Những mật ý trong cuộc đời Đức Phật là quyển sách được giảng giải khá chi tiết về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni của tác giả Thích Nguyên Liên do nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn.
Bìa sách Những mật ý trong cuộc đời Đức Phật. Thiết kế: Nhuận Thường
Đức Phật là Bậc Giác ngộ tối thượng, Ngài là Bậc Tối tôn tối thắng nhất trong cuộc đời. Ngài có vô lượng trí tuệ như Nhất thiết trí, Đạo chủng trí và Nhất thiết chủng trí. Ngài có vô lượng oai lực như Thập lực, Tứ vô sở úy, Thập bát bất cộng pháp. Ngài có vô lượng hạnh nguyện như Tứ hoằng thệ nguyện, Lục Ba la mật… Quả vị Vô thượng Bồ đề của Ngài là kết tinh của vô lượng trí tuệ siêu việt, vô lượng oai lực thù thắng và vô lượng hạnh nguyện vĩ đại. Đó cũng là kết quả tất yếu của quá trình nỗ lực tu tập ba A tăng kỳ kiếp, không ngại gian truân khó khổ, không tiếc thân mạng.
Vì thế, những sự thị hiện phi thường, những oai lực thần biến trong suốt thời gian tám mươi năm trụ thế của Ngài là có thật hay do người sau thêm vào. Và trong mỗi hành động, lời nói… của Ngài khi còn tại thế bao hàm những ý nghĩa sâu xa gì? Đây chính là những vấn đề mà từ trước đến nay có rất nhiều người nghi vấn. Và đó cũng là điều khiến chúng tôi bắt tay vào biên soạn tác phẩm Những mật ý trong cuộc đời Đức Phật này.
Tuy nhiên, dù cố gắng hết mình, với tâm nguyện nhiệt thành muốn đóng góp chút hiểu biết của mình cho kho tàng văn hóa Phật giáo nhưng thời gian có hạn, trí lực kém cỏi… Lại nữa, cuộc đời Đức Phật quá cao siêu, mật ý trong cuộc đời Ngài thì bất tận, cho nên tác phẩm sẽ có rất nhiều điều thiếu sót và hạn chế. Chỉ mong một ngày gần đây, nhận được ý kiến đóng góp của các bậc cao minh để chúng tôi sẽ biên soạn lại cho được hoàn hảo hơn.
Quảng Hương Già Lam, tháng 7 năm 1999
Thích Nguyên Liên
————————————-
PHƯƠNG THỨC BIÊN SOẠN
Phương thức biên soạn tác phẩm Những mật ý trong cuộc đời Đức Phật nhằm làm sáng tỏ những mật ý trong cuộc đời của Ngài, được chúng tôi tuần tự thực hiện theo hai bước sau.
Phần I: Soạn lại phần khái lược lịch sử Đức Phật Thích Ca (phần lớn dựa vào “Lịch sử Đức Phật” trong Phật học tinh yếu của HT.Thích Thiền Tâm).
Phần II: Chú giải những mật ý dựa theo lịch sử đã soạn (phần lớn căn cứ theo tinh thần Pháp hội Đại thừa phương tiện trong kinh Đại Bảo Tích do HT.Thích Trí Tịnh dịch).
Nơi phần chú giải, chúng tôi trích từng tiết như: Tiết 1. “Đức Phật xuất hiện trong cuộc đời là Đức Phật thị hiện”, tiết 2. “Bồ tát giáng thần”… và chiết ra từng đoạn ngắn trong mỗi tiết để chú giải với ký hiệu như sau: Ví dụ như ở tiết 2 chia thành bốn đoạn để chú giải, tức sẽ có ký hiệu là 2.1, 2.2, 2.3, 2.4.
———————–
MỤC LỤC
Lời mở đầu
PHẦN I – LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT THÍCH CA
Tiết 1. Đức Phật xuất hiện trong cuộc đời là Đức Phật thị hiện
Tiết 2. Bồ tát giáng thần
Tiết 3. Bồ tát nhập thai
Tiết 4. Bồ tát trụ thai
Tiết 5. Bồ tát Đản sanh
Tiết 6. Danh tánh và giòng họ
Tiết 7. Tiên nhân xem tướng
Tiết 8. Lễ hạ điền
Tiết 9. Bồ tát học văn võ
Tiết 10. Bồ tát kết hôn
Tiết 11. Mấy cuộc nhàn du
Tiết 12. Bồ tát xuất gia
Tiết 13. Bồ tát hỏi đạo
Tiết 14. Bồ tát tu khổ hạnh
Tiết 15. Đêm thành đạo
Tiết 16. Hai mươi mốt ngày suy nghĩ
Tiết 17. Chuyển Đại pháp luân
Tiết 18. Những nghịch duyên trong cuộc đời Đức Phật
Tiết 19. Đức Phật nhập Niết bàn
PHẦN II – CHÚ GIẢI
Tiết 1. Đức Phật xuất hiện trong cuộc đời là Đức Phật thị hiện
Tiết 2. Bồ tát giáng thần
Tiết 3. Bồ tát nhập thai
Tiết 4. Bồ tát trụ thai
Tiết 5. Bồ tát Đản sanh
Tiết 6. Danh tánh và giòng họ
Tiết 7. Tiên nhân xem tướng
Tiết 8. Lễ hạ điền
Tiết 9. Văn võ
Tiết 10. Bồ tát kết hôn
Tiết 11. Mấy cuộc nhàn du
Tiết 12. Bồ tát xuất gia
Tiết 13. Bồ tát hỏi đạo
Tiết 14. Bồ tát tu khổ hạnh
Tiết 15. Đêm thành đạo
Tiết 16. Hai mươi mốt ngày suy nghĩ
Tiết 17. Chuyển Đại pháp luân
– Bài 1: Một cái nhìn về Đức Phật
– Bài 2: Nghị lực của Đức Thích Tôn
– Bài 3: Sự bất động trước mọi hoàn cảnh của Đức Thích Tôn
– Bài 4: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – bậc Đại hiếu
– Bài 5: Cảm niệm xuất gia nhân ngày Khánh đản Đức Bổn Sư
– Bài 6: Giới luật
– Bài 7: Những vật dụng cần thiết của một vị Tỳ kheo
Tiết 18. Những nghịch duyên trong cuộc đời Đức Phật
Tiết 19. Đức Phật nhập Niết bàn
Lời bạt
Phần chú thích
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)