Có một khúc gỗ quý người ta đem tạc thành một bức tượng Phật, trang nghiêm, thánh thoát, từ bi.
Trước đây khi còn là khúc gỗ bên hè, hầu như chẳng mấy ai thèm để ý. Cũng khúc gỗ đó, bỗng dưng nay người người thành kính lễ bái, lâm râm nguyện cầu …
Ai đã mang Đức Phật phổ vào khúc gỗ, để mọi người chiêm bái, quỳ lạy? Ông thợ tạc tượng? – Không phải, bởi vì bản thân ông còn chưa có đủ nhân duyên Phật Pháp, ông chưa là Phật để có thể thổi hơi vào tượng; Chủ yếu ông tạc theo hình mẫu, theo tâm nguyện và với tài năng khéo léo của mình. Hay là Sư thầy làm lễ điểm nhãn cho pho tượng đã mang Đức Phật phổ vào bức tượng? Không phải, bởi vì chính Sư thầy cũng thường chưa có đủ đức, hạnh để làm điều đó. Vả chăng, có nhiều bức tượng, nằm đâu đó mà Sư thầy chưa hề điểm nhãn, nhưng khi người ta thấy được, họ vẫn thành kính nghiêng mình, thành tâm sám hối hay cầu nguyện.
Ai đã mang Đức Phật phổ vào khúc gỗ, để mọi người chiêm bái, quỳ lạy? Không ai cả! Chính bản thân khúc gỗ là bức tượng Phật nếu chúng ta khéo gọt bỏ những phần thừa đi. Cũng như mỗi người chúng ta là một vị Phật nếu biết gọt bỏ đi những phần thừa, những tham, những bản ngã sân si …
A di đà Phật.
Mỹ Tho 18.8.2016 – Tâm Quang
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)