Post: : Admin

Chê thì buồn, khen thì vui, đó là trạng thái tâm lý thông thường của người đời. Do vậy mọi người ai cũng thích khen, không ai muốn người khác chê mình, dù đó là lời khen giả đối nịnh bợ thậm chí lường gạt...



Kinh Ví dụ con rắn

Kinh Ví dụ con rắn trong “Kinh Trung Bộ” đức Phật dạy: “Này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác nhiếc mắng, phỉ báng, làm cho các Ông tức giận, ở đây các Ông chớ có sân hận, bất mãn, tâm chớ khởi phẫn nộ. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có người nào cung kính, tôn trọng, lễ bái cúng dường các Ông, thì ở đây, các Ông cũng không vì vậy mà sinh tâm hoan hỷ, sung sướng, thích thú”.


Chê thì buồn, khen thì vui, đó là trạng thái tâm lý thông thường của người đời. Do vậy mọi người ai cũng thích khen, không ai muốn người khác chê mình, dù đó là lời khen giả đối nịnh bợ thậm chí lường gạt. Người tu sống trong cuộc đời cũng không làm sao tránh khỏi sự khen chê của thế gian, sống vừa lòng người thì được khen, không vừa lòng người thì bị chê, dù sự trái lòng ấy hợp với sự thật cũng bị chê như thường. Như vậy, khen và chê là hai mặt của cuộc sống không thể tránh khỏi không loại trừ bất cứ ai. Tuy nhiên, thái độ đối với lời khen chê giữa người tu và người không tu hoàn toàn khác nhau. Người không biết tu tập khen thì vui chê thì buồn, do vậy nổi buồn luôn bên cạnh người không biết tu; người biết tu tập nếu được người tán thán khen ngợi cũng không vì vậy mà hớn hở vui mừng, khi bi chê bai cũng không vì vậy mà lo âu buồn phiền. Vị ấy biết rằng việc cần làm thì ta làm, việc không cần làm thì ta không cần phải làm.


TT. Thích Hạnh Bình