Nghi thức cho những người đang có mặt

Hình Nghi thức cho những người đang có mặt
- Tác giả: admin

Phật giáo là đạo Trí tuệ, đạo Phật là đạo giải thoát. Phiền não tức Bồ-đề. Ta-bà sinh Tịnh-độ. Quá khứ đã qua, tương lai chưa tới, hãy an nhiên sống trong hiện tại… Những câu nói đó đã trở thành quá quen thuộc với những ai thường xuyên đọc kinh sách Phật giáo, quen thuộc đến nỗi người ta mặc nhiên chấp nhận, mặc nhiên tự hào không cần bận tâm suy nghĩ.

Nghi thức cho những người đang có mặt image-1731747919665

Cũng nhờ vậy đương nhiên Phật giáo thoát ra khỏi phạm vi của lời phê phán: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”! Đúng thế, ai có thể là thuốc phiện nhưng chúng ta thì không, Phật giáo là thuốc chữa bệnh, có khả năng mang lại hạnh phúc cho mọi người ngay ở đây và bây giờ. Đạo Phật dạy người ta cách sống tỉnh thức, không ru ngủ. Nếu quả thực như vậy thì rất đáng tự hào. Nhưng tiếc thay, bên cạnh đó còn có một đạo Phật của những nghi thức quá rườm ra, quá mất thời gian dành riêng cho những ai không còn phải lo công việc mưu sinh. Và đặc biệt một đạo Phật của người chết! Có quá nhiều nghi thức, rất dầy đủ, rất chu đáo dành cho người ra đi. (Chúng ta đã tìm hiểu sơ lược trong chương cuối của tập sách này). Cứ như người ta đã quá ngao ngán, đã quá chán chường cuộc sống hiện tại, cứ như chết là một hình thức giải thoát vậy. Cứ như để chứng minh ta thông thái, biết lo xa, hiểu hết những gì xảy ra bên kia thế giới, nắm chắc cõi Tây phương cực lạc trong tay. Lại có rất nhiều người lúc bình thường không hề biết đến chùa, đến Phật, nhưng khi trong nhà có người lâm chung, ngay lập tức thấy bóng dáng nhà sư, có tiếng chuông, tiếng mõ, đôi lúc làm người đời lầm tưởng mấy vị ở chùa ăn rồi chỉ ngồi chờ người đau, người chết.

Chúng ta tống tiễn người đi quá chu đáo, nhưng không hề có một câu chào dành cho người mới đến. Kinh Phật dạy thân người khó được. Khó khăn vạn triệu lần, vượt qua muôn ngàn thử thách mới có thể mang mảnh hình hài này bước vào thế gới, vậy nhưng khi chào đời chỉ đành khóc oe oe. Không có một sự quan tâm nào của Phật giáo dành cho thời điểm trọng đại này của một đời người. Rồi cả một chặng đường dài hiện hữu chỉ bước bơ vơ. Không có gì để bám víu nên đành quay lại với những tập tục dân gian. Cáo gia tiên, cúng mụ, đầy tháng, đầy năm, sinh nhật, kết hôn, mừng thọ… đành theo kiểu xưa bày, nay làm. Thế là mười hai bà mụ vẫn mãi trường sinh. Hoạ hoằn có đưa khó nuôi mới được đem bán cho chùa hưởng nghi thức Đạo. Và thật may khi nhiều năm gần đây có thêm nghi thức hôn lễ nhưng tiếc vì không quảng bá rộng rãi nên chưa được mấy người hưởng ứng.

Không ai có thể phủ nhận những gì người ta được tiếp thu trong giai đoạn đầu đời có ảnh hưởng rất lớn, nhiều khi mang tích quyết định đến nhân cách, tư tưởng và vận mệnh của một đời người. Vì vậy nếp sống, nếp nghỉ theo tinh thần Phật giáo cần phải được mang đến cho mọi người từ thuở mới chào đời, thậm chí còn phải sớm hơn. Chúng ta vẫn thường nghe nhắc đến thai giáo. Tại sao khoa học quan tâm đến việc chăm sóc con người từ lúc còn chưa tượng hình, Nho giáo có đầy đủ mọi nghi thức, mọi sự giáo huấn ngay từ thời điểm đầu tiên cho đến lúc cuối đời thì Phật giáo lại bỏ trống không hề để ý tới? Ở Việt Nam, thật may mắn khi tổ chức Gia đình Phật tử đã lấp bớt chỗ trống này nhưng cũng chỉ đảm nhiệm cho một số nào đó có điều kiện tham gia và cũng ở lứa tuổi đã biết đi học, không thể là một mô thức giáo dục đại chúng. Cơ sở ban đầu phải ở gia đình. Song song với việc được sống trong một môi trường gia đình thấm nhuần Phật pháp, những hình thức nghi lễ chính là những dấu ấn in đậm nét trong tâm thức con người không dễ bị xóa nhòa. Ước gì Phật giáo có những nghi thức thật đơn giản nhưng đầy ý nghĩa dành cho con người lúc mới sinh ra, khi đầy tháng, đầy năm hay những mốc thời gian khác. Nó không chỉ là một sự nhắc nhở với bản thân một ai đó mà còn có ảnh hưởng tốt đến tất cả mọi người chung quanh. Ngày nay, chúng ta hay trách, hay buồn vì con cái dễ dàng bỏ đạo, nhưng nghỉ kỷ lại trách nhiệm thuộc về ai khi niềm tin tôn giáo của chúng quá mơ hồ, khi hiểu biết giáo pháp của chúng quá hời hợt. Chúng ta than phiền con trẻ dễ hư đốn, dễ sa ngã nhưng chúng có được sinh ra và nuôi dạy trong một môi trường đạo đức trong sáng hay không?

Gần đây một số chùa, Thiền viện đã tổ chức những khóa tu mùa hè cho tuổi trẻ và được sự hưởng ứng của đông đảo mọi tầng lớp phụ huynh. Điều đó chứng tỏ rằng được giáo dục trong một môi trường tốt đã trở thành nhu cầu thiết yếu của thời đại. Thay vì thụ động để Đời hoá Đạo, để những tư tưởng, lối sống tiêu cực tràn ngập chốn Thiền môn, đã đến lúc chúng ta phải chủ động đem Đạo hoá Đời, đem giáo pháp của Đức Thế Tôn làm ngọn đuốc soi đường cho nhân loại. Cuộc sống ngày nay đã thay đổi, hoàn toàn khác biệt không còn giống như thời Đức Phật tại thế nên Phật giáo không thể khư khư giữ mãi lối hành giáo ngày xưa. Quá nhiều vấn đề nảy sinh theo sau sự tiến bộ vượt bậc của khoa học, nó vừa đưa loài người đến đỉnh cao của kiến thức, trí khôn, của sự hưởng thụ tiện nghi vật chất vừa đẩy chúng ta đến bên bờ vực thẳm của sự hủy diệt. Không nói đâu xa, chỉ nội một việc môi trường sống bị hủy hoại cũng đủ để đánh dấu chấm hết cho sự sống trên trái đất. Lúc ấy thử hỏi chúng ta có còn ngồi đấy để tụng kinh cầu nguyện, để mơ về cực lạc được nữa hay không? Có phải nguyên nhân sâu xa của sự tàn phá thiên nhiên chính là lòng tham không đáy của con người? Và Phật giáo tự hào là phương thuốc đặc trị Tham Sân Si? Nhưng chúng ta đã làm gì?

Việc đào tạo một con người tốt, chắc chắn sẽ dễ hơn và cũng mang lại vô vàn lợi ích hơn so với việc bỏ công sức, tiền của để cải hóa kẻ xấu và khắc phục những hậu quả không thể đo đếm được do họ mang lại. Một tôn giáo của trí tuệ sao lại có thể dửng dưng đứng nhìn ngọn lửa bốc lên hay chỉ lo chữa cháy mà không hiết phòng ngừa hỏa hoạn. Những tài sản đổ vào việc xây dựng chùa chiền nguy nga tráng lệ quá lớn so với tài sản đầu tư vào việc giáo hoá con người. Mê mờ là tội của chúng sinh, còn tỉnh thức là trách nhiệm của bậc Thầy. Trong Kinh Duy Ma Cật kể khi Quang nghiêm đồng tử đang trong thành Tỳ-da-li đi ra, gặp Duy-Ma-Cật ở ngoài đi vào bèn cúi chào và hỏi: “Qúy Cư Sĩ đi đâu về?” Ngài đáp: “Từ đạo tràng về”. Lại hỏi: “Đạo tràng này ở đâu?” Ngài đáp: “Tâm chính trực là đạo tràng, vì không hư giả. Phát hạnh là đạo tràng, vì có khả năng biện sự. Thâm tâm là đạo tràng, vì tăng ích công đức. Tâm bồ-đề là đạo tràng, vì không thể sai lầm. Bố thí là đạo tràng, vì không cầu đáp trả. Trì giới là đạo tràng, vì giúp hoàn thành tâm nguyện. Nhẫn nhục là đạo tràng, vì tâm vô ngại đối với hết thảy chúng sinh. Tinh tấn là đạo tràng, vì lìa xa biếng nhác. Trí tuệ là đạo tràng, vì thấy các pháp. Từ là đạo tràng, vì đối xử bình đẳng với tất cả chúng sinh. Bi là đạo tràng, vì nhẫn nại các khổ nhọc. Hỷ là đạo tràng, vì là pháp an vui khoái lạc. Xả là đạo tràng, vì dứt bỏ yêu hay ghét. (Kinh Duy ma cật sở thuyết, Tuệ Dỹ dịch, thuvienhoasen.org). Vì vậy, con người mới là nhân tố quyết định, việc giáo hoá chúng sinh mới Phật sự cấp thiết, khi tâm mình ngay thẳng… thì chợ cũng là đạo tràng, chẳng cần phải chùa to Phật lớn. Không nên đổ lỗi cho tổ chức. Không thể ngồi đấy trách móc người này, kẻ khác. Ai lơ là nhiệm vụ nếu không bi luật đời, luật đạo xử lý thì luật tự nhiên cũng chẳng buông tha. Chúng ta vẫn thường nghe giảng hãy thương xót cho kẻ vô minh và cần cố gắng thực hành điều đó. Rồi mỗi người góp một chút tài, một chút sức, một chút lòng vào công cuộc giáo chúng độ sinh. Đó chính là một sự chung tay thiết thực nhằm diệt trừ tận gốc mọi đau khổ trên cõi đời này. Không ít người vẫn đang vướng mắc giữa Đại thừa với Tiểu thừa, giữa hành Bồ tát và A la hán, giữa tự độ với độ tha nhưng lời lẽ trên giấy bút liệu có ích gì khi hàng triệu triệu chúng sinh vẫn đang ngơ ngác không có nơi y cứ.

Thân người khó được lại thêm Phật pháp khó nghe. Khó nghe vì nghe không hiểu hay vì không phân biệt nổi Pháp âm giữa vô vàn tạp âm của đời thường? Dù thể nào đi nữa, đại chúng vẫn đang mong chờ những bậc thức giả xăn tay áo bước vào đời.

Hoàng Quân
(Trích trong tập: Bên bờ sinh tử)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả những bài học về

Tây Ninh: Bế mạc Khóa tu truyền thống Khất sĩ lần thứ 36 trong niềm hoan hỷ

PHĐS: Lễ bế mạc Khóa tu truyền thống Khất sĩ lần thứ 36 được khép lại trong niềm hoan hỷ của người con Phật, buổi lễ bế mạc được tổ chức lúc 9h sáng, diễn ra tại giảng đường Giác Huệ, tịnh xá Trúc Lâm xã Tây Thạnh, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Buổi

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này ngày càng thu hút

Gập ghềnh con đường đến trường

Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức khỏe bà ngày càng

Sống tích cực là con đường tới thành công

Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác mệt mỏi về khó

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam bảo. Anh còn tham

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa Trên đường đi, hai

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều tò mò cho người