Nam. Cũng trong chiều hướng phân tích này, chúng ta đi từ tư tưởng qua đến chính trị và kinh tế.
Thông thường người Việt Nam cho đến bây giờ vẫn nhắc nhở nhau là “có phước làm quan, có gan làm giàu.” Đúng thế, có những người sinh ra bình thường, học hành cũng không xuất sắc lắm, nhưng lại làm quan to. Sự thành công của họ trong cuộc đời đã đặt ra nhiều vấn đề cho khoa nghiên cứu tâm lý hiện đại. Kể từ ngày Binet đề xuất cách đo trí thông minh của con người, gọi là IQ, trải qua cả trăm năm nghiên cứu về vấn đề này, người ta phát hiện ra những người có IQ cao nhưng chưa chắc đã thành công trong cuộc đời. Do thế gần đây, người ta đưa thêm vào chỉ số EQ để giải thích tại sao những người có chỉ số IQ cao nhưng không thành công. EQ là chỉ số tình cảm cuốn hút mọi người của những cá nhân này. Và điều này thể hiện quan điểm dân gian của Việt Nam là có phước thì làm quan, tức là có sự may mắn, thể hiện qua những quan hệ xã hội của mình. Chính trị hay quyền lực thường đi đôi với kinh tế, cho nên trong ngôn ngữ Việt Nam người ta hay nói đến quyền và lợi. Và cũng trong nhận thức dân gian đó thì lợi xuất phát từ sự can đảm để làm giàu (có gan làm giàu).
Điều này hoàn toàn trái ngược với tư tưởng nhà Nho, mà cụ thể là Khổng Tử. Trong thiên Nhan Uyên của Luận ngữ, Tử Hạ nói: “Tử sinh hữu mệnh, phú quý tại thiên.”[3] Trong quan điểm này, giàu và sang là do trời. Đối lại với người Việt Nam thì sang là do có phước và giàu là do chính mình có can đảm làm ra chứ không phải do trời. Và điều này phù hợp hoàn toàn với quan điểm của Lê Bá Quát nói trên về thuyết họa phúc của đạo Phật đã tác động lên tâm thức của người Việt Nam qua lịch sử. Và đây là chỗ để chúng ta xác định vị trí của Phật giáo trong bản đồ văn hóa Việt Nam.
Lê Mạnh Thát
Tiến sĩ Triết học,
Giáo sư và nhà nghiên cứu Sử học và Phật học,
Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM
[1] Đại Việt sử ký toàn thư VII, tờ 36a3-3b4, Nội các quan bản, Hà Nội: NXB. Khoa học Xã hội, 1998. Cf. Đại Việt sử ký toàn thư II, Hoàng Văn Lâu dịch, Hà Nội, NXB. Khoa học Xã hội, 1998, p.153-54.
[2] Lê Mạnh Thát, Về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi 1980
[3] Luận ngữ, 12.5
Le Bouddhisme dans la carte culturelle du Viêt Nam
Lê Mạnh Thát
(Traduit du viêtnamien par Trịnh Đình Hỷ)
Où pourrait se trouver le Bouddhisme dans la carte culturelle du Viêt Nam? Telle est la question soulevée depuis longtemps par bien de gens, notamment lors de périodes où les bouddhistes viêtnamiens se sont complètement emparés des pouvoirs politique, économique et culturel du pays, de façon explicite et reconnue publiquement, par exemple du Xè au XIVè siècles. C’était une période unanimement reconnue où le bouddhisme a entièrement dominé la vie du peuple viêtnamien.
Vers la fin du XIVè siècle, Lê Ba Quat, en rédigeant une stèle commémorative à la Pagode Thiêu Phuc à Bac Giang vers 1370, s’est plaint en ces termes: ” Comment peut-on croire de façon aussi profonde et durable à la théorie du karma régissant la vie, prônée par le bouddhisme? Des aristocrates jusqu’au petit peuple, dès qu’il s’agit de dons pour les oeuvres bouddhiques, même s’il fallait dépenser toute sa fortune, personne ne le regretterait. En faisant aujourd’hui des offrandes aux stupas, on se réjouit comme si l’on acquérait des actions pour en tirer des bénéfices plus tard. Ainsi, que ce soit à l’intérieur dans les cités, ou à l’extérieur dans les temples, jusqu’au fin fond des campagnes et des ruelles, on suit sans avoir à être convaincu, on croit sans avoir à jurer. Là où vivent des gens se dressent à coup sûr des pagodes, abandonnées puis reconstruites, abîmées puis réparées, les cloches et tambours, les édifices religieux occupant jusqu’à la moitié des habitations. Le bouddhisme prospère facilement et on le vénère à l’extrême. Dès ma jeunesse, j’ai lu et cherché à comprendre peu ou prou la sagesse des saints hommes afin d’éduquer les gens, mais finalement je n’ai jamais pu avoir le moindre soupçon de croyance. Je me suis promené à travers fleuves et montagnes, j’ai parcouru la moitié de la terre, à la recherche de temples d’enseignement, mais n’en ai trouvé aucun. C’est ce qui me remplit de honte et de confusion envers les dévôts bouddhistes, et me pousse à écrire ici pour l’exprimer “.
Lê Ba Quat était l’élève de Chu Van An (?-1370), vers la fin du XIVè siècle, période généralement considérée comme de dégénérescence du bouddhisme. A l’évidence, au XIVè siècle, selon les propos mêmes de Lê Ba Quat, le bouddhisme ne présentait aucun signe de dégénérescence. Bien au contraire, il s’est développé vigoureusement afin de préparer à la nouvelle responsabilité historique de protéger l’indépendance et l’intégrité territoriale de la nation (Lê Loi) et d’étendre celle-ci vers le Sud (Nguyên Hoang). Et la base rationnelle de ce bouddhisme, comme l’a montré Lê Ba Quat lui-même, n’était que la théorie du karma.
Il y a quelque temps, en commentant sur la théorie humaniste et éthique de Nguyên Trai, nous avons proposé que celle-ci ne prenait pas son origine de la pensée humaniste et éthique de Confucius et de Mencius, mais de l’éthique populaire qui a été conservée dans le Sutra des 6 Paramitas. En somme, lorsque le bouddhisme s’est transmis au Viêt Nam, il a su assimiler de belles traditions du pays pour diffuser le message bouddhique. C’est précisément ce point qui constitue la prémisse du maintien du bouddhisme dans la carte culturelle du Viêt Nam. Toujours dans le sens de cette analyse, passons du domaine de la pensée à la politique et l’économie.
D’habitude, les Viêtnamiens ne cessent de se rappeler que ” les mérites conduisent au pouvoir, l’audace à la fortune “. En effet, il est des gens nés ordinaires, guère brillants dans les études, mais qui sont devenus de grands mandarins. Leur réussite dans la vie a posé maints problèmes aux chercheurs en psychologie moderne. Depuis que Binet, après une centaine d’années d’études sur l’intelligence humaine, a proposé la mesure de celle-ci par le QI (quotient intellectuel), on a découvert l’existence de gens au QI élevé, mais dont la réussite sociale n’est pas assurée. Aussi a t-on a récemment introduit le QE (quotient émotionnel), afin d’expliquer ce phénomène. QE est l’indicateur du sentiment d’attirance des gens envers la personne. Ceci explicite le point de vue populaire des viêtnamiens, à savoir que les mérites conduisent au mandarinat, c’est-à-dire à de la chance, précisément grâce aux relations sociales.
La politique et le pouvoir évoluent souvent de pair avec la richesse, d’où l’usage fréquent dans les expressions viêtnamiennes des termes ” pouvoir ” et ” profit “. Dans la conscience populaire, le profit vient du courage de faire fortune (l’audace de faire fortune). Cette notion est en complète opposition avec la pensée confucianiste, en pratique celle de Confucius. Dans le chapitre Nhan Uyên des Entretiens, Tu Ha disait: ” La naissance et la mort dépendent de la destinée, la richesse et le pouvoir dépendent du ciel “. De ce point de vue, la richesse et le pouvoir viennent du ciel. Pour les viêtnamiens, le pouvoir est dû aux mérites, et la richesse dépend de son propre courage de l’acquérir, et non pas du ciel. Et ceci est en parfait accord avec le point de vue de Lê Ba Quat sur la théorie du karma du bouddhisme, laquelle a fortement agi sur la conscience populaire du Viêt Nam au cours de son histoire.
C’est précisément là où nous pouvons confirmer la position du bouddhisme dans la carte culturelle du Viêt Nam.
Lê Mạnh Thát
Docteur en Philosophie,
Enseignant et chercheur en Histoire et en Philosophie bouddhique, Directeur Adjoint de l’Institut d’Etudes Bouddhiques du Viêt Nam à HCM-ville
MỤC LỤC
Colloque sur “Bouddhisme et culture”
HỘI THẢO VỀ “ĐẠO PHẬT VÀ VĂN HÓA” 5/6/2016
Institut Bouddhique Truc Lâm – Trúc Lâm Thiền viện
9, rue de Neuchatel – 91140 Villebon s/Yvette
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)