Tôn sư trọng đạo cũng là truyền thống của dân tộc Việt Nam đem lại sự tấn hóa về mặt đạo đức cũng như làm đẹp thêm cho nền văn hóa phi vật thể.
“Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, không có ngạo nghễ quá mạn, đảnh lễ những người đáng đảnh lễ… cúng dường những người đáng cúng dường. Do nghiệp ấy… thiện thú… vào gia đình cao quý. Con đường đưa đến gia đình cao quý… cúng dường những người đáng cúng dường.”
(Trung Bộ Kinh Majjhima Nikaya – 135. Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
(Cùlakammavibhanga sutta).
Lời bàn:
Khiêm cung là truyền thống tốt đời đẹp đạo của các hàng Phật tử được truyền thừa từ ngàn đời nay để thể hiện lòng tôn kính đối với Tam Bảo, đây là pháp thiện làm giảm đi bản ngã của con người và là con đường đem lại việc tái sanh đến những sanh thú cao quý trong tương lai khi thân hoại mệnh chung. Có những đứa trẻ thuở ấu thơ đã được sinh trưởng trong những gia đình thân thế, danh tiếng, cao quý là nhờ quả báu của việc biết cung kính, khiêm nhường, tôn trọng các bậc lão niên trưởng thượng, các vị đạo hạnh giới đức trang nghiêm. Và tôn sư trọng đạo cũng là truyền thống của dân tộc Việt Nam đem lại sự tấn hóa về mặt đạo đức cũng như làm đẹp thêm cho nền văn hóa phi vật thể. Được sinh trưởng trong những gia đình cao quý là chuyện đa phần ai cũng muốn vì việc này tạo nên nhiều cơ hội để một đứa trẻ gặp nhiều thuận duyên trong cuộc sống, công việc, sự thành đạt cũng như những lãnh vực khác tuy nhiên phải thật sự hữu phước và đạt được điều này thì cũng đòi hỏi một quá trình tu dưỡng và rèn luyện. Thiện pháp khiêm cung tạo cho con người ta nhiều an lạc và dần bào mòn sự cống cao ngã mạn là tâm bất thiện đem lại nhiều phiền não. Người ngạo mạn coi mình là trung tâm vũ trụ, không biết được vị trí chính xác của mình là ai từ đó bị nhiều người ghét và tự chuốc họa vào thân.
Đứng trước kim thân Phật, chư tăng cũng như các hàng Phật tử đảnh lễ để thể hiện lòng tôn kính và sự tri ân lên bậc Pháp Vương vì Đức Phật là đấng chí tôn cao quý nhất trong tam giới, một bậc thầy vĩ đại của chư thiên và nhân loại về tâm tuệ giải thoát.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Thiện An
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)