4 điều lầm tưởng về học thuyết của Khổng Tử

Hình 4 điều lầm tưởng về học thuyết của Khổng Tử
- Tác giả: admin

Được coi là người có ảnh hưởng lớn nhất trong nền văn hóa truyền thống Trung Quốc và Đông Á, mặc dù vậy Khổng Tử đã phải gánh chịu những lời quy kết không tốt trong thời hiện đại.

4 điều lầm tưởng về học thuyết của Khổng Tử image-1731746003211

Ngày nay, trong một số trường hợp, người thầy và cũng là nhà hiền triết vĩ đại này thậm chí còn bị gạt bỏ như một biểu tượng của sự áp bức, hà khắc, và phân biệt giới tính. Một số người cho rằng những lời dạy của Khổng Tử đã mở đường cho các tệ nạn xã hội ở Trung Quốc ngày nay, từ những vi phạm nhân quyền cho đến tham nhũng tràn lan.

Ở Trung Quốc cũng chẳng khá gì hơn. Đây là nơi mà sự hiểu biết thông thường nhất về Khổng Tử đã bị xuyên tạc và bóp méo qua nhiều thập kỷ học theo chủ nghĩa Marx. Họ coi Khổng Tử là một nhân vật phản động quê mùa có ý tưởng cản trở sự tiến bộ của Trung Quốc. Những diễn giải ấy chính là sự phản ánh những năm tháng chối bỏ nền văn hoá truyền thống Trung Quốc, một nền văn hoá đã bị hư hại nặng nề dưới sự đàn áp của chế độ độc tài toàn trị.

Dưới đây là bốn quan niệm sai lầm phổ biến về Khổng Tử và học thuyết của ông, cùng với những hậu quả của chúng.

Lầm tưởng 1: ‘Nho giáo là áp bức’
Có lẽ sự hiểu lầm cơ bản nhất về Nho giáo là cho rằng nó thúc đẩy sự áp bức. Quan điểm này đặt vấn đề về chữ “Hiếu” trong Nho giáo, “Hiếu” ấy nghĩa là con cái phải phụng dưỡng cha mẹ, con cháu phải thờ cúng tổ tiên, thần dân phải phục tùng hoàng đế. Những giáo huấn này thể hiện sự phân cấp trong các mối quan hệ, do đó người ta cho rằng Nho giáo là độc đoán và độc tài.
Một số chuyên gia Trung Quốc thậm chí còn tìm cách lập luận rằng do sự ảnh hưởng của Nho giáo nên Trung Quốc hiện đại thiếu nhân quyền và tự do, không như các nền dân chủ khác.

Nhưng nếu đánh đồng tư tưởng về thứ bậc với áp bức là đã đơn giản hóa quá mức những gì Nho giáo thực sự đã dạy.

4 điều lầm tưởng về học thuyết của Khổng Tử image-1731746003792
Khổng Tử và các môn đệ. (Public Domain)

Trong khi Khổng Tử tin rằng mỗi người đều giữ những vai trò khác nhau trong xã hội, ông không phân biệt đối xử giữa các cá nhân dựa trên thân phận địa vị của họ. Tất cả mọi người, “từ Thiên tử cho đến thứ dân” đều cần tuân theo các tiêu chuẩn đạo đức như nhau.

Hơn nữa, bổn phận của người dưới là không được tuân thủ mù quáng theo những yêu cầu của người trên nếu yêu cầu đó là sai, dù cho đó là chủ, là cha, hay là anh trai đi chăng nữa. Có một lần, Lỗ Ai Công hỏi Khổng Tử: “Con nghe theo mệnh lệnh của phụ thân, có phải là hiếu không? Thần nghe theo mệnh lệnh của vua, có phải là trung không?”. Khổng Tử trả lời: “Đối với sai lầm của phụ thân, nhất định phải khuyên can, khuyên mà không nghe cũng không thể phục tùng, bởi vì như vậy sẽ đẩy phụ thân vào chỗ bất nghĩa. Nói đúng hơn, mù quáng phục tùng mệnh lệnh của phụ thân thì không phải là hiếu tử chân chính”.

Khổng Tử đề xuất rằng vua có trách nhiệm giáo huấn thần dân, cha mẹ có trách nhiệm dạy bảo con cái, giáo huấn và dạy bảo ở đây không chỉ là cai quan họ mà còn là giáo dục họ tu dưỡng đạo đức. Những tiêu chuẩn đạo đức này là những gì làm cho một quốc gia trở nên hưng thịnh, khi đó người ta tự giác hành xử theo đạo đức mà không cần đến quản thúc.

Lầm tưởng 2: ‘Nho giáo phân biệt giới tính’
Trong Nho giáo có giảng Tam tòng của người phụ nữ: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, nghĩa là: lúc còn ở nhà thì theo cha, khi đi lấy chồng thì theo chồng, khi chồng chết thì theo con trai. Những quan điểm như vậy cùng với những tập tục như tục bó chân hay giết chết các bé gái sơ sinh, đã khiến cho nền văn hóa Trung Quốc nói riêng và Châu Á nói chung bị nhuốm màu bởi nhận thức tiêu cực về vị trí của phụ nữ. Một lần nữa, người ta lại đổ lỗi cho “những lời nói của Khổng Tử”.

Trong khi phụ nữ thực sự không phải là yếu tố nổi bật trong giáo lý Nho giáo, không có gì cho thấy rằng nhà triết gia này nghĩ về họ với sự tiêu cực. Khi giảng về đạo làm con, ông nói rằng người mẹ phải được đền đáp bằng tình yêu thương. Trong Thiên Tự Văn, một cuốn sách Nho giáo truyền thống, có ghi: “Ngoại thụ phó huấn, nhập phụng mẫu nghi” (Ở ngoài thì tiếp thu lời thầy, về nhà thì tuân theo lời mẹ).

4 điều lầm tưởng về học thuyết của Khổng Tử image-1731746004406
Thế kỷ 18, bức tranh Trung Quốc vẽ một người mẹ trao con cho một ngôi chùa. (Walters Art Museum/Epoch Times)

Trong Luận Ngữ, có một lần duy nhất Khổng Tử nhắc tới phụ nữ và câu nói này đã bị nhiều người đời sau cho là có ý coi thường và hạ thấp phụ nữ. Khổng Tử nói: “Duy nữ tử dữ tiểu nhân vi nan dưỡng dã, cận chi tắc bất tốn, viễn chi tắc oán” (Duy chỉ có phụ nữ và tiểu nhân là khó giáo dưỡng. Ở gần thì họ khinh nhờn, ở xa thì họ oán hận).

Ở đây, Khổng Tử dùng từ “dữ”, chữ này thường được hiểu là “và”, ngoài ra còn có nghĩa là “cho” (dùng trong hôn nhân). Trong ngữ cảnh này có thể hiểu đây là tình huống bất đắc dĩ khi một người phụ nữ kết hôn với một kẻ tiểu nhân, khi đó người phụ nữ kia cũng bị tính là cùng một hạng với kẻ tiểu nhân đó, bởi vì “xuất giá tòng phu” (lấy chồng phải theo chồng).

Đối với tục bó chân, nó lần đầu tiên xuất hiện trong thời nhà Tống của thế kỷ 10, khoảng 1.500 năm sau khi Khổng Tử qua đời. Thậm chí vào thời điểm đó học giả Nho giáo Chu Hi (1130-1200) đã lên án nó như một sự xuyên tạc man rợ, và nhiều vị hoàng đế đã cố gắng để diệt tận gốc tập tục này.

Lầm tưởng 3: ‘Nho giáo khuyến khích tham nhũng’
Các học giả Trung Quốc, khi tìm hiểu lý do tại sao Trung Quốc vào thế kỷ 19 – 20 lại tụt hậu so với phương Tây về phát triển chính trị và công nghệ, đã đổ lỗi cho Nho giáo gây ra nạn tham nhũng và gia đình trị mà vẫn còn phổ biến cho đến tận ngày nay.

Lý do là thay vì được dựa trên luật pháp rõ ràng, Khổng giáo nhấn mạnh mối quan hệ gia đình và thiên tính bẩm sinh. (Trớ trêu thay, điều này mâu thuẫn với quan điểm cho rằng Nho giáo là một triết lý độc đoán cứng nhắc).

Tuy nhiên, Khổng Tử là một người không ủng hộ sự phục tùng mù quáng, và cũng không đặt lợi ích của gia đình lên trên hết. Khổng Tử cho rằng quốc gia là một gia đình lớn trong đó bao gồm nhiều gia đình nhỏ. Những anh hùng của Trung Quốc như tướng quân Nhạc Phi đã từng phải quyết định khó khăn khi lựa chọn giữa gia đình và đất nước.

Đối với Khổng Tử, kết quả không thể biện minh cho phương cách. Thay vì chạy theo ham muốn và vật chất, người quân tử tuân theo các nguyên tắc đạo đức. Trong Luận ngữ, Khổng Tử viết: “Quân tử bất khí” (Người quân tử chẳng phải như công cụ).

4 điều lầm tưởng về học thuyết của Khổng Tử image-1731746004994
“Công cụ” cũng được dịch như “cái bình”. (Cc-by-SA-2.5)

Ở Trung Quốc, tham nhũng và các chứng bệnh khác thường được đổ lỗi cho “phẩm chất thấp kém” của người Trung Quốc, một thuật ngữ thường được sử dụng trong chính trị để biện minh cho sự thiếu dân chủ và nhân quyền. Nho giáo, vốn đã được đưa vào một quá khứ không mong muốn, bị coi là ban sơ và lạc hậu, và cũng bị bao hàm trong quan điểm tự phỉ báng quốc gia này.

Lầm tưởng 4: ‘Nho giáo là vô thần’
Hàng ngàn năm qua, người Trung Quốc đặt niềm tin vào “ba tôn giáo truyền thống” là Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Mặc dù Khổng Tử là một nhà triết học về cách đối nhân xử thế trong gia đình và xã hội, vốn là những điều thế tục, nhưng những giáo lý của ông lại kết nối chặt chẽ với những tư tưởng trong Đạo giáo. Lão Tử, được xem là người đặt nền móng đầu tiên cho Đạo giáo với 5000 chữ nổi tiếng trong “Đạo Đức Kinh”, cũng là người mà Khổng Tử hết mực tôn sùng. Sử ký Tư Mã Thiên có chép về chuyện Khổng Tử đến bái kiến Lão Tử để học lễ, sau khi trở về Khổng Tử nói với học trò của mình rằng Lão Tử giống như con rồng kia – siêu phàm thoát tục khiến người thường không thể nắm bắt được.

Dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản, người Trung Quốc đã bị nhồi sọ để ghét bỏ và coi thường tất cả các tín ngưỡng tôn giáo và triết học cổ đại, tất cả bị gộp chung dưới cái tên “mê tín phong kiến”. Thông qua các chiến dịch bạo lực, hàng triệu người đã bị đàn áp hoặc bị giết chết chỉ vì đức tin của họ, ngoài ra vô số các di tích văn hóa, các tòa nhà cổ cũng đã bị phá hủy .

Hôm nay, trong khi Đảng Cộng sản Trung Quốc không còn công khai hủy diệt nền văn hóa truyền thống, nó đã tìm cách định nghĩa lại những gì còn sót lại để phù hợp với hệ tư tưởng chủ nghĩa duy vật Marx theo kiểu riêng của Trung Quốc.
Trích dẫn một vài đoạn mơ hồ từ cuộc hội thoại của Khổng Tử với các môn đệ, các học giả Trung Quốc hiện đại cho rằng bản thân Khổng Tử là một người chống tôn giáo và vô thần. Luận Ngữ có chép: “Tử bất ngữ: quái, lực, loạn, thần”, nghĩa là Khổng Tử không nói về bốn điều: quái dị, dũng lực, phản loạn, quỷ thần. Nhưng điều này rõ ràng không nói lên rằng Khổng Tử theo thuyết vô thần và không công nhận tôn giáo.
Khổng Tử từng nhiều lần nói lên sự ủng hộ đối với các tín ngưỡng tôn giáo cổ xưa của triều đại nhà Chu và thương tiếc khi những giá trị đó bị lãng quên trong thời đại của ông. Ông cũng biên soạn “Kinh Thi”, một tuyển tập thơ ca thấm đượm đức tin mạnh mẽ của người dân triều Chu.

Nho giáo rất xem trọng “Lễ” và coi lễ nghi là biểu hiện của một xã hội văn minh, có trật tự. Qua “Lễ”, Khổng Tử mong muốn phục hưng những giá trị cổ xưa từ thời đại nhà Chu, khi mà con người hết lòng kính ngưỡng và tôn sùng Thiên thượng.

Tác giả: Leo Timm, Epoch Times | Dịch giả: Phương Trân

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả những bài học về

Chùa Phước Huệ: Chư hành giả Tăng – Ni Giáo đoàn VI cùng nhau “Sống chung tu học”

9g sáng, ngày 6/1/2025 nhằm mùng 7/12/Giáp Thìn. Hòa thượng Giác Minh, Giáo phẩm Hệ phái Khất sĩ đã thân lâm về chùa Phước Huệ, khu phố Long An, phường Long Phú, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang theo lời mời của Thượng tọa Giác Nhuận trưởng Ban tổ chức khóa tu lần 7

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này ngày càng thu hút

Gập ghềnh con đường đến trường

Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức khỏe bà ngày càng

Sống tích cực là con đường tới thành công

Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác mệt mỏi về khó

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam bảo. Anh còn tham

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa Trên đường đi, hai

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều tò mò cho người