Người phụ nữ tận tụy vì trẻ khuyết tật

Hình Người phụ nữ tận tụy vì trẻ khuyết tật
- Tác giả: admin

“… Cuộc đời như bóng câu qua cửa sổ, được sinh ra lành lặn là một niềm hạnh phúc lớn vì thế bản thân phải biết đồng cảm, sẻ chia với những mảnh đời bất hạnh không được may mắn như những người bình thường” – Chị Tám mở đầu câu chuyện với chúng tôi bằng những suy nghĩ và triết lý sống như thế!

Tấm lòng bao dung với trẻ thơ bất hạnh

15 năm chăm sóc, nuôi dạy trẻ khuyết tật ở Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật liên xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn(Quảng Nam), đối với chị Phạm Thị Tám (56 tuổi) là cả một hành trình thắp sáng niềm tin và ước mơ cho những mảnh đời bất hạnh.

Được thành lập vào năm 2000, Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật liên xã Điện Thọ là ngôi nhà thứ hai cho những trẻ em khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn không nơi nương tựa. Hiện nay tại trung tâm có 120 cháu khuyết tật thuộc các xã Điện Tiến, Điện Hồng, Điện Thọ, Điện Phước, Điện Hoà, Điện An, Điện Minh, Điện Phương và thị trấn Vĩnh Điện được chăm sóc và hướng dẫn luyện tập. 

Trung tâm có cấp dưỡng lo bữa ăn trưa cho các cháu. Với tấm lòng đồng cảm chia sẻ với trẻ em, mọi người làm việc trên tinh thần tự nguyện là chính.

Người phụ nữ tận tụy vì trẻ khuyết tật image-1732287583016

Các em ở Trung tâm trong giờ sinh hoạt – Ảnh: T.Q

Chị nhớ như in ngày mới vào trung tâm là những ngày khó khăn nhất đối với chị. Thiếu thốn trăm bề, nhân viên thì quá ít, trẻ em tại trung tâm lại đông. Công việc làm không xuể, có khi phải làm tận tới 11 giờ đêm mới lọ mọ về tới nhà. 

Công việc nhiều, đồng lương thì quá ít ỏi có lúc chị muốn chia tay trung tâm, chia tay các em để tìm một công việc mới nhưng ý nghĩ đó chỉ mới thoáng qua và bị tắt ngay trong chị, bởi lý trí và tình người của một người mẹ không cho chị ra đi.

Nhìn chị chăm sóc tận tụy cho những đứa trẻ khuyết tật, tôi thầm nghĩ đó không chỉ là trách nhiệm, mà lớn lao hơn cả đó là tình thương vô bờ dành cho con trẻ của một người phụ nữ có trái tim nồng hậu chan chứa tình người. 

Kể về gia đình riêng của mình, chị Tám khoe với chúng tôi đứa con gái chị mới vào đại học, dù gia đình còn nhiều khó khăn nhưng rất biết vâng lời, siêng năng học hành nên chị vui lắm. Tiền lương hiện tại của chị chưa đến 1 triệu đồng không đủ chi phí lo cho cuộc sống riêng nhưng chị nói nếu biết gói ghém, tiện tặn thì mọi khó khăn sẽ vượt qua.

Nhìn những  đứa trẻ không lành lặn ở đây, chị Tám cố lấy tay che đi hai dòng nước mắt chực rơi trên gò má của mình. Chị kể: “Em Nguyễn Văn Trung quê ở Điện Phước bị khuyết tật từ khi mới lọt lòng phải ngồi xe lăn, năm nay Trung đã hơn 22 tuổi. Em đến với Trung tâm từ những ngày đầu mở cửa. 

Bây giờ tình hình của Trung đã khá hơn rất nhiều so với những ngày đầu, em có thể chống nạng và đi bằng những bước chân của mình quanh sân. Trung tâm có ý định đưa em trở về với gia đình vì quá tuổi quy định nhưng vì hoàn cảnh hiện tại của em quá khốn khó khiến chị nhận Trung lại để tiếp tục chăm sóc”. 

Nhiều trường hợp được đưa đến trung tâm chân tay co quắp không tự vận động được chỉ nằm im một chỗ nhưng với sự chăm sóc, kèm cặp tận tình của chị Tám, sau một thời gian ngắn đã biết đi chập chững và cảm thấy yêu đời hơn rất nhiều.

Sợ phải đóng cửa…

Một vấn đề lớn mà chị Tám và các cộng tác viên ở đây luôn băn khoăn và suy nghĩ rất nhiều đó là Trung tâm sẽ phải đóng cửa do thiếu nguồn kinh phí hoạt động. Do là trung tâm thiện nguyện nên vấn đề kinh phí và phụ cấp gặp rất nhiều khó khăn. 

Nhiều lần chị và các cộng tác viên phải bỏ tiền túi của mình mua sữa và thức ăn cho các em. Mong muốn lớn nhất của chị và mọi người là có một nguồn kinh phí hoạt động lâu dài do các nhà hảo tâm hỗ trợ để trung tâm ổn định hoạt động. 

“Điều quan trọng là tôi thấy hạnh phúc và ấm áp với công việc mình đang làm. Đời người ngắn ngủi lắm, mình lành lặn khỏe mạnh đã là một may mắn, tại sao không thể giúp những đứa trẻ khuyết tật một điều gì đó. Làm những việc này, dù bộn bề những khó khăn, nhưng tôi thấy lòng thanh thản là quan trọng nhất…” – chị Tám chia sẻ. 

Theo Thanh Quýt

(Giác Ngộ)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả những bài học về

Tây Ninh: Bế mạc Khóa tu truyền thống Khất sĩ lần thứ 36 trong niềm hoan hỷ

PHĐS: Lễ bế mạc Khóa tu truyền thống Khất sĩ lần thứ 36 được khép lại trong niềm hoan hỷ của người con Phật, buổi lễ bế mạc được tổ chức lúc 9h sáng, diễn ra tại giảng đường Giác Huệ, tịnh xá Trúc Lâm xã Tây Thạnh, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Buổi

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này ngày càng thu hút

Gập ghềnh con đường đến trường

Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức khỏe bà ngày càng

Sống tích cực là con đường tới thành công

Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác mệt mỏi về khó

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam bảo. Anh còn tham

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa Trên đường đi, hai

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều tò mò cho người