Đến hẹn lại lên, các phương tiện truyền thông của Việt Nam từ trung ương đến địa phương đầu rầm rộ quảng bá cho ngày lễ tôn giáo của phương Tây này, nhưng hầu hết không nơi nào nói rõ: Giáng sinh – ai giáng sinh ? Bây giờ người ta hay vịn vào lý do “hội nhập”, “đổi mới” và “hòa nhập” để thả lỏng cho các phương tiện truyền thông mặc sức tung hoành. Đây là điều kiện xúc tác quan trọng giúp cho chiến dịch “mùa gặt Châu Á” của Vatican thêm nhiều điều tốt đẹp và thành công ngoài mong đợi.
Nhớ thời kỳ “mồ ma Mỹ-Ngụy” trước năm 1975, phần nhiều người ta chỉ gọi là Noel –“lễ Noel”, trên các tấm thiệp cũng phần lớn chỉ in dòng chữ “Mery Chirsmas”. Còn cụm từ “mừng giáng sinh “ hay “Mừng Chúa giáng sinh” chỉ xuất hiện trong các gia đình Ca Tô giáo với nhau mà thôi.
Từ câu cửa miệng truyền thông “mừng giáng sinh “ hiện nay, nhiều năm qua trôi đã cất công đi tìm câu giải đáp “Giáng sinh – Ai giáng sinh?”, tất cả đều tránh né có lý do; nghiêm chình đôi chút thì cho đó là “vấn đề tế nhị về tôn giáo” !
Nói đến chuyện vấn đề tế nhị tôn giáo càng chua chát hơn – nếu không muốn nói là ngụy biện. Bởi hơn ai hết, Phật giáo nơi xứ này bao giờ và lúc nào cũng tỏ ra thiện chí, hòa mục với chung quanh, nhưng thời kỳ vàng son của tam giáo đồng nguyên trong lịch sử đã phần nào nói thay điều đó với lịch sử. Thậm chí vào thời cận đại, khi gia đình Gia Tô họ Ngô lên nắm quyền với tham vọng muốn biến đất nước này thành toàn tòng và đã từng hai lần làm lễ “dâng đất nước Việt Nam cho đức mẹ Vô Nhiễm Nguyện Tội” (lần thứ nhất tại vương cung Thánh đường Sài gòn tháng 2 năm 1959, lần thứ hai tại nhà thờ La Vang tháng 8 năm 1961), Phật giáo vẫn bình thản giữ cung cách từ ái vốn có, và chỉ dấn thân đấu tranh“đòi quyền bình đẳng tôn giáo” (trong 5 nguyện vọng), một việc là mà theo GS Cao Huy Thuần là chưa từng có chuyện một tôn giáo lâu đời của dân tộc mà đi đòi hỏi quyền bình đẳng với tôn giáo khác.
5 Nguyện vọng của Phật giáo Việt Nam
Cho đến khi sự bức hại đến tột cùng, nhờ ngọn lửa của Bồ Tát Thích Quảng Đức thì nổ ra biến cố 1tháng 11 năm 1963 của các tướng lãnh quân đội Sài gòn. Vì vậy mục đích tôi đính kèm 3 hình ảnh tiêu biểu của công cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng tôn giáo, là để một lần nửa chúng ta chiêm nghiệm lại sự tồn vong của đất nước mà Phật giáo luôn đồng hành gắn bó, nếu Phật giáo bị xem nhẹ, khinh thường thì chính các phương tiện truyền thông hiện nay là tác nhân. Bởi vì sao, nếu gia đình họ Ngô thất bại trong việc gọi là hiến dâng đất nước Việt Nam cho đức mẹ thì giờ đây, tuần tự cháu con Hê-Hô-Va tiếp tục vào cuộc bằng nhiều chiêu thức rất kêu! Mùa gặt Á Châu đới với họ sẽ chẵng còn bao xa !
Trong sổ tay người viết hiện đã rất đầy các sự kiện quảng bá “giáng sinh” kiểu này nhưng do bài viết có hạn không tiện đưa ra hết, chỉ xin trở lại chuyện Giáng sinh – Ai giáng sinh? Thiết nghỉ chuyện quá đơn giản, chỉ cần nói chính xác “mừng Chúa giáng sinh “ là được rồi ! Nếu vịn vào câu biện hộ “Hội nhập”, “hòa nhập” (không biết có bị hòa tan chưa !) để bao che cho việc quảng bá quá đà nhưng vẫn để lộ ra sự mâu thuẩn. Thí dụ ở các nước phương Tây hiện nay hầu như ít ai còn hứng khởi để trưng khẩu hiệu mừng lễ Noel trước các khách sạn, nhà hàng, thay vào đó là các biểu ngử chào mừng các ngày nghỉ lâu dài, ngày nghỉ cuối năm như “Happy Holiday”. “Season’s Greeting”v..v..Các nước láng giềng của chúng ta như Sigapore, Maylaysia, Myanmas, cũng từng làm như thế. Ngay như nước Trung Hoa, từ năm 2015 đến nay các trường đại học đều có thông báo nghiêm cấm sinh viên chào đón Noel quá đà, làm ảnh hưởng đến truyền thống văn hóa tốt đẹp lâu đời của họ.
Pháp nạn Phật giáo 1963.
Mới đây nhất, theo đài VOA ngày 16/12/2017 có đưa tin “Nhằm giúp giới trẻ kháng cự lại sự gặm mòn của văn hóa phương Tây” Qua đó, theo Hoàn Cầu Thời Báo và Đoàn TNCS các trường Đại Học Y Dược ở Thẩm Dương, nhằm giúp sinh viên phát triển sự tự tin văn hòa của chính họ. Cách đây 3 năm, các trường đại học ở Thiên Tân cũng hành động tương tự và căng các biểu ngữ trong trường với những câu “Hãy cố gắng là những đứa con xuất sắc của ba mẹ người Trung Hoa” “Đừng theo những ngày lễ phương Tây hào nhoáng” “Hãy kháng cự lại sự bàng trướng của văn hóa phương Tây”.
Trong lãnh vực bóng đá, sáng nay đọc bài viết của tác giả Hoàng Việt trên báo Vietnamnet, khiến tôi không khỏi buồn cười cho nhận thức ngây ngô của tác giả, nếu anh này không phải là một con chiên lợi dụng tình hình để cài Chúa vào thì ít có ai dám viết như vậy – Xin trích một đoạn cuối của bài báo : Vì vậy, chẳng có lý do gì để chúng ta thôi mơ mộng. Hãy tin rằng Chúa đã gởi chú mèo mày Doremon đầy phép thuật đến cho bóng đá Việt Nam. Bây giờ hãy đón Giáng sinh và chờ đợi những điều tốt lành từ Pak Hang-Seao”.Không cần biết vị HLV này có phải Tin Lành hay Ca Tô và thậm chí không biêt rằng hơn 80% dân số nước này không có tín ngưỡng thờ Chúa; không biết Chúa có chịu tới đề ban phép lành hay không hay lại bỏ “vào Nam lánh Cộng Sản” năm 1954!
Đàn áp Phật giáo 1963.
Trong phiên họp tổng kết cuối năm vừa qua của Ban TTTT tại Thiền Viện Quảng Đức, đã có vị nêu lên vấn đề này và các vị đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ đã nhanh chóng ghi vào sổ tay cẩn thận. Không biết các vị có đề đạt ý kiến chính đáng đó lên trên hay không mà năm nay nhận thầy thình hình fvẫn không khác, thậm chí bây giờ họ không chúc nhau “một đêm Giáng sinh” nữa mà tăng cấp độ dầy hơn: Một mùa giáng sinh” !
Dương Kinh Thành
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)