Post: : Admin

Những hành động thiện ác của chúng sanh hữu tình quyết định hậu quả phải nhận lãnh trong hiện tại và tương lai khi nghiệp hội đủ nhân duyên cho quả. 



Nghiệp định hướng cảnh giới tái sanh khi thân hoại mệnh chung. Thiện nghiệp mang lại sự an vui bằng việc dẫn dắt chúng sanh tái sanh vào những cõi trời người, khi cận tử nghiệp là ác nghiệp quyết định cảnh giới tái sanh thì những ác đạo với những khổ thọ đang chờ đợi người tạo nghiệp bất thiện. 

Những người tạo nghiệp ác sau khi chết sẽ đi về đâu?

Những người tạo nghiệp ác sau khi chết sẽ đi về đâu?

Và nghiệp sai biệt được Đức Phật nhắc đến trong kinh điển như sau:

"Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các nghiệp sai biệt? Này các Tỷ-kheo, có nghiệp đưa đến cảm thọ ở địa ngục, có nghiệp đưa đến cảm thọ loài bàng sanh, có nghiệp đưa đến cảm thọ cõi ngạ quỷ, có nghiệp đưa đến cảm thọ thế giới loài Người, có nghiệp đưa đến cảm thọ thế giới chư Thiên. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các nghiệp sai biệt. "

(Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt Chương VI - Sáu Pháp).


Lời bàn:

Cảm thọ ở đia ngục là những thọ khổ thảm khốc mà chúng sanh phải trả giá cho những ác nghiệp mà mình đã tạo dựng khi còn trên dương thế. Còn cõi chư thiên, các vị tận hưởng được những điều hoan hỉ, khả ái, khả lạc, đây chính là kết quả của việc tích đức hành thiện, tu dưỡng đạo đức. Các nghiệp sai biệt sẽ đưa đến những kết quả khác nhau về cảm thọ. Khổ thọ hay lạc thọ mà chúng ta phải nhận lãnh về sau lệ thuộc vào những gì hiện tại chúng ta gieo tạo bằng các hành động về thân, khẩu, ý. NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


Phước Trung / Phật học đời sống