Hành pháp thế nào?

Hình Hành pháp thế nào?
- Tác giả: admin

Nếu hiểu đúng chân lý về tiền thì mình sẽ ko nổi tâm tham với tiền để nó dẫn dắt chi phối, mình sẽ có chánh kiến để sử dụng đồng tiền hữu ích và theo đúng chánh Pháp.

Hành pháp thế nào? image-1731726796975

Thầy Yangten Rinpoche giảng tại Thánh địa Bồ đề Đạo Tràng 1/4/2016

Pháp là tất cả các phương pháp để chuyển hoá tâm thì gọi là Pháp. Thân mình lễ lạy, miệng tụng niệm có phải Pháp không? Chưa phải

Nếu thân mình đang lễ lạy, miệng mình tụng niệm nhưng tâm mình khởi động cơ bất thiện vì muốn được người khen ngợi, hay sân hận, ngã mạn… thì sẽ ko phải mình đang thực hành Pháp và Pháp sẽ không đến được với tâm mình. Cho nên Pháp là từ tâm mình muốn giúp mọi người bớt khổ, vì muốn làm lợi ích cho mọi người thì dù lúc đó mình không lễ lạy cũng vẫn là đang thực hành Pháp và công đức sẽ đến.

Hành pháp thế nào? image-1731726797813

Thầy Yangten Rinpoche cùng đồ đệ

Câu chuyện một người đi kinh hành mỗi ngày và hỏi vị Thầy con đi kinh hành như vậy đã là thực hành Pháp chưa? Vị Thầy nói việc đi kinh hành đó cũng tốt nhưng vẫn chưa phải hành Pháp

Sau đó người kia nghĩ là nên thực hành cúng dường Mạn đà la. Vị Thầy thấy người đó Cúng dường Mạn đà la thì lại nói ” con cúng dường Mạn đà la sẽ giúp con thực hành Pháp tốt hơn” nghĩa là Cúng đường Mandala cũng chưa phải hành Pháp.

Người kia mới nghĩ là mình nên hành lễ lạy, nhưng khi thấy người này lễ lạy thì vị Thầy vẫn chỉ nói giống như trên là ” con lễ lạy con sẽ thực hành Pháp tốt hơn” có nghĩa là việc lễ lạy cũng chỉ giúp cho việc thực hành Pháp tốt hơn chứ chưa phải là thực hành Pháp.


Vậy thực hành Pháp là gì?
Là chuyển hoá được tâm mình
Từ từ chuyển hoá tham sân si và các trạng thái tâm phiền não nó tồn tại trong mình từ rất lâu mình tịnh hoá nó dần dần đó là thực hành Pháp

Để thực hành Pháp thì mình phải học mới hiểu đúng Pháp rồi mới biết mà hành đúng được.

Các trạng thái tâm phiền não vô cùng nhiều, tâm vương tâm sở, tham sân si thô và vi tế. Vô minh cũng có nhiều loại, ta cũng cần phải nhận diện rõ là vô minh nào do tà kiến, chấp ngã, do các quan điểm sai lầm nên mình học để nhận diện được các trạng thái tâm đó rồi mới diệt trừ được. Cũng như ta muốn diệt địch thì phải biết địch là ai, như thế nào ta mới nhận diện đúng và mới diệt trừ được

Phiền não tâm giống như bệnh ung thư của tâm, khi thân mình bệnh thì mình rất lo chữa chạy & giữ gìn nhưng tâm mình bệnh thì mình ko lo chữa. Thân mình 1 kiếp thì hoại nhưng tâm mình thì đi từ kiếp này sang kiếp khác, tại sao mình ko đối trị căn bệnh ung thư của tâm

Hành pháp thế nào? image-1731726798445

Thầy Yangten Rinpoche tại Thánh địa Bồ đề Đạo Tràng

Phiền não có rất nhiều loại. Nhưng hôm nay ta xem xét hai loại: từ tham sân & si nó khởi lên như thế nào. Và khi nó khởi thì mình sẽ như thế nào

Tham phát khởi từ việc mình có ít nhưng lại ham muốn nhiều. Hoặc khi mình đức hạnh rất thấp nhưng mình lại cho là rất cao. Khả năng mình thấp nhưng lại tự cao và muốn được là cao nên bị tâm tham trên vi tế nó khởi cho là có thể được thế này hoặc thế kia nên thành hoang tưởng, giống như khi ko bay được như chim mà lại cứ cho là mình bay được thì nó là hoang tưởng và bị tham muốn như vậy.

Ví dụ mình tham vào một đối tượng. Nếu tâm mình hướng đến đối tượng đó, vì mình ko có nên mình muốn. Đối tượng đó chỉ là nhỏ, nhưng khi mình có lòng tham thì mình lại cho rằng nếu mình có được đối tượng đó thì mình sẽ có được tất cả, mục tiêu đó đạt được mình cho là nó rất lớn và thoả mãn hoàn toàn, đó là một nhận thức lệch lạc khi bị tâm tham chi phối.

Cho nên khi mà bất cứ tâm phiền não chiếm hữu chi phối mình thì mình sẽ như một màn che và mình sẽ ko nhận ra sự thực chân lý là thế nào. Cho nên tu tập là ta phải nhận ra và loại trừ những màn che này thì mới nhìn thấy sự thực, cho nên khi tham sân si có mặt thì mình sẽ ko nhận diện được chân lý và từ đó những suy nghĩ hành động tâm niệm của mình luôn bị chi phối bởi sự lệch lạc và nhận thức sai lệch thiếu khuyết của mình.

Đối tượng mà ta tham đắm ko có lỗi mà lỗi là do lòng tham của ta quá lớn nên nhìn nhận đối tượng không đúng.Đối với 1 người mình thích quá thì họ có tạo bao lỗi lầm thì ta cũng vẫn thấy họ tốt, quý nhưng người mình có lòng sân thì mình lại cho là họ rất xấu dù họ cố gắng thế nào.

Đó là cái tâm của mình, ở góc độ của mình mà tự cho là như vậy chứ ko có ai là tốt hay xấu hoàn toàn ở con người thế gian. Người mình yêu cũng có những tính xấu, khiếm khuyết của họ, người mình sân cũng có ưu điểm tính tốt của họ nhưng mình ko chịu nhìn nhận mà lại cho một người là rất tốt, tốt hoàn toàn, một người kia là rất xấu, xấu hoàn toàn.

Cho nên khi tâm phiền não khởi lên mình sẽ ko nhìn được chân lý, còn người nhìn được chân lý là người thấy được chân lý. Ví dụ chân lý về tiền: mình cho là tiền giúp mình có được tất cả nên mình nổi tâm tham nhưng sự thực lại ko phải như vậy vì có những điều tiền ko thể giúp mà chỉ có phẩm hạnh, tư cách, đạo đức mới mang lại được.

Chân lý tiếp theo nữa Tiền là vô thường: khi động đất, tai nạn… thì tiền không giúp gì, ta có thể mất hết chỉ trong khoảnh khắc

Có tiền sử dụng không khôn ngoan thì thành bị băng hoại, nó làm hại mình

Cho nên nếu hiểu đúng chân lý về tiền thì mình sẽ ko nổi tâm tham với tiền để nó dẫn dắt chi phối, mình sẽ có chánh kiến để sử dụng đồng tiền hữu ích và theo đúng chánh Pháp.

Khi bệnh hoạn cũng không phải bỏ tiền ra là hết bệnh được đâu. Thực ra tiền tạo rất nhiều vấn đề, có ít thì muốn nhiều, kiếm được tiền rồi lại phải lo giữ, tích luỹ thêm. Người làm ra thì người khác tiêu xài. Ví dụ Taj Maha do vị vua xây cho hoàng hậu nhưng giờ họ đã chết hết rồi đâu có được sử dụng. Cho nên hiểu chân lý như vậy để mình ko bị tham sân si điều khiển

Cho nên ta phải hiểu rất thực tế và rõ ràng ví dụ về tiền, nó có thể giúp ích giải quyết vấn đề nhưng phẩm hạnh, tư cách thì tiền ko thể mang lại, khi mình cần bạn bè chia sẻ khuyên thì tiền ko thể giúp được. Khi mình hiểu được tiền có thể làm được gì và ko làm được gì thì mình có chánh kiến về tiền và có thể giảm tâm tham về tiền và ko để tiền chi phối, dẫn dẳt mình.

Thực hành pháp không đơn giản, mỗi ngày tham sân si tâm khởi lên rất nhiều và mình phải theo dõi tâm . Nếu tiền giúp mình hôm nay thì cần phải xem liệu ngày mai nó có giúp mình giống như vậy không.

Quan trọng & mục đích của đời người là gì?
Là đi tìm hạnh phúc mà người có hạnh phúc là người bằng lòng với những gì mình có. Người bất hạnh là người ko bằng lòng với những gì mình có mà không có hạnh phúc là uổng phí cuộc đời.

Người có hạnh phúc trong tâm thì dù thân thể có vấn đề gì thì mình cũng vẫn có hạnh phúc. Người tâm không hạnh phúc thì dù cho thân thể được chiều chuộng thế nào cũng vẫn không có hạnh phúc

Việc bằng lòng với mình là khi mình đã nỗ lực cố gắng hết sức mà ko đạt được thì mình cũng hiểu là như vậy chứ ko phải là lấy dao cắt tay để máu chảy mà nói là tôi vẫn hài lòng thì lại là sự hài lòng theo kiểu ngu si & vô minh.

Cho nên hạnh phúc & đau khổ đều là cảm nhận của trong tâm mình chứ ko phải dựa vào những yếu tố bên ngoài . Ví dụ mình như vậy thì khi thế giới bên ngoài có gì xảy ra biến đổi phức tạp rắc rối thì mình vẫn có thể đối diện với nó với cái tâm biểt đủ và biểt hài lòng với những gì mình có.

Những gì bên ngoài mình không chủ động được, nhưng mình có thể làm chủ tâm mình để giải quyết đúng đắn những vấn đề đến từ bên ngoài đó. Nếu mình không làm chủ được tâm mình thì mình sẽ phải đối diện với vấn đề đến từ cả hai phía: từ ngoại cảnh và từ tâm tạo. Không ai muốn đau khổ, ai cũng muốn hạnh phúc. Cho nên tự bản thân mình phải tự mình nỗ lực giảm bớt đau khổ cho tâm mình.

Nếu bên ngoài đã nhiều vấn đề mà trong tâm lại lo lắng đau khổ thì nó có giúp giảm những vấn đề rắc rối ko? Thực ra tâm mình ko cần lo lắng nó sẽ làm rối trí mà mình phải có những phương pháp tự an ủi mình, nhận thức sự việc với chánh kiến thì mới sáng suốt để tìm giải pháp giảm nhẹ vấn đề.

Với người thông minh khi hành Pháp nếu bên ngoài rắc rối đến thì bình tĩnh uống trà suy nghĩ giải quyết tìm phương án tốt nhất & xem nên tìm sự giúp đỡ ở đâu. Khi vấn đề nan giải thì bỏ, và biết tận hưởng những gì đang có, nếu mình lo việc tương lai nhưng ngày mai trái đất tận thế thì sao? Cho nên mình nên tận hưởng từng giây phút trước mắt.

Cho nên người thực hành Pháp là nhận diên ra được những tâm tham sân si, phân tích khi tham, sân si nổi lên thì nó sẽ mang đến những vấn đề gì, suy tư về nó và chuyển hoá thì dần dần sẽ chuyển hoá.

Với sự suy tư mình sẽ hiểu khi tâm sân nổi lên thì tâm mình mất vui, là thiệt thòi thứ nhất. Người xung quanh mình mất vui là thiệt thòi thứ hai, rồi Lâu dần mọi người xa lánh, trở nên thù nghịch với mình… Như vậy tâm sân khởi chỉ mang thiệt thòi.

Trung Quán luận có đoạn nói: “Người nhìn được những vấn đề khi tâm khởi mà từ bỏ thì là người có trí tuệ”. Với trí tuệ mình phân tích mình thấy sân giận như thuốc độc mà tránh xa đó thì là có trí tuệ.

Liên quan đến đi hành hương trong khi Đức Phật nói Thánh địa, mình khởi tín tâm, niềm tin ở nơi đó, tận dụng thời gian đó hành Pháp, chỉ cần sự kinh hành bằng niềm tin mãnh liệt của mình có thể tịnh hoá được ngay cả tội ngũ nghịch.

Cho nên cái tâm thành là rất quan trọng. Bồ đề đạo tràng là linh thiêng, là nơi tất cả chư Phật đều thành đạo ở đây. Dù 1 phút tín tâm thanh tịnh thì mình cũng đã gieo được nhiều nhân lành, tịnh hoá nghiệp ác đã tạo…

Thầy Yangten Rinpoche

Claire Huynh ghi

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả những bài học về

Tây Ninh: Bế mạc Khóa tu truyền thống Khất sĩ lần thứ 36 trong niềm hoan hỷ

PHĐS: Lễ bế mạc Khóa tu truyền thống Khất sĩ lần thứ 36 được khép lại trong niềm hoan hỷ của người con Phật, buổi lễ bế mạc được tổ chức lúc 9h sáng, diễn ra tại giảng đường Giác Huệ, tịnh xá Trúc Lâm xã Tây Thạnh, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Buổi

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này ngày càng thu hút

Gập ghềnh con đường đến trường

Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức khỏe bà ngày càng

Sống tích cực là con đường tới thành công

Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác mệt mỏi về khó

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam bảo. Anh còn tham

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa Trên đường đi, hai

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều tò mò cho người