Post: : Admin

Các lễ hội nào trong Phật giáo có sử dụng chào cờ, hát quốc ca, hát đạo ca?. Đây là câu hỏi được nhiều độc giả gửi đến tòa soạn Phật học đời sống.



Tại sao các chùa, các vị sư trụ trì, các tổ chức Giáo hội không nắm rõ thông tư của GHPGVN về việc sử dụng Chào cờ, hát Quốc ca, Đạo ca, Huy hiệu của GHPGVN trong các Đại lễ, lễ hội, sự kiện của Phật giáo diễn ra?


Xem thêm:

>>Đạo ca "Phật giáo Việt Nam" nhạc lễ hành chánh mùa Phật đản
>>Bài Đạo ca 'Phật Giáo Việt Nam' cần được cử lên đúng nơi, đúng lúc


Mùa Phật đản 2018 sắp đến có sử dụng Chào cờ, Quốc ca, Đạo ca?

Lễ bổ nhiệm trụ trì Niệm Phật đường Từ Minh có chương trình cử Quốc ca, Đạo ca, tưởng niệm lãnh tụ Hồ Chí Minh, các anh linh anh hùng liệt sĩ, các thánh tử đạo hy sinh vì đạo pháp. Ảnh: Trung Tiến - Phan Tấn Dũng (Ban TTTT Phật giáo ĐakLak).


Có nhiều chùa buổi lễ nào hầu như đều có chương trình Chào cờ, hát Quốc ca, Đạo ca. Các buổi lễ như: Lễ Phật đản, Vu lan, khóa tu mùa hè dành cho thanh thiếu niên, lễ Bổ nhiệm trụ trì, Tấn phong giáo phẩm, lễ mừng thọ..v.v..


Có nhiều vị tham dự lễ mà không có chương trình chào cờ là thấy thiếu thiếu. Và rất nhiều địa phương các lễ hội không cử Quốc ca, Đạo ca sẽ bị khiển trách, áy náy thiếu sót. Mong lắm các đơn vị tổ chức, các tự viện, các vị trụ trì nên cần nắm rõ thông tư này để sử dụng một cách hợp thời, hợp lý.



THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐẠO KỲ, ĐẠO CA, HUY HIỆU CỦA GHPGVN

Nắm rõ thông tư hướng dẫn sử dụng Quốc ca, Đạo ca, Huy hiệu do cố HT. Thích Từ Nhơn ký.

-Căn cứ điều 3 chương I Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam;
-Căn cứ mục 9 Nghị quyết số: 016/NQ. HĐTS ngày 19/01/2010 Hội nghị kỳ 3 Khóa VI Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.



Đạo ca Giáo hội Phật giáo Việt Nam là bài nhạc Phật giáo Việt Nam của Nhạc sĩ Lê Cao Phan.
2. Đạo ca chỉ sử dụng vào các kỳ Hội nghị, Đại hội Phật giáo các cấp, lễ khánh thành Tự, Viện. Khi cử hành đạo ca có thể sử dụng một trong 2 phương thức:
- Sử dụng đạo thiều (không lời).
- Sử dụng đạo ca (có lời).
3. Khi buổi lễ có cử hành Quốc ca, thì Đạo ca được sử dụng sau Quốc ca.
4. Khi buổi Lễ có cử hành Quốc thiều, thì Đạo thiều được sử dụng sau Quốc thiều.
5. Trường hợp không có cử Quốc thiều hay Quốc ca, thì trong các buổi lễ Phật giáo tuỳ nghi sử dụng Đạo ca hay Đạo thiều.
6. Đạo ca không được sử dụng ngoài các buổi lễ đã nêu trên. Trường hợp ngoại lệ, có thể được đưa vào chương trình văn nghệ với tên là “Nhạc khúc Phật giáo Việt Nam”.
7. Đề nghị quý Ban Trị sự hướng dẫn Phật tử và các Ban nhạc lễ tại địa phương cần sử dụng Đạo ca đúng mục đích của buổi lễ như đã hướng dẫn.

Rất mong quý Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo triển khai, thực hiện việc sử dụng Đạo kỳ, Đạo ca, Huy hiệu Giáo hội Phật giáo Việt Nam đúng theo tinh thần hướng dẫn của thông tư này.


Mong mọi người chia sẻ để cùng nhau làm tốt trong việc tổ chức.


Hạo Nhiên - Phật học đời sống