Post: : Admin

Hòa thượng ở chùa Liên Tôn, làng Hưng Trị, tổng Chánh Lộc, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, xứ Trung kỳ. Nguyên thầy sanh về giờ tí, ngày 19 tháng 9 năm Nhâm ngọ, nay được 51 tuổi.



Tiểu sử Hòa thượng Liên Tôn - Thích Huyền Ý (1891-1951)

Tiểu sử Hòa thượng Liên Tôn (1891-1951)

Phó Chủ bút Tạp chí Từ Bi Âm

Thầy hồi nhỏ hay bệnh, nhờ Từ thân của thầy hết lòng khấn Phật cầu trời nên mới nuôi được. Khi thầy được 8 tuổi, thì Từ thân thầy đem thầy đến chùa Sắc Tứ Tịnh Lâm ở làng Chánh Lộc trong tổng ấy, mà bạch với Hòa thượng Từ Mẫn xin thọ pháp Tam qui ; từ đó về sau, thầy cũng ăn chay theo mẹ mỗi tháng 6 ngày.


Qua 10 tuổi, thầy học nho, 31 tuổi thi đậu Tú-tài, 33 tuổi thi đậu bằng Tốt-nghiệp Sư-phạm, bổ Giáo sư; đến 44 tuổi thì mông ơn Triều đình Thưởng thọ hàm « Hàng lâm viện Đãi chiếu ». Thầy tục tánh là VÕ, tự là TRẤP, hiệu là Đồng-Gian (Thiệu Minh Tử) pháp- danh là Thích Như Phước, tự là Giải Tiềm, hiệu là Huyền Ý.


Khi thầy đương ở tục, vẫn cũng một cách ngươi phong lưu nhơn vật, danh đề bảng hổ, giá trọng cữa rồng; tờ thiếp Lang đình, xứng tài Hàn uyển, câu thơ Tô tử, nổi tiếng hùng sư, nhà Hi Hoàng tuy ngon giấc hòng song, cữa Vương Tạ cũng đượm màu ô hạng, cái khí tượng của nhà nho đã thế, huổng chi lại lòng gieo giống Phật, dấu gởi nòi Tiên, mượn nhơn-duyên mà lộn với phong-trần, ôm đạo-đức để chờ thời tiết.


Vừa khi thầy 36 tuổi, đương làm Giáo-sư, nhơn dịp nghỉ nắng tới yết-kiến Hòa-thượng Tri-Hải ở chùa Bích-Liên mà hỏi đạo tu-hành, Hòa-thượng có đưa hai quyển Long-thơ Tịnh độ ra cho thầy xem và nói rằng : « Người ở đời không ai khỏi hai chữ « sanh-tử », nếu không biết trước mà lánh cỏi hồng-trần, tìm đường giải-thoát, thì dầu cho cỗ tải kinh- thiên vĩ địa, cũng không thể địch nổi với con quỉ-vô-thường ; vậy coi lấy hai quyển này mà để lòng tham cứu cho lâu lâu, mới thấy đặng chổ bổ ích ».


Khi đó thầy vâng lời mượn về coi, rồi phát nguyện tại gia niệm Phật.  Qua 37 tuổi, thầy xin thôi chức Giáo sư, chuyên tu tịnh nghiệp; 38 tuổi thì đắc pháp với Hòa thượng Trí Hải.


Thầy có soạn thuật một quyển «Đáo Liên thành lộ » diễn-nghĩa Luật «Sa-di, kinh «Di Đà », kinh «Kim Cang» bác-nhã và bài «Chứng đạo diễn ca». Qua 41 tuổi, thì thầy có lập một cảnh chùa, hiệu là Liên Tôn Tự, ở với Từ thân mà tu hành.


Thầy thủy chung học Phật, mười mấy năm trời, nào những pháp môn trong thiền quán, giáo lý trong Tam thừa, đều ra sức sưu tầm, hết lòng tham cứu, mà lối nay vẫn cũng có chi hoằng pháp, nhưng vì chưa gặp nhơn duyên. May đâu đến năm 1931 mới qua đây, có ông Commis Trần nguyên chấn Phó nghị trưởng Hội Nam kỳ Nghiên Cứu Phật Học, gởi thơ ra bổn sư của thầy mà thỉnh thầy vào trợ giúp cho Tạp chí « Từ-Bi-Âm ». Thầy đặng tin ấy, thì thiệt lấy làm mừng cho Phật giáo có thể được trùng hưng, liền đem một tấm nhiệt thành mà ứng thỉnh. Từ tháng 10 năm ngoái đến nay, thầy thiệt hết lòng lo việc cho bổn chí.


Hội Nam kỳ Nghiên Cứu Phật Học, thấy thầy có giúp ích cho hội như vậy, nên có tặng cho thầy chức « Hội-viên Tán-trợ.

Bồn Chí rất cảm tấm lòng nhiệt-thành của thầy đối phó với Phật giáo, nên đăng ảnh tướng thầy và bài tiểu-sử nầy vào « Từ Bi Âm » là muốn ghi tạc ngàn thu đề làm bia chánh nhãn cho những người hậu-tấn.

Tiểu sử Hòa thượng Liên Tôn - Thích Huyền Ý (1891-1951)

Vậy Liên Tôn là tên ngôi chùa do Ngài khai sơn năm được 41 tuổi, Hòa thượng Liên Tôn pháp danh Như Phước, hiệu Huyền Ý.

Bồn Chí lại tặng một bài thơ tụng ảnh tướng của thầy như sau nầy:

Phong trần rày đã tỏ dung nhan.

Cải thể chơn như nhắm rõ ràng.

Hòa sắc hòa không màu thiệt tướng.

Nửa tàng nửa hiện bóng viên quang.

Tinh thần sẵn chứa nhà biên tập.

Bút mặc thêm ngời nét điểm trang.

Mấy tiếng Từ Bi vang khắp xứ.

Thức người mê mộng biết muôn ngàn.


Từ Bi Âm

Hòa thượng Trí Hải


Xem thêm: 

>>Sự đóng góp của chư Tăng Bình Định trong phong trào chấn hưng Phật giáo