Phiên chợ cuối năm

Hình Phiên chợ cuối năm
- Tác giả: admin

Tuổi thơ con nhà nghèo, chắc không gì vui bằng cảnh ngồi chờ mẹ đi chợ về, được chia cho cái bánh bò, mấy viên kẹo dẻo tẩm bột. Trẻ con thì thích theo mẹ đi chợ vòi quà, má tôi hiếm khi nào cho theo. Chỉ riêng những phiên chợ cuối năm, chị em tôi được đặc cách theo má đi chợ. Vậy là thành lệ, cứ hong hóng cuối năm theo má đi chợ Tết.

Phiên chợ cuối năm image-1731726066194

Góc chợ cuối năm – Ảnh minh họa
Má làm nông chứ không buôn thúng bán nia ngoài chợ. Nhưng năm nào cũng vậy, những ngày giáp Tết, khi ruộng đồng đã seo sạ xong, hầu như buổi chợ nào má tôi cũng có mặt từ mờ đất. Gánh hàng của má là những thứ cây nhà lá vườn. Những rau những quả má chăm chút từ những ngày mưa còn nặng hạt. Chị em tôi hớn hở theo má ra chợ, ngồi bên má, thấy ai đến mua thì xắng xở phụ đưa, nhận. Cuối buổi chợ đằng nào cũng có tấm bánh, cái kẹo, đó là chưa kể niềm vui tranh thủ chạy đi dạo chợ, xem những gian hàng bày quần áo xanh đỏ, đồ chơi đủ loại…

Phiên chợ cuối năm ở quê nhộn nhịp và nhiều… rau quả lắm. Gần như, nhà ai có thức gì thì mang ra chợ thức đó. Gánh hàng của má thì ôi thôi, mỗi ngày má bán một thứ. Hôm thì một gánh khoai từ, bữa thì gánh khoai mài, có hôm đậu ve, cải, dưa leo… Những hoa lợi vườn nhà, không phân không thuốc, má lựa những trái sâu cắn, ong chích eo óp bỏ một bên, lựa những trái những củ mây mẩy đem đi bán. Nói chung, vườn nhà trồng và thu được thức gì ngon thì má bán thức đó. Nhà có cây bưởi, cây ổi trước cửa, lúc mới có những trái nhỏ, má bắc ghế leo lên, lấy bao ni-lông quấn lại vì sợ ong chích sẽ không lớn sởn sơ, cuối năm không có gì để bán, Tết không có bạc lẻ lì xì để các con mừng, mau lớn.

Chị em tôi lớn lên từ những hạt gạo trắng mẩy và những gánh hàng má chắt chiu, gom nhặt.

Hôm vừa rồi, chị em tôi hè nhau đi siêu thị sắm Tết, trước khi đi thì hỏi má cần mua sắm những gì. Má bảo, đưa má đi với, má chưa vô siêu thị bao giờ. Chết chưa, con gái vô tâm vô tính, cứ nghĩ má già cả, cần mua sắm thức gì thì mua về chứ không nghĩ niềm vui đi mua sắm Tết của phụ nữ, trong khi má mình là hình dung mẫu mực của người phụ nữ. Má bảo nhẹ bâng mà tôi nghe lòng mình nặng trĩu, quả là con gái có lớn mà không có khôn.

Nhà tôi cách phố không quá 20km nhưng má cứ loay hoay với ruộng vườn mà chưa đặt chân vô siêu thị bao giờ. Siêu thị cuối năm tấp nập người mua, hàng hóa thì đầy ắp các chủng loại, những băng-rôn khẩu hiệu giảm giá, mọi thứ được trang hoàng bài bản, đẹp mắt. Má đi dạo khắp các gian hàng, trầm trồ không ngớt. Thứ gì cũng có, thứ gì cũng tốt cũng sang. Tôi đi bên má, thấy má đưa tay sờ vào thức gì thì hỏi, má thích hả rồi lấy bỏ vào xe đẩy. Má lượm bỏ lại kệ trưng bày liền, má kêu, không thích những thứ đó.

Buổi chợ cuối năm ở siêu thị, má chỉ trầm trồ mà không mua thức gì hết. Ra khỏi cổng, má còn quay đầu lại nhìn lần nữa rồi bảo, thời giờ giàu có quá, hàng hóa đủ loại, thứ gì cũng tốt. Má nói vậy mà có chịu mua thứ gì đâu. Nghe tôi phụng phịu thì má cười rồi bảo: “Nhưng má vẫn thích chợ Tết ở quê hơn!”.

Lời má làm tôi ngẫm nghĩ. Đúng rồi! Chợ Tết ở quê là phiên chợ chắt chiu, dành dụm. Phiên chợ đó, hàng hóa nghèo nàn nhưng tình thương thì đầy ắp.

Nguyễn Thị Bích Nhàn


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả những bài học về

Tây Ninh: Bế mạc Khóa tu truyền thống Khất sĩ lần thứ 36 trong niềm hoan hỷ

PHĐS: Lễ bế mạc Khóa tu truyền thống Khất sĩ lần thứ 36 được khép lại trong niềm hoan hỷ của người con Phật, buổi lễ bế mạc được tổ chức lúc 9h sáng, diễn ra tại giảng đường Giác Huệ, tịnh xá Trúc Lâm xã Tây Thạnh, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Buổi

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này ngày càng thu hút

Gập ghềnh con đường đến trường

Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức khỏe bà ngày càng

Sống tích cực là con đường tới thành công

Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác mệt mỏi về khó

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam bảo. Anh còn tham

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa Trên đường đi, hai

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều tò mò cho người