5 cách cho những bậc cha mẹ quản lý công nghệ tại nhà

Hình 5 cách cho những bậc cha mẹ quản lý công nghệ tại nhà
- Tác giả: admin
Mục lục bài viết:

Những hướng khác nhau các bậc cha mẹ có thể nghĩ về vai trò của công nghệ trong thời thơ ấu của con cái họ.

5 cách cho những bậc cha mẹ quản lý công nghệ tại nhà image-1731745802416

Những đứa trẻ của bạn phụ thuộc như như thế nào vào các thiết bị số của chúng? Chúng dành bao nhiêu thời gian chăm chú vào màn hình?

Trong nhiều năm, những chuyên gia đã cảnh báo các ông bố bà mẹ về các mối nguy của “thời gian bên màn hình” đối với những đứa trẻ của họ. Gần đây nhất, sự chú ý đã chuyển dịch từ mối lo xem ti vi quá nhiều chuyển sang mối lo dành quá nhiều thời gian cho các thiết bị số dưới bất kỳ hình thức nào.

Trong số rất nhiều những mối nguy tiềm tàng của việc dành thời gian quá nhiều bên màn hình, các nghiên cứu đã chỉ ra các mối nguy liên quan đến tình trạng béo phì, các rối loạn ăn uống, các rối loạn giấc ngủ, các rối loạn tập trung, kết quả yếu kém tại trường học, thiếu sự đồng cảm, thiếu các kỹ năng xã hội, trầm cảm, lo lắng, và danh sách còn dài nữa.

Bất chấp những cảnh báo, hầu hết những nghiên cứu cho thấy rằng những đứa trẻ dành ra trung bình 7 giờ một ngày trên các thiết bị điện tử. Vâng 7 giờ – một ngày. Một vài nghiên cứu cho thấy con số còn hơn thế.

Học viện chuyên khoa Nhi của Mỹ (AAP) vừa đặt ra các kiến nghị chính thức cho các ông bố bà mẹ để quản lý thời gian bên màn hình của những đứa trẻ của họ: Không hơn 1 hoặc 2 tiếng một ngày dành cho trẻ em và thanh thiếu niên; không thời gian bên màn hình chút nào dành cho trẻ dưới 2 tuổi.

Các kiến nghị của AAP đi xa hơn thế, trên thực tế, với các ý tưởng thêm nữa dành cho các bậc cha mẹ để hướng dẫn họ  hướng về một mối quan hệ thích hợp hơn với công nghệ. Chúng bao gồm lựa chọn “nội dung chất lượng cao” và cho phép nhiều trò chơi miễn phí và thời gian ngoài trời.

Có một vài người mà họ không tin rằng có bất kỳ quảng cáo phương tiện truyền thông nào là cần thiết và thích hợp cho trẻ em. Các trường học ở Waldorf, là ví dụ, kiến nghị việc loại bỏ ti vi và thời gian bên máy vi tính dành cho những học sinh của họ. Nghĩ thử ý tưởng đó nghe thật cực đoan? Đoạn video này từ Trường Marin Waldorf tại San Rafael, bang California, đề nghị một vài thực phẩm quan trọng cho suy nghĩ và thật đáng để coi. “Bạn đang đi vào vùng nước thật sự nguy hiểm khi bạn bắt đầu nói về những chiếc màn hình công nghệ của mọi người” Kim John Payne, M. ED. bắt đầu trong đoạn video.

Nếu bạn quan tâm về vai trò mà những chiếc màn hình đang chiếm giữ trong tuổi thơ của những đứa trẻ của bạn, nhưng bạn vẫn chưa sẵn sàng quyết liệt hành động, đây là một vài đề nghị đơn giản:

Kiểm tra các thói quen bên màn ảnh của chính bạn.

Bạn nhìn vào điện thoại của bạn mỗi ngày thường xuyên như thế nào? Bạn có đặt sự tập trung vào các thiết bị của bạn khi bạn thực sự nên chú ý vào gia đình bạn? Trẻ em rập khuôn những gì bạn cho chúng thấy và nhận thông điệp là chúng đến thứ nhì với những thiết bị của bạn nếu sự ưu tiên không được giữ trong sự kiểm soát. Định rõ thời gian mỗi ngày nơi chính bạn đang bên màn hình tự do.

Đến với những ý tưởng khác.

Có những điều khác để làm ngoài việc xem ti vi và sử dụng máy vi tính, điện thoại, máy tính bảng/ bất cứ cái gì mới xuất hiện kể từ khi tôi viết điều này. Đi tản bộ. Chơi một trò chơi. Làm cái gì đó. Bắt đầu một dự án lớn. Bắt đầu một dự án nhỏ. Nấu ăn cùng nhau. Đi ra vào cộng đồng của bạn. Là một khách du lịch trong chính thị trấn của bạn. Làm điều gì đó tốt cho người khác. Tổ chức một buổi tiệc. Nghĩ ra kỳ nghỉ của riêng bạn. Tận hưởng các hoạt động theo mùa. Nói chuyện với người khác.

Đừng để mất dấu thời gian.

Khi bạn cho phép những đứa trẻ sử dụng những thiết bị của chúng, hãy chắc rằng bạn biết chúng đang xem cái gì và giới hạn thời gian chúng online. Rất dễ bị mất dấu thời gian với những công nghệ này vốn làm tăng thêm khả năng gây nghiện của chúng. Hãy thực thi các giới hạn.

Giáo dục những đứa trẻ của bạn.

Giải thích những lo lắng của bạn về việc lạm dụng công nghệ với những đứa trẻ của bạn. Cho chúng thấy các nghiên cứu. Cũng giống như các tính gây nghiện và các khía cạnh tiêu cực nghe quen thuộc với bạn, như một người sử dụng công nghệ, chúng  cũng sẽ tạo ra tiếng vang với những đứa trẻ ở một độ tuổi nhất định.

Định rõ các thiết bị như là các công cụ, chứ không phải là những thứ để thỏa hiệp.

Những đứa trẻ của bạn đang buồn chán ở tiệm ăn nên bạn đưa chúng IPad của chúng. Bạn đang lái xe nên bạn mở một bộ phim ở trong xe. Bạn cần nấu ăn nên bạn bật ti vi lên.

Nếu bất kỳ điều nào đó nghe quen thuộc, bạn đang sử dụng những chiếc màn hình như một thứ thỏa hiệp và gửi thông điệp đến với những đứa trẻ của bạn rằng đó là những gì dành cho chúng. Nhưng những đứa trẻ thật sự không cần những thiết bị này để giữ chúng vui chơi hết toàn thời gian. Chúng vốn biết vui chơi như thế nào và cũng có thể tìm thấy niềm vui trong các hoạt động chưa được cắm phích.

Để thay đổi hơn nữa suy nghĩ của gia đình bạn, hãy bắt đầu vạch rõ những thiết bị này như các công cụ, không phải chỉ đơn giản là các phương tiện để giải trí. Một đứa trẻ mà viết một câu chuyện trên máy tính của nó hoặc vẽ một bức tranh trên chiếc IPad của nó đang tương tác với thiết bị theo một cách hiệu quả hơn và năng động hơn. Ti vi có thể là một thiết bị rất tuyệt để học điều gì đó, truy cập vào các bài giảng hay phim tài liệu trên YouTube, vân vân.

Thay đổi suy nghĩ của bạn cũng như của gia đình bạn và những đứa trẻ của bạn sẽ xem những thiết bị này như những công cụ mà với chúng để học hỏi và tạo ra các thứ. Chúng sẽ trở thành những nhà sản xuất thay vì là khách hàng và chúng sẽ phát triển được các kỹ năng có ích cho tương lai.


Tác giả: Barbara Danza, Epoch Times | Dịch giả: Nguyễn Huy

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Mục lục bài viết: Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả

Tây Ninh: Bế mạc Khóa tu truyền thống Khất sĩ lần thứ 36 trong niềm hoan hỷ

Mục lục bài viết: PHĐS: Lễ bế mạc Khóa tu truyền thống Khất sĩ lần thứ 36 được khép lại trong niềm hoan hỷ của người con Phật, buổi lễ bế mạc được tổ chức lúc 9h sáng, diễn ra tại giảng đường Giác Huệ, tịnh xá Trúc Lâm xã Tây Thạnh, huyện Tân Biên,

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Mục lục bài viết: Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này

Gập ghềnh con đường đến trường

Mục lục bài viết: Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức

Sống tích cực là con đường tới thành công

Mục lục bài viết: Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Mục lục bài viết: Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Mục lục bài viết: Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Mục lục bài viết: Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều