Đức Đại Lão HT.Thích Đôn Hậu-Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN là thế hệ thứ 8 của phái Thiền Thiệt Diệu Liễu Quán, Pháp danh Trừng Nguyên, Hiệu Đôn Hậu. Xuất gia và thọ cụ túc với Hòa Thượng Bổn sư là Tổ Tâm Tịnh, khai sơn chùa Tây Thiên Huế, sau các Pháp huynh là quý Hòa Thượng Giác Nguyên, Giác Viên, Giác Tiên, Giác Nhiên…
Ngài xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học, nhưng lại quy ngưỡng Phật giáo. Thân phụ là cụ Diệp Văn Kỷ, một vị lương y nổi tiếng, về sau ông xuất gia học Phật với Tổ Hải Thiệu, có pháp danh là Thanh Xuân, tự Sung Mãn, đắc pháp với Tổ Tâm Truyền, được pháp hiệu là Phước Điền, khai lập chùa Long An (Quảng Trị) và kế thế trụ trì chùa Sắc Tứ Tịnh Quang. Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Cựu, mất sớm khi Ngài vừa lên 9 tuổi.
Hòa thượng thả bồ câu nhân Đại lễ Phật đản.
Hòa Thượng đang đọc sách
Hòa Thượng Thích Đôn Hậu và Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám. Ảnh chụp tại chùa Từ Đàm Huế, năm Quí Tỵ,1950. năm Ngài 46 tuổi.
Chân dung Đức Đại lão Ht.Thích Đôn Hậu-Đệ tam Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.
Các vị nhân sĩ trí thức trong Liên minh các lực lượng Dân tộc Dân chủ và hòa bình Việt Nam: HT.Thích Đôn Hậu, LS Trịnh Đình Thỏa, TS Lê Văn Hảo và bà Nguyễn Đình Chi. Ảnh tư liệu NĐX chụp 1968.
Hòa thượng Thích Đôn Hậu thăm Mông Cổ năm 1969. Ảnh tư liệu TVHS
Bác sĩ Trần Duy Hưng, Hòa thượng Thích Đôn Hậu, luật sư Trịnh Đình Thảo gặm mặt nhân kỷ niệm ngày kết nghĩa Hà Nội-Huế-Sài Gòn.
Hòa Thượng thăm hỏi Tăng Ni Sinh tại chùa Quán Sứ, Hà Nội năm 1970
Hòa Thượng chiêm bái chùa Một Cột, Hà Nội năm 1970
Hòa Thượng đến chiêm bái bảo tháp của ngài Huyền Trang tại chùa Hưng Giáo, Tây An, Trung Quốc
Hòa Thượng tham dự Hội Nghị Phật Giáo Á Châu về Hòa Bình tại Mông Cổ năm 1971
Trong Hội trường, Hội Nghị Phật Giáo Á Châu về Hòa Bình tại Mông Cổ năm 1971
Hòa thượng đọc văn kiện
Chư vị tôn túc HT.Thích Trí Độ, HT.Thích Đôn Hậu, HT.Thích Minh Nguyệt, HT.Thích Thiện Hào lễ Phật tại chùa Xá Lợi trong buổi tiếp đón đại biểu Phật giáo 2 miền dự Hội nghị hiệp thương thống nhất (8-1975) – Ảnh tư liệu GN
HT.Thích Đôn Hậu, trò chuyện với Tổng bí thư Lê Duẩn (ngoài cùng bên phải) và Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Tấm ảnh chụp năm 1976, tại chùa Thiên Mụ. Ảnh Vnexpress.
Hòa Thượng Thích Đôn Hậu (áo đen) đến vấn an Pháp Huynh Giác Hạnh, Viện Chủ chùa Vạn Phước, Sài Gòn tháng 4, năm 1980
Quí Hòa Thượng đến vấn an nhân dịp Tết Tân Mùi, 1991 từ trái sang phải: Hòa Thượng Thiện Siêu, Hòa Thượng Hưng Dung, Hòa Thượng Mật Hiển. Phía sau: Đại Đức Trí Tựu, thị giả của Ôn Đôn Hậu.
Hòa thượng an nhiên thu thần hội nhập vào cảnh giới an lạc tịch tĩnh vào ngày 23/04/1992 (nhằm ngày 21/3/Nhâm Thân) tại Tổ đình Linh Mụ thành phố Huế, trụ thế 88 năm, trải qua 68 mùa An cư kiết hạ
Bảo tháp Hòa thượng Thích Đôn Hậu được an trí trong khuôn viên chùa Thiên Mụ-Huế
Trong khoảng thời gian 58 năm, từ năm 1933 đến năm 1991, Hòa Thượng đã trước tác, biên soạn và dịch thuật một số tác phẩm như sau:
Tác phẩm Biên soạn năm
1. Giảng giải danh từ Phật 1933
2. Chánh tín và mê tín 1936
3. Chuyện nàng Liên Hoa 1936
4. Đâu là con đường hạnh phúc 1937
5. Nhiệm vụ cần thiết của người Phật Tử1959
6. Tứ Nhiếp Pháp 1960
7. Nghi thức tụng giới của tại gia Bồ Tát1961
(Soạn chung với Hòa Thượng Thiện Siêu)
8. Cách thức sám hối các tội đã phạm 1962
9. Phương pháp tu Quán, niệm Phật 1962
10. Trên Những Chặng Đường (Hồi Ký) 1976/1986
11. Đồng Mông Chỉ Quán 1977
12. Ý nghĩa chữ Tu trong đạo Phật 1979
13. Giải phẩm tự kinh Bảo Đàn 1981
14. Khóa Nghi diễn giảng Đàn Bạt Độ Giải Oan 1984
15. Ý nghĩa niệm Phật 1984
16. Sinh mệnh vô tận hay thuyết luân hồi 1985
17. Luật Tứ Phần Tỳ Kheo Ni Sao 1941/1986
18. Lời Di Huấn 1988
19. Tâm Thư 10-9-1991 1991
20. Thông Điệp 31-10-1991 1991
21. Chúc Thư 15-11-1991 1991
Hòa Thượng tuy chỉ lưu lại cho hàng hậu bối một số lượng tác phẩm rất khiêm tốn, nhưng nội dung cótính cách bảo tồn sinh mệnh Giáo Hội thì rất thâm hậu.
Hạo Nhiên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)